Lý thuyết GDCD lớp 9 bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giớiđược TaiLieuViet đăng tải sau đây tổng hợp phần lý thuyết cơ bản trong chương trình giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 9. Bên cạnh đó là các câu hỏi trắc nghiệm đi kèm, giúp các em vận dụng lý thuyết vào trả lời câu hỏi liên quan trong bài, từ đó ghi nhớ bài học lâu hơn. Sau đây mời các bạn tham khảo.

A. Giải bài tập GDCD 9 bài 5

  • Giải SGK GDCD 9 bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
  • Giải SBT GDCD 9 bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới

B. Lý thuyết GDCD bài 5

1. Khái niệm tình hữu nghị

– Tình hữu nghĩ giữa các dân tôc trên thế giới là quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác.

2. Ý nghĩa của tình hữu nghị

– Tạo cơ hội, điều kiện để các nước, các dân tộc trên thế giới cùng hợp tác, phát triển về mọi mặt: kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, kĩ thuật,….

– Tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh.

3. Ý nghĩa chính sách của Đảng ta về hòa bình, hữu nghị

– Chính sách của Đảng ta thể hiện sự đúng đắn có hiệu quả.

– Chủ động tạo ra các mối quan hệ quốc tế thuận lợi

– Đảm bảo thúc đẩy quá trình phát triển của đất nước

– Hòa nhập với các nước trong quá trình tiến lên của nhân loại

BÀI TẬP

1. Hãy nêu một số việc làm thể hiện tình hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài trong cuộc sống hàng ngày?

Trả lời:

Một số việc làm thể hiện tình hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài trong cuộc sống hàng ngày:

– Chia sẻ những tổn thất do thiên tai, lũ lụt, động đất gây nên

– Lịch sự, tôn trọng với khách nước ngoài

– Giúp đỡ người nước ngoài sang du lịch, tham quan ở quê hương mình khi họ có yêu cầu

– Viết thư kêu gọi hòa bình, phản đối chiến tranh

2. Em hãy cùng các bạn trong lớp, trong nhóm lập kế hoạch hoạt động thể hiện tình hữu nghị với thiếu nhi các trường khác, các địa phương khác, nước khác và hành động theo kế hoạch đã lập ra?

Trả lời:

– Tên hoạt động: Ủng hộ các bạn ở vùng lũ lụt.

– Nội dung, biện pháp hoạt động: quyên góp quần áo, sách vở, tiền…

+ Hoạt động trong nhà trường

+ Thời gian quyên góp: 5 ngày

– Người phụ trách, người tham gia: Lớp trưởng các lớp chịu trách nhiệm thu gom, tất cả các học sinh các lớp tham gia

– Thời gian, địa điểm ủng hộ (chọn một trường cụ thể với sự giới thiệu của Hội Chữ thập đỏ)

3. Hãy sưu tầm những câu thơ của Bác Hồ nói về tình hữu nghị giữa các dân tộc?

Trả lời:

Tình sâu hơn nước Hồng Hà – Cửu Long

4. Tính đến năm 2014, Việt Nam đã có quan hệ về ngoại giao và kinh tế với bao nhiêu nước và vùng lãnh thổ trên thế giới?

Trả lời

– Tính đến năm 2014, Việt Nam đã có quan hệ về ngoại giao với hơn 180 nước

– Tính đến năm 2014, Việt Nam đã có quan hệ buôn bán với 220 nước và vùng lãnh thổ

5. Có hai sinh viên nước ngoài, một người Ấn Độ và một người Mĩ đến nhà ông A xin ở trọ trong thời gian họ đi thực tế tìm hiểu về văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam. Ông A đồng ý cho người sinh viên Ấn Độ ở trọ còn người sinh viên Mĩ thì bị ông A từ chối vì lí do ông không thích người Mĩ bởi nước Mĩ đã từng xâm lược Việt Nam.

Theo em suy nghĩ và hành động của ông A như vậy có đúng không? Vì sao?

