Lý thuyết GDCD lớp 9 bài 6: Hợp tác cùng phát triểnđược TaiLieuViet đăng tải, tổng hợp phần lý thuyết cơ bản trong chương trình giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 9. Bên cạnh đó là các câu hỏi trắc nghiệm đi kèm, giúp các em vận dụng lý thuyết vào trả lời câu hỏi liên quan trong bài, từ đó ghi nhớ bài học lâu hơn. Sau đây mời các bạn tham khảo.
Mục Lục
ToggleA. Giải bài tập GDCD 9 bài 6
- Giải SGK GDCD 9 bài 6: Hợp tác cùng phát triển
- Giải SBT GDCD lớp 9 bài 6: Hợp tác cùng phát triển
B. Lý thuyết GDCD 9 bài 6
1. Thế nào là hợp tác?
– Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì lợi ích chung.
– Nguyên tắc hợp tác: Dựa trên cơ sở tự do bình đẳng, hai bên cùng có lợi, không hại đến lợi ích của người khác.
2. Ý nghĩa của hợp tác cùng phát triển
– Hợp tác quốc tế để cùng nhau giải quyết những vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu
– Giúp đỡ tạo điều kiện cho các nước nghèo phát triển
– Để đạt được mục tiêu hòa bình cho toàn nhân loại
3. Chủ trương của Đảng và nhà nước ta
– Coi trọng tăng cường hợp tác trong khu vực và trên thế giới
– Nguyên tắc: Tôn trọng độc lập, chủ quyển và toàn vẹn lãnh thổ
– Giải quyết mâu thuẫn bằng đàm phán, thương lượng
4. Trách nhiệm của học sinh
– Rèn luyện tinh thần hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh
– Luôn quan tâm đến tình hình thế giới và Việt Nan.
– Có thái độ hữu nghị, đoàn kết với người nước ngoài trong giao tiếp
– Tham gia các hoạt động trong học tập, lao động và các hoạt động tinh thần khác
Bài tập
1. Hãy nêu các ví dụ về sự hợp tác quốc tế trong vẫn đế bảo vệ môi trường, chống đói nghèo, phòng chống HIV/AIDS, đấu tranh chống khủng bố…
Trả lời:
– Hợp tác giữa Việt nam và Nhật Bản trong lịch vực môi trường: Nhằm giúp Việt Nam cải thiện môi trường, hình thành ngành công nghiệp môi trường và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, Tổ chức xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) đã phối hợp với Hội Môi trường Đô thị Việt Nam (VUREA) thực hiện “Chương trình hợp tác, để cử chuyên gia kĩ thuật sang hướng dẫn, đào tạo cho các công ty thành viên của Hội, thu gom, vận chuyển, quản lí và xử lí chất thải.”
– Việt Nam – Lào hợp tác nỗ lực xóa đói giảm nghèo: Ngày 25/3/2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Bộ trưởng Cao Đức Phát và Bộ trưởng Phát triển nông thôn và Xóa đói giảm nghèo Lào, Ngài Onneua Phommachan đã có buổi hội đàm nhằm thúc đẩy các chương trình hợp tác trong công tác xóa đói giảm nghèo của hai nước.
– Việt Nam – Braxin: Tổng thống Bra-xin Luiz Inacio Lula da Silva cho rằng Việt Nam là đồng minh của Bra-xin trong WTO về nông nghiệp và mong muốn đoàn kết với Việt Nam chống đói nghèo.
– Việt – Mĩ phối hợp phòng chống HIV/AIDS: ngày 7/6/2006 tại Hà Nội, Đại sứ quán Mĩ và Bộ Y tế Việt Nam đã công bố Kế hoạch hoạt động quốc gia 2006 của Mĩ nhằm trợ giúp Việt Nam công tác phòng ngừa HIV/AIDS, điều trị và chăm sóc người nhiễm HIV.
