Hóa học 12 – Sơ lược về một số kim loại khác

TaiLieuViet xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa 12 nâng cao bài 44, tài liệu gồm 9 bài tập trang 218, 219 SGK kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh học có kết quả cao hơn trong học tập.

Giải bài tập Hóa 12 nâng cao

Bài 1 (trang 218 sgk Hóa 12 nâng cao): Phản ứng hóa học nào sau đây không xảy ra?

A. Pb2+ + Sn→ Pb + Sn2+

B. Sn2+ + Ni → Sn + Ni2+

C. Pb2+ + Ni→ Pb + Ni2+

D. Sn2+ + Pb→ Pb2+ + Sn

Lời giải:

Đáp án D

Bài 2 (trang 219 sgk Hóa 12 nâng cao): Có các ion riêng biệt trong dung dịch là Ni2+, Zn2+, Ag+, Sn2+, Au3+, Pb2+. lon có tính oxi hóa mạnh nhất và ion có tính oxi hóa yếu nhất lần lượt là:

A. Pb2+ và Ni2+

B. Ag+ và Zn2+

C. Au3+ và Zn2+

D. Ni2+ và Sn2+

Lời giải:

Đáp án C

Bài 3 (trang 219 sgk Hóa 12 nâng cao): Hãy nêu các chất, các điện cực và các phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình:

a. Mạ đồng cho một vật bằng thép.

b. Mạ thiếc cho một vật bằng thép.

c. Mạ bạc cho một vật bằng đồng.

Lời giải:

Để mạ kim loại lên một vật người ta sử dụng thiết bị điện phân với anot là kim loại dùng để mạ còn catot là vật cần mạ (xem thêm bài điện phân).

a. Mạ đồng cho vật bằng thép:

Điện phân dung dịch CuSO4 với ant bằng đồng, catot bằng thép

Catot Anot
Cu2+ + 2e → Cu Cu → Cu2+ + 2e

Phương trình Cuanot + Cu2+ dd → Cu2+ dd + Cuacnot

b. Mạ thiếc cho vật bằng thiếc, catot bằng thép

Catot Anot
Sn2+ + 2e → Sn Sn → Sn2+ + 2e

Phương trình: Snanot + Sn2+ dd → Sn2+ dd + Snanot

c. Mạ bạc cho vật bằng đồng: Điện phân dung dịch AgNO3 với anot bằng Ag, catot bằng đồng:

Catot Anot
Ag+ + 1e → Ag Ag → Ag+ + 1e

a. Cấu tạo nguyên tử: số lớp electron, số lớp electron ngoài cùng, cấu hình electron ngoài cùng (dạng viết gọn).

b. Tính chất vật lí và tính chất hóa học cơ bản.

c. ứng dụng của các kim loại trong nhóm.

Lời giải:

Phần này đã được trình bày đầy đủ trong SGK

Bài 5 (trang 219 sgk Hóa học 12 nâng cao): Nhúng tấm kẽm vào dung dịch chứa 14,64 gam cađimi clorua. Sau một thời gian phản ứng, khối lượng tấm kẽm tăng lên 3,29 gam. Xác định khôi lượng cađimi tách ra và thành phần muối tạo nên trong dung dịch.

Lời giải:

Phản ứng: Zn + CdCl2 → ZnCl2 + Cd

Theo pt: cứ 1 mol Zn ( 65 gam) → 1 mol Cd (112 gam) khối lượng tăng 47 gam

Vậy x mol Zn → x mol Cd khối lượng tăng 3,29 gam

=> x = 3,29 : 47 = 0,07 mol

Khối lượng cadimi tách ra : 0,07 x 112 = 7,84 gam

Trong dung dịch có muối ZnCl2 với số mol 0,07

Muối CdCl2 còn dư 14,64 : 183 – 0,07 = 0,01 mol

Bài 6 (trang 219 sgk Hóa 12 nâng cao): Hãy lập bảng so sánh các kim loại: niken, đồng, kẽm về:

a. vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn.

b. Cấu hình electron nguyên tử (dạng thu gọn).

c. Số oxi hóa của các nguyên tố.

d. Thế điện cực chuẩn của các kim loại.

e. Tính khử của các kim loại.

Lời giải:

Bài này đang biên soạn.

Bài 7 (trang 219 sgk Hóa 12 nâng cao): Hãy thực hiện những biến đổi sau:

a. Từ bạc nitrat điều chế kim loại bạc bằng hai phương pháp;

b. Từ kẽm sunfua và kẽm cacbonat điều chế kim loại kẽm bằng hai phương pháp.

c. Từ thiếc (IV) oxit điều chế kim loại thiếc.

d. Từ chì sunfua điều chế kim loại chì

Lời giải:

a. 4AgNO3 + 2H2O (dpdd) → 4Ag + 4HNO3 + O2

2AgNO3 + Cu → 2Ag + Cu(NO3)2

b.ZnS, ZnCO3 → Zn

Phương pháp nhiệt luyện:

2ZnS + 3O2 to→ 2ZnO + 2SO2

ZnCO3 to → ZnO + CO2

ZnO + CO → Zn + CO2

Phương pháp điện phân:

ZnO + H2SO4 → ZnSO4 + H2O

2ZnSO4 + 2H2O đpdd → 2Zn + 2H2SO4 + O2

c. SnO2 + 2C → Sn + 2CO

d. PbS → Pb

2PbS + 3O2 to→ 2PbO + 2SO2

PbO + C to→ Pb + CO

Bài 8 (trang 219 sgk Hóa 12 nâng cao): Hòa tan hết 3,0 gam hợp kim của đồng và bạc trong axit nitric loãng, đun nóng thu được 7,34 gam hỗn hợp muối nitrat. Xác định phần của mỗi kim loại trong hợp kim.

Lời giải:

Gọi số mol Cu, Ag lần lượt là x và y => 64x + 108y = 3(1)

3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3) + 2NO + 4H2O

3Ag + 4HNO3 → 3AgNO3 + NO + 2H2O

Theo pt số mol Cu(NO3)2 và số mol AgNO3 lần lượt cũng là x và y

=> 188x + 170y = 7,34 (2)

Từ (1),(2) => x = 0,03; y = 0,01 => %(m)Cu = (0,03 x 64) : 3 x 100 = 64%

%(m)Ag = 100 – 64 = 36%

Bài 9 (trang 219 sgk Hóa 12 nâng cao): Nung một lượng sunfua kim loại hóa trị hai trong oxi dư thì thoát ra 5,60 lít khí (đktc). Chất rắn còn lại được nung nóng với bột than dư tạo ra 41,4 gam kim loại. Nếu cho khí thoát ra đi chậm qua đồng nung nóng thì thề tích giảm đi 20%.

a. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra.

b. Xác định tên sunfua kim loại đã dùng.

Lời giải:

a) Các phương trình phản ứng

2MS + 3O2 → 2MO + 2SO2

Chất rắn là MO MO + C → M + CO

Khí gồm SO2 và O2 dư 2Cu + O2 → 2CuO

Khi đi qua Cu nung nóng giảm mất 20% là thể tích khí của oxi

nkhí = 5,6 : 22,4 = 0,25 mol => n_{SO_2} = 0,25 ,x 80 : 100 = 0,2 mol = nS = nM = 41,1 : MM

=> MM = 41,4 : 0,2 = 207. Sunfua kim loại đã dùng là PbS

———————————-

Trên đây TaiLieuViet.vn đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giải bài tập Hóa 12 nâng cao bài 44. Để có kết quả cao hơn trong học tập, TaiLieuViet xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Hóa học lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12 mà TaiLieuViet tổng hợp và đăng tải.