Trả lời:

Suy nghĩ và hành động của ông A là không đúng. Bởi vì người sinh viên Mĩ không thể chịu trách nhiệm về những gì mà thế hệ trước đã gây ra. Hơn nữa, xu thế chủ yếu hiện nay là xu thế hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới nên chúng ta phải biết khép lại quá khứ để hướng tới một tương lai hòa bình và hữu nghị

6. Ngày chủ nhật, Hùng, Huy và Hải cùng đi xem trận đấu bóng đá giữa đội tuyển Việt Nam và đội tuyển Bra-xin. Trong quá trình diễn ra trận đấu, Hùng chỉ hò hét cổ vũ mỗi đội tuyển Việt Nam mỗi khi giành được lợi thế. Ngược lại Hải chỉ ủng hộ đội tuyển Bra-xin. Trong suốt trận đấu, Hải không ngớt lời ca ngợi đội tuyển Bra-xin và chê bai đội tuyển Việt Nam. Huy thì say sưa cổ vũ cho cả hai đội. Mỗi khi bên nào có pha bóng đẹp là cậu lại ồ lên một cách thán phục và cổ vũ một cách cuồng nhiệt. Trên đường về, sau khi kết thúc trận đấu, Hùng và Hải chỉ trích Huy là người ba phải, không có lập trường vững vàng.

– Em có đồng ý với ý kiến đó không? Tại sao?

Trả lời:

Em không đồng ý với ý kiến của Hùng và Hải vì việc cổ vũ cho tất cả các đội cũng là góp phần làm cho thể thao nói chung, môn bóng đá nói riêng đem lại nhiều ý nghĩa cho việc xây dựng và phát triển sự hòa nhập và tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. Bạn Huy cổ vũ cho tất cả các đội là thể hiện sự yêu thích cái hay, cái đẹp của môn bóng đá nên không thể chỉ trích bạn là người ba phải.

C. Trắc nghiệm GDCD bài 5

Câu 1:Dấu mốc đánh dấu ngành ngoại giao Việt Nam ra đời là?

A. 26/4/1945.

B. 28/5/1945.

C. 27/9/1945.

D. 28/8/1945.

Đáp án: D

Câu 2:Hiện nay nước ta có quan hệ ngoại giao với bao nhiêu nước trên thế giới?

A. 185 nước.

B. 175 nước.

C. Hơn 175 nước.

D. Hơn 185 nước.

Đáp án: D

Câu 3:Cơ quan thuộc Chính phủ Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đối ngoại gồm: công tác ngoại giao, biên giới lãnh thổ quốc gia, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, quản lý Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật được gọi là?

A. Bộ Ngoại giao.

B. Bộ Nội Vụ.

C. Chính phủ.

D. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Đáp án: A

Câu 4:Quan hệ bạn bè thân thiết giữa các quốc gia với nhau được gọi là?

A. Hợp tác giữa các dân tộc trên thế giới.

B. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.

C. Xây dựng tình hòa bình giữa các dân tộc trên thế giới.

D. Xây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới.

Đáp án: B

Câu 5:Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ở nước ta hiện nay là?

A. Ông Phạm Bình Minh.

B. Ông Bùi Thanh Sơn.

C. Ông Trương Tấn Sang.

D. Ông Phùng Xuân Nhạ.

Đáp án: A

Câu 6: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đầu tiên của nước ta là?

A. Chủ tịch Hồ Chí Minh.

B. Phan Châu Trinh

C. Cao Bá Quát.

D. Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Đáp án: A

Câu 7: Để giao lưu, học hỏi với các nước trên thế giới, các nước đã sử dụng thứ tiếng chung nào để giao tiếp?

A. Tiếng Pháp.

B. Tiếng Trung.

C. Tiếng Việt.

D. Tiếng Anh.

Đáp án: D

Câu 8: Trong quan hệ ngoại giao, các nước giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng hình thức nào?

A. Thương lượng hòa bình.

B. Chiến tranh.

C. Kích động bạo loạn lật đổ.

D. Tạm đình chỉ việc giao lưu.

Đáp án: A

Câu 9: Đối với người Việt Nam làm việc tại nước ngoài khi gặp các vấn đề nghiêm trọng thì cần báo với cơ quan tổ chức nào?

A. Lặng im

B. Chính phủ nước ngoài.

C. Người nhà.

D. Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài.

Đáp án: D

Câu 10:Chúng ta thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài với thái độ, cử chỉ, việc làm là?