– Việt – Mĩ trao đổi hợp tác an ninh – quân sự: Trong chuyến thăm Việt Nam, chiều 4-12-2007, Đại sứ Stenphen D.Mull, Trợ lí Ngoại trưởng Mĩ phụ trách về vấn đề chính trị – quân sự đã có cuộc gặp gỡ báo chí, khẳng định triển vọng hợp tác an ninh – quân sự hai nước rất tươi sáng, Trong thời gian làm việc ở Việt Nam, Đại sứ Mull đã gặp Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ công an. Hai bên đã cùng thảo luận về mối quan hệ trong lĩnh vực an ninh. Phía Mĩ chủ trương tăng cường sự cứu trợ giúp cho quân đội và công an Việt Nam về khả năng cứu trợ nhân đạo và đối phó với thảm họa, Hai nước cũng tăng cường hợp tác trong lĩnh vực khủng bố và phổ biến vũ khí hạt nhân.
2. Hãy tìm hiểu và giới thiệu với bạn bè trong tổ, trong lớp về một công trình hợp tác quốc tế ở địa phương em hoặc của nước ta?
Trả lời
Cầu Nhật Tân – Cây cầu dây văng lớn nhất Việt Nam hiện nay bắc qua sông Hồng nối hai bờ phường Phú Thượng (quận Tây Hồ) và nút giao với đường Nam Hồng (huyện Đông Anh) đang hoàn thiện những khâu cuối cùng như một món quà của nhân dân Nhật Bản dành tặng kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2014).
Nói về công trình tầm cỡ làm thay đổi diện mạo phía Bắc Thủ đô này, những cán bộ, kỹ sư, công nhân Việt Nam làm việc trên công trường cầu Nhật Tân luôn dành cho phía đối tác Nhật Bản sự mến phục và tình cảm sâu nặng.
Mỗi công trình, mỗi dự án sử dụng vốn ODA của Nhật Bản là một biểu tượng của sự giúp đỡ mà Chính phủ và nhân dân Nhật Bản dành cho Việt Nam.
Riêng đối với dự án xây dựng cầu Nhật Tân – cây cầu dây văng đầu tiên nối liền 2 bờ sông Hồng là dự án lớn nằm ở cửa ngõ Thủ đô sau khi hoàn thành, dự án này sẽ kết nối cùng 2 dự án khác cũng sử dụng vốn ODA của Nhật Bản tạo thành trục đường đón bạn bè quốc tế và nhân dân cả nước đến với Thủ đô Hà Nội.
Với ý nghĩa đặc biệt như vậy, Ban Quản lý dự án 85, đơn vị đại diện chủ đầu tư đã đề nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét và thành phố Hà Nội đặt tên cho cây cầu là cầu Nhật Tân và cầu Hữu nghị Việt-Nhật để thể hiện tình hữu nghị và tri ân tình cảm của người dân Nhật Bản.
Bày tỏ tình cảm với những người bạn Nhật Bản, ông Nguyễn Lê Minh, Giám đốc Ban điều hành dự án cầu Nhật Tân cho biết trong quá trình triển khai dự án, không chỉ các nhân viên Việt Nam làm việc cho đối tác Nhật Bản mà các cán bộ, nhân viên Ban Quản lý dự án 85 với vai trò đại diện Chủ đầu tư Bộ Giao thông Vận tải triển khai các công việc trên hiện trường cũng học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm của các chuyên gia Nhật Bản.
Đây là những kinh nghiệm rất quý báu, đặc biệt trong công tác vận hành các dự án có quy mô đầu tư lớn, kỹ thuật tiên tiến và phức tạp.
Dự án xây dựng cầu Nhật Tân và đường hai đầu cầu được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt năm 2006 với tổng mức đầu tư hơn 13.600 tỷ đồng, được đầu tư bằng nguồn vốn vay ODA theo điều kiện STEP của cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
Tổng chiều dài dự án gần 9km, trong đó cầu Nhật Tân dài khoảng 3,75km và đường hai đầu cầu dài khoảng 5,17km, bề rộng mặt đường 33,2m bố trí 8 làn xe.
