Lý thuyết GDCD lớp 9 bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc được TaiLieuViet sưu tầm và đăng tải xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết tổng hợp lý thuyết cơ bản môn Giáo dục công dân lớp 9 bài 17 kèm câu hỏi trắc nghiệm cho các em tham khảo trả lời. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây
Mục Lục
ToggleA. Lý thuyết GDCD 9 bài 17
1. Bảo vệ tổ quốc
Là bảo vệ độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, bảo vệ chế độ XHCN và nhà nước CHXHCN Việt Nam
2. Vì sao phải bảo vệ tổ quốc?
– Non sông đất nước Việt Nam do ông cho ta đã hàng ngàn năm xây đắp, gìn giữ
– Ngày nay, chúng ta vẫn luôn bị các thế lực thù địch âm mưu xâm chiếm, phá hoại
3. Bảo vệ tổ quốc bao gồm
– Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân
– Thực hiện nghĩa vụ quân sự
– Thực hiện chính sách hậu phương quân đội
– Bảo vệ trật tự an ninh xã hội
4. Trách nhiệm của học sinh
– Ra sức học tập tu dưỡng đạo đức
– Rèn luyện sức khỏe, luyện tập quân sự
– Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự an ninh trong trường học và nơi cư trú
– Sẵn sàng tham gia nghĩa vụ quân sự, vận động người khác làm nghĩa vụ quân sự.
Bài tập
1. Những hành vi, việc làm nào sau đây là thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc? Vì sao?
a. Đăng kí nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi quy định
b. Không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ
c. Vận động bạn bè, người thân thực hiện nghĩa vụ quân sự
d. Dân phòng tuần tra ban đêm ở địa bàn cư dân
đ. Tham gia luyện tập quân sự ở cơ quan, trường học
e. Xây dựng nhà máy quốc phòng
g. Tự ý chụp ảnh ở các khu vực quân sự
h. Gặp gỡ các chiến sĩ quân đội, các cựu chiến binh nhân dịp 22/12
i. Báo cho người có trách nhiệm khi phát hiện những hành vi có nguy hại đến an ninh quốc gia
Trả lời:
Những hành vi, việc làm: (a), (c), (d), (e), (h) là những hành vi việc làm thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc
Vì những hành vi, việc làm đó thực hiện đúng những nội dung được nêu trong Hiến pháp, Luật Nghĩa vụ quân sự, Bộ luật Hình sự, liên quan đến nghĩa vụ Bảo vệ Tổ quốc của công dân
2. Hãy nên những việc em và các bạn có thể làm để thực hiện trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc?
– Tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa ở địa phương
– Tuyên truyền, phát hiện những âm mưu, hành động phá hoại của các thế lực thù địch
3. Tình huống: Nhà Hoa có hai anh em. Anh trai Hoa vừa có giấy gọi nhập ngũ đợt này. Hay tin, mẹ Hoa không muốn xa con nên buồn bã, khóc lóc và muốn tìm mọi cách để xin anh ở lại
Nếu em là Hoa, em sẽ làm gì? Vì sao?
Trả lời:
Nếu em là Hoa, em sẽ nói mẹ để động viên, an ủi mẹ. Mẹ nên tự hào khi con trai mẹ lên đường nhập ngũ bảo vệ Tổ quốc, đó vừa là trách nhiệm, vừa là vinh dự cho gia đình Hoa
4. Em hãy cùng các bạn trong lớp tìm hiểu về:
a. Tình hình thực hiện nghĩa vụ quân sự ở địa phương
b. Các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa” đối với các gia đình thương binh, liệt sĩ, bộ đội neo đơn, gia đình có công với cách mạng của nhà trường, của địa phương
c. Gương chiến đấu hi sinh để bảo vệ Tổ quốc của một vài thương binh, liệt sĩ, chiến sĩ,… người địa phương
d. Các hoạt động của đội dân phòng, tổ an ninh ở địa phương
Trả lời:
a. Tình hình thực hiện nghĩa vụ quân sự ở địa phương: Rất tốt, hằng năm số thanh niên đủ tuổi nhập ngũ đúng quy định.
5. Bằng những kiến thức của mình, em hãy cho biết đất nước của chúng ta hiện nay đã hoàn toàn giành được độc lập, thống nhất, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ hay chưa? Tại sao?
Trả lời:
Sau một thời gian không ngừng đấu tranh gian khổ và chịu nhiều hi sinh mất mát, đất nước Việt Nam của chúng ta đã giành lại được độc lập, chủ quyền và sự thống nhất. Tuy nhiên, sự toàn vẹn lãnh thổ của nước ta vẫn bị xâm phạm. Quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và một phần quần đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa) vẫn đang bị một số quốc gia chiếm đóng trái phép.
6. Khi học bài “Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, Hải và Hưng đã đưa ra hai ý kiến khác nhau.”
Hải cho rằng, để bảo vệ Tổ quốc thì vấn đề qua trọng nhất là vũ khí. Nếu chúng ta có những vũ khí tối tân thì chúng ta có thể đánh trả và đè bẹp được bất kì cuộc xâm lăng nào từ bên ngoài.
Hưng thì cho rằng, để bảo vệ đất nước thì vấn đề quan trọng nhất là con người. Vũ khí cũng quan trọng nhưng quan trọng hơn là những người cầm vũ khí. Nếu những con người đó không yêu nước, không trung thành với Tổ quốc, không có lí tưởng sống tốt đẹp, không có ý thức tổ chức kỉ luật, không có tinh thần đoàn kết, sẵn sàng xả thân,…..thì những vũ khí tối tân kia cũng chẳng để làm gì.
Em đồng ý với ý kiến của bạn nào? Tại sao?