A. Tôn trọng, bình đẳng.

B. Xây dựng mối quan hệ thân thiện.

C. Tôn trọng và thân thiện.

D. Hợp tác và giao lưu 2 bên cùng có lợi.

Đáp án: C

Câu 11: Trường em tổ chức ngày hội nói tiếng anh, giao lưu với các bạn học sinh người nước ngoài. Nhằm thể hiện tình hữu nghị với bạn bè, em sẽ làm gì trong buổi giao lưu đó?

A. Niềm nở, vui vẻ giao tiếp với các bạn người nước ngoài.

B. Đứng ngoài quan sát để dễ học hỏi kinh nghiệm hay của họ

C. Cố gắng bắt chước điệu bộ, cử chỉ của các bạn người nước ngoài

D. Ở nhà không tham gia vì không biết nói gì với các bạn người nước ngoài.

Đáp án: A

Câu 12: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đầu tiên của nước ta là?

A. Chủ tịch Hồ Chí Minh.

B. Phan Châu Trinh

C. Cao Bá Quát.

D. Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Đáp án: A

Câu 13: Quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác được gọi là

A. bình đẳng cùng có lợi.

B. xung đột vũ trang.

C. tỉnh bạn bè, đồng chí, anh em.

D. tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.

Đáp án: D

Câu 14: Trên đường đi học về, em cùng bạn H nhìn thấy một nhóm người đang chèo kéo du khách nước ngoài, H vội kéo em đi nhanh để tránh phiền phức. Trong trường hợp đó em sẽ

A. đồng tình với việc làm của H.

B. cùng H tìm cách giúp đỡ du khách nước ngoài.

C. đi nhanh về nhà, kế với bố mẹ việc mình vừa chứng kiến.

D. mắng nhóm người kia và yêu cầu họ dừng việc làm đó lại.

Đáp án: B

Câu 15: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thể giới là quan hệ bạn bè thân thiện giữa

A. những nước láng giềng.

B. nước này với nước khác.

C. các nước đang phát triển.

D. tôn giáo này với tôn giáo khác.

Đáp án: B

Câu 16: Các quốc gia, dân tộc trên thế giới thê hiện tình hữu nghị thông qua mối quan hệ.

A. đối tác kinh tế

B. bạn bè thân thiện.

C. đối đầu thay đối thoại

D. mâu thuẫn, xung đột.

Đáp án: B

Câu 17: Hành vi nào dưới đây không thê hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?

A. Tổ chức giao lưu với học sinh nước ngoài

B. Kì thị tôn giáo, phân biệt chủng tộc.

Câu 18: Ý nghĩa của quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới đối với sự phát triển của mỗi nước và của toàn nhân loại là gì?

A. Tạo điều kiện để các nước cùng hợp tác, phát triển về nhiều mặt.

B. Các nước nhỏ tranh thủ sự giúp đỡ, viện trợ của các nước lớn.

C. Gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh.

D. Các nước lớn can thiệp vào công việc nội bộ của các nước nhỏ.

Đáp án: A

Câu 19: Tăng cường tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới không nhằm mục đích

A. thêm bạn, bớt thù.

B. để các nước lớn sắp xếp lại trật tự thế giới.

C. cùng ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình.

D. tạo điều kiện để các nước cùng hợp tác, phát triển kinh tế.

Đáp án: B

Câu 20: Quan điểm nào dưới đây không đúng với chủ trương đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta?

A. Bình đẳng và cùng có lợi.

B. Can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

C. Không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực.

D. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.

Đáp án: B

………………………..

Trên đây, TaiLieuViet đã gửi tới các bạn Lý thuyết GDCD 9 bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. Hy vọng tài liệu sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức được học trong bài, từ đó vận dụng làm các bài tập liên quan hiệu quả. Để xem những bài tiếp theo, mời các em vào chuyên mục Lý thuyết GDCD 9 trên TaiLieuViet nhé. Chuyên mục tổng hợp lý thuyết theo từng bài, giúp các em dễ dàng ôn tập.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu các môn Toán 9, Văn 9, Anh, Lý, Hóa, Sinh và đề thi học kì 1 lớp 9. Hy vọng rằng tài liệu lớp 9 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

GDCD 9 bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giớiBài tiếp theo: Lý thuyết GDCD lớp 9 bài 6