Về những khó khăn và nỗ lực của nhà thầu trong quá trình thi công, ông Nguyễn Lê Minh cho biết, ngay từ khâu lập dự án đơn vị thiết kế đã phải tính toán nhiều yếu tố như điều kiện thi công phức tạp; vừa đảm bảo chức năng giao thông vừa là điểm nhấn kiến trúc của công trình và đảm bảo các thông số kỹ thuật theo yêu cầu của ngành hàng không để lên phương án xem xét, lựa chọn.
Sau khi được các bên đánh giá ưu nhược điểm của các phương án và tham khảo các dự án khác trên thế giới, phương án cầu dây văng liên tục 6 nhịp đã được chọn với 5 trụ tháp của phần cầu chính đại diện cho 5 cửa ô của thành phố Hà Nội chào đón bạn bè quốc tế trên đường từ sân bay Nội Bài về trung tâm thành phố.
Không chỉ đối với các kỹ sư Việt Nam, phần cầu chính của cầu Nhật Tân cũng là cầu dây văng liên tục đầu tiên được thi công bởi các công ty Nhật Bản. Nhờ kinh nghiệm từng thi công nhiều kết cấu tương tự cùng khả năng làm chủ công nghệ, đội ngũ chuyên gia, các nhà thầu, tư vấn Nhật Bản cùng với sự hỗ trợ của đội ngũ cán bộ, kỹ sư Việt Nam và nhiều nước khác đã có rất nhiều giải pháp để vượt qua khó khăn trong quá trình thực hiện dự án.
Đó là áp dụng và phát triển các phần mềm tính toán kết cấu tiên tiến; sử dụng móng cọc ống thép để đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng; sử dụng hệ dầm thép liên hợp bản mặt cầu bê tông cốt thép đảm bảo hiệu quả kinh tế-kỹ thuật.
Đến nay, dự án xây dựng cầu Nhật Tân và đường dẫn hai đầu cầu đã cơ bản hoàn thành các gói thầu, đảm bảo chất lượng, tiến độ, an toàn.
Bày tỏ cảm xúc khi tham gia xây dựng cầu Nhật Tân, ông Tojuro Nishi – Giám đốc Dự án gói thầu số 1 xây dựng cầu chính và cầu dẫn phía Bắc chia sẻ, IHI đã từng xây dựng trên 4.500 cây cầu ở trong nước và trên thế giới, công trình cầu Nhật Tân, do công ty trách nhiệm hữu hạn hệ thống hạ tầng IHI (IIS) liên danh với công ty xây dựng Sumitomo Mitsui thực hiện cũng gặp không ít khó khăn về điều kiện mặt bằng thi công; phải tăng cường nguồn lực để phù hợp với tiến độ rất căng của công trình và những khó khăn trong việc vận chuyển hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam.
Nhưng vượt lên trên là sự vui mừng, hãnh diện vì được tham gia vào dự án xây dựng cây cầu lịch sử này đã giúp nhà thầu đưa công trình về đích đảm bảo chất lượng, mỹ thuật, trở thành cây cầu biểu tượng của tình hữu nghị.
3. Học xong bài “Hợp tác cùng phát triển”, bạn A và B đã tranh luận với nhau. A cho rằng trong học tập và công việc, nếu hợp tác với những người giỏi hơn thì chúng ta mới có thể phát triển được. Bạn B cho rằng, chỉ nên hợp tác với những người có cùng trình độ như mình. Theo bạn B, nếu hợp tác với những người giỏi hơn hặc kém hơn sẽ không có sự hợp tác bình đẳng.
Em đồng ý với ý kiến nào? Tại sao?
Trả lời
Các ý kiến trên đều phiến diện và không đầy đủ. Trong học tập và công việc, chúng ta cần phải có sự hợp tác với tất cả mọi người bởi vì bát kì người nào cũng có điểm mạnh và điểm yếu riêng. Có như thế, chúng ta mới học hỏi được cái hay lẫn nhau để cùng nhau phát triển
C. Trắc nghiệm GDCD bài 6
Câu 1: FAO là tổ chức có tên gọi là?