Trả lời:
Em đồng ý với ý kiến của bạn Hưng vì trong quá trình xây dựng cũng như bảo vệ Tổ quốc, vấn đề con người luôn là vấn đề có tính chất quan trọng hàng đầu. Chính con người là nhân tố quyết định cho mọi thắng lợi của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
7. Khi bàn về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, bạn Hòa và Thành đưa ra hai ý kiến sau đây:
– Ý kiến của Hòa: Bảo vệ đất nước là nghĩa vụ của các lực lượng quân đội, công an và của người lớn. Học sinh thì chưa đủ năng lực để thực hiện nghĩa vụ đó
– Ý kiến của Thành: Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc chỉ phải thực hiện khi có chiến tranh, còn trong thời bình thì chúng ta nên tập trung làm tốt nghĩa vụ xây dựng đất nước là đủ
Em đồng ý với ý kiến của bạn nào? Tại sao?
Trả lời:
Cả hai ý kiến của Hòa và Thành đều chưa đúng. Bởi vì, bảo vệ Tổ quốc là quyền và nghĩa vụ thiêng liêng của tất cả mọi người dân. Học sinh chúng ta cũng có thể thực hiện được nghĩa vụ đó với những công việc vừa với lứa tuổi. Ngoài ra, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc không chỉ được thực hiện khi có chiến tranh mà cả trong thời bình. Bởi vì, trong thời bình, các thế lực thù địch trong và ngoài nước đang có nhiều âm mưu xâm hại đến sự toàn vẹn lãnh thổ và cuộc sống bình yên của nhân dân.
8. Tại sao bảo vệ Tổ quốc lại được coi là quyền và nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý của mỗi công dân? Là học sinh, em đã và sẽ làm gì để thực hiện tốt nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý đó?
Trả lời:
Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền, sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước; Bảo vệ Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ những di sản, truyền thống tốt đẹp của cha ông; Bảo vệ tính mạng, lương tri và phẩm giá của mỗi con người; Bảo vệ cuộc sống bình yên của mỗi gia đình, thôn xóm, mỗi góc phố, mỗi làng quê,…..trên đất nước thân yêu của chúng ta. Tiếp nối truyền thống yêu nước và cách mạng hào hùng của các thế hệ cha anh trong lịch sử, mỗi con người Việt Nam yêu nước hôm nay luôn sẵn sàng dâng hiến, hi sinh, đánh đổi tính mạng, con tim và khối óc của mình để thực hiện trách nhiệm thiêng liêng trước Tổ quốc, quê hương
Để tiếp tục góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam trong thời kì mới, khi còn là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, các em phải luôn biết đoàn kết, sáng tạo, chia sẻ và yêu thương giúp đỡ lẫn nhau; không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện về mọi mặt: đức, trí, thể, mĩ để trở thành những công dân có ích cho Tổ quốc. Các em phải không ngừng nâng cao tinh thần yêu nước và cảnh giác trước các âm mưu, hành động phá hoại của kẻ thù; phải tích cực tham gia luyện tập quân sự, tham gia các phong trào bảo vệ an ninh, trật tự tại địa phương. Khi phát hiện các trường hợp đe dọa, gây rối, vi phạm đến an ninh, quốc phòng và trật tự xã hội ở địa phương cần phải thông báo cho cha mẹ, thầy cô hoặc các cơ quan chức năng tại địa phương để có các biện pháp ngăn chặn và xử lí kịp thời.
B. Giải bài tập GDCD 9 bài 17
- Giải bài tập SGK GDCD 9 bài 17: Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân
- Giải bài tập SBT GDCD lớp 9 bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
C. Trắc nghiệm GDCD 9 bài 17
Câu 1:Những hành vi nào dưới đây được cho là bảo vệ tổ quốc?
A. Tham gia nghĩa vụ quân sự đúng kỳ hạn.
B. Bảo vệ an ninh trật tự thôn, xóm.
C. Vận động bạn bè tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự.
D. Cả A, B, C.
Đáp án: D
Câu 2: Những hành động nào được cho là trái với pháp luật?
A. Kích động người dân biểu tình.
B. Đập phá tại các cơ quan hành chính.
C. Lừa đảo chiếm đoạt tiền của dân nghèo.
D. Cả A, B, C
Đáp án: D
Câu 3:Bảo vệ Tổ quốc bao gồm?
A. Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân.
B. Thực hiện nghĩa vụ quân sự.
C. Bảo vệ trật tự, an ninh xã hội.
D. Cả A, B, C.
Đáp án: D
Câu 4:Độ tuổi nhập ngũ là?
A. 17 tuổi.
B. Đủ 17 tuổi.
C. 18 tuổi.
D. Đủ 18 tuổi.
Đáp án: D
Câu 5: Có một số thanh niên phát tán các tài liệu nói xấu Đảng và Nhà nước và kích động người dân đi biểu tình. Hành vi đó là?
A. Phá hoại nhà nước.
B. Bảo vệ nhà nước.
C. Hành động yêu nước.
D. Hành động khiêu khích chính quyền.
Đáp án: A
Câu 6:Trên các trang facebook xuất hiện các đoạn clip nói không đúng sự thật về Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong tình huống đó em sẽ làm gì?
A. Kêu gọi mọi người chia sẻ bài.
B. Kêu gọi mọi người không chia sẻ bài vì đó là những tin phản động.
C. Coi như không biết gì.
D. Tham gia các nhóm phản động đó.
Đáp án: B
Câu 7: Cùng với việc bảo vệ Tổ quốc chúng ta cần phải làm gì?
A. Xây dựng Tổ quốc.
B. Phá hoại Tổ