A. Tổ chức Bắc Đại Tây Dương.
B. Tổ chức Liên minh Châu Âu.
C. Tổ chức lương thực thế giới.
D. Tổ chức y tế thế giới.
Đáp án: C
Câu 2: APEC có tên gọi là?
A. Liên minh Châu Âu.
B. Liên hợp quốc.
C. Quỹ tiền tệ thế giới.
D. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương.
Đáp án: D
Câu 3:Việt Nam gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á nhằm?
A. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
B. Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực.
C. Giúp đỡ lẫn nhau dưới hình thức đào tạo và cung cấp các phương tiện nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên môn kỹ thuật và hành chính.
D. Cả A, B, C.
Đáp án: D
Câu 4:Việt Nam gia nhập ASEAN vào ngày tháng năm nào?
A. 28/7/1995. B. 24/6/1995. C. 28/7/1994. D. 27/8/1994.
Đáp án: A
Câu 5:Việt Nam tham gia vào diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương nhằm?
A. Tăng cường mối quan hệ về kinh tế và chính trị.
B. Tăng cường mối quan hệ về văn hóa và giáo dục.
C. Tăng cường mối quan hệ về quốc phòng và an ninh.
D. Cả A, B, C.
Đáp án: A
Câu 6:Việt Nam gia nhập WTO vào ngày tháng năm nào?
A. 11/2/2006. B. 11/1/2007. C. 13/2/2007. D. 2/11/2006.
Đáp án: B
Câu 7:Chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong lĩnh vực nào đó vì mục đích chung được gọi là?
A. Quan hệ. B. Giao lưu. C. Đoàn kết. D. Hợp tác.
Đáp án: D
Câu 8: Cơ sở quan trọng của hợp tác là?
A. Bình đẳng, đôi bên cùng có lợi.
B. Hợp tác, hữu nghị.
C. Giao lưu, hữu nghị.
D. Hòa bình, ổn định.
Đáp án: A
Câu 9:Tính đến nay, Việt Nam đã là thành viên của bao nhiêu tổ chức quốc tế?
A. 61. B. 62. C. 63. D. 64.
Đáp án: C
Câu 10:Hợp tác với bạn bè được thể hiện?
A. Cùng giúp nhau giải bài toán khó.
B. Cùng bạn nghiên cứu khoa học.
C. Cùng bạn tổ chức các hoạt động thể thao cho lớp.
D. Cả A, B, C.
Đáp án: D
………………………..
Trên đây, TaiLieuViet đã gửi tới các bạn GDCD 9 bài 6: Hợp tác cùng phát triển. Hy vọng tài liệu sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức được học trong bài, từ đó vận dụng làm các bài tập liên quan hiệu quả. Để xem những bài tiếp theo, mời các em vào chuyên mục Lý thuyết GDCD 9 trên TaiLieuViet nhé.
Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu các môn Toán 9, Văn 9, Anh, Lý, Hóa, Sinh và đề thi học kì 1 lớp 9. Hy vọng rằng tài liệu lớp 9 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.
Bài tiếp theo: Lý thuyết GDCD lớp 9 bài 6
Đặt câu hỏi về học tập, giáo dục, giải bài tập của bạn tại chuyên mục Hỏi đáp của TaiLieuViet | |
Hỏi – Đáp | Truy cập ngay: Hỏi – Đáp học tập |
Related posts
Tài liệu nổi bật
Categories
- Âm Nhạc – Mỹ Thuật Lớp 9 (17)
- Âm nhạc lớp 6 – KNTT (31)
- Âm Nhạc Lớp 7- CTST (23)
- Bài tập Toán 9 (8)
- Chưa phân loại (32)
- Chuyên đề Hóa học 12 (196)
- Chuyên đề Sinh học lớp 12 (61)
- Chuyên đề Toán 9 (50)
- Công Nghệ Lớp 10- CD (58)
- Công Nghệ Lớp 10- KNTT (52)
- Công nghệ Lớp 11 – KNTT (22)
- Công Nghệ Lớp 6 – CTST (15)
- Công Nghệ Lớp 6 – KNTT (16)
- Công Nghệ Lớp 7- CTST (18)
- Công Nghệ Lớp 7- KNTT (19)
- Công nghệ Lớp 8 – CD (21)
- Công nghệ Lớp 8 – CTST (18)
- Công nghệ Lớp 8 – KNTT (7)
- Công Nghệ Lớp 9 (114)
- Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn (35)
- Địa Lí Lớp 10- CD (99)
- Địa Lí Lớp 10- KNTT (77)
- Địa lí Lớp 11 – CD (31)
- Địa lí Lớp 11 – CTST (23)
- Địa lí Lớp 11 – KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 12 (134)
- Địa lí Lớp 6 – CTST (36)
- Địa lí Lớp 6 – KNTT (30)
- Địa Lí Lớp 7- CTST (22)
- Địa Lí Lớp 7- KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 9 (290)
- GDCD 12 (28)
- GDCD Lớp 6 – CTST (8)
- GDCD Lớp 6 – KNTT (12)
- GDCD Lớp 9 (94)
- Giải bài tập Địa Lí 12 (12)
- Giải bài tập SGK Toán 12 (8)
- Giải bài tập Sinh học 12 (45)
- Giải SBT Hóa học 12 (71)
- Giải vở BT Văn 9 (122)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- CTST (12)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- KNTT (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CD (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CTST (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – KNTT (10)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- CD (12)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- KNTT (12)
- Hóa Học Lớp 10- CD (30)
- Hóa Học Lớp 10- KNTT (61)
- Hoá Học Lớp 11 – CD (19)
- Hoá học Lớp 11 – CTST (19)
- Hoá học Lớp 11 – KNTT (25)
- Hóa Học Lớp 12 (130)
- Hóa Học Lớp 9 (717)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 10- KNTT (52)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- CTST (40)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- KNTT (16)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CD (19)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CTST (9)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – KNTT (18)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – CTST (46)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – KNTT (57)
- Khoa Học Tự Nhiên Lớp 7- CTST (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CD (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CTST (33)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – KNTT (37)
- Kinh Tế & Pháp Luật Lớp 10 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CTST (11)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – KNTT (11)
- Lịch Sử Lớp 10- CD (34)
- Lịch Sử Lớp 10- CTST (20)
- Lịch Sử Lớp 10- KNTT (42)
- Lịch sử Lớp 11 – CTST (13)
- Lịch sử Lớp 11 – KNTT (13)
- Lịch sử Lớp 6 – CTST (21)
- Lịch sử Lớp 6 – KNTT (22)
- Lịch Sử Lớp 7- CTST (19)
- Lịch sử lớp 7- KNTT (18)
- Lịch Sử Lớp 9 (148)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – CTST (40)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – KNTT (33)
- Lý thuyết Địa lý 12 (4)
- Lý thuyết Lịch sử lớp 9 (33)
- Lý thuyết Ngữ Văn (83)
- Lý thuyết Ngữ Văn 12 (18)
- Lý thuyết Sinh học 12 (41)
- Mở bài – Kết bài hay (55)
- Mở bài lớp 12 hay (24)
- Nghị luận xã hội (34)
- Ngữ Văn Lớp 10- CD (113)
- Ngữ Văn Lớp 10- CTST (79)
- Ngữ Văn Lớp 10- KNTT (198)
- Ngữ Văn Lớp 11 – CD (51)
- Ngữ văn Lớp 11 – CTST (89)
- Ngữ Văn Lớp 11 – KNTT (107)
- Ngữ Văn Lớp 12 (379)
- Ngữ Văn Lớp 6 – KNTT (293)
- Ngữ Văn Lớp 7- CTST (103)
- Ngữ Văn Lớp 7- KNTT (66)
- Ngữ văn Lớp 8 – CD (48)
- Ngữ văn Lớp 8 – CTST (123)
- Ngữ văn Lớp 8 – KNTT (196)
- Ngữ Văn Lớp 9 (28)
- Phân tích các tác phẩm lớp 12 (12)
- Sinh Học Lớp 10- CD (49)
- Sinh Học Lớp 10- CTST (61)
- Sinh Học Lớp 10- KNTT (71)
- Sinh Học Lớp 11 – CD (16)
- Sinh học Lớp 11 – CTST (18)
- Sinh học Lớp 11 – KNTT (18)
- Sinh Học Lớp 9 (229)
- Soạn Anh 12 mới (86)
- Soạn văn 9 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 1 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 2 (50)
- Tác giả – Tác phẩm (41)
- Tác giả – Tác phẩm Ngữ Văn 12 (13)
- Thi THPT QG môn Địa lý (12)
- Thi THPT QG môn Sinh (8)
- Tiếng Anh Lớp 10 Friends Global (57)
- Tiếng Anh Lớp 10 Global Success (604)
- Tiếng Anh Lớp 10 iLearn Smart World (98)
- Tiếng anh Lớp 11 Friends Global (171)
- Tiếng anh Lớp 11 Global Success (368)
- Tiếng anh Lớp 11 iLearn Smart World (104)
- Tiếng Anh Lớp 12 cũ (168)
- Tiếng Anh Lớp 6 Friends Plus (114)
- Tiếng Anh Lớp 6 Global Success (174)
- Tiếng Anh Lớp 7 Friends Plus (160)
- Tiếng Anh Lớp 8 Friends plus (71)
- Tiếng anh Lớp 8 Global Success (79)
- Tiếng anh Lớp 8 iLearn Smart World (40)
- Tiếng Anh Lớp 9 Mới (211)
- Tin Học Lớp 10- CD (24)
- Tin Học Lớp 10- KNTT (33)
- Tin học Lớp 11 – KNTT (21)
- Tin Học Lớp 6 – CTST (41)
- Tin Học Lớp 6- KNTT (17)
- Tin Học Lớp 7- CTST (14)
- Tin Học Lớp 7- KNTT (16)
- Tin học Lớp 8 – CD (36)
- Tin học Lớp 8 – CTST (10)
- Tin học Lớp 8 – KNTT (5)
- Tin Học Lớp 9 (21)
- Toán 10 sách Chân trời sáng tạo (42)
- Toán Lớp 1 – KNTT (1)
- Toán Lớp 10- CD (44)
- Toán Lớp 10- CTST (39)
- Toán Lớp 10- KNTT (161)
- Toán Lớp 11 – CD (19)
- Toán Lớp 11 – CTST (44)
- Toán Lớp 11 – KNTT (46)
- Toán Lớp 12 (123)
- Toán Lớp 6 – CTST (62)
- Toán Lớp 6 – KNTT (102)
- Toán Lớp 7- CTST (52)
- Toán Lớp 7- KNTT (74)
- Toán Lớp 8 – CD (23)
- Toán Lớp 8 – CTST (21)
- Toán Lớp 8 – KNTT (34)
- Toán Lớp 9 (194)
- Tóm tắt Ngữ văn (16)
- Trắc nghiệm Ngữ Văn (75)
- Trắc nghiệm Toán 9 (61)
- Trải nghiệm hướng nghiệp Lớp 11 – KNTT (8)
- Văn mẫu 12 phân tích chuyên sâu (12)
- Văn mẫu 9 (273)
- Vật Lí Lớp 10- CD (39)
- Vật Lí Lớp 10- KNTT (61)
- Vật Lí Lớp 11 – CD (18)
- Vật lí Lớp 11 – CTST (20)
- Vật lí Lớp 11 – KNTT (26)
- Vật Lý Lớp 9 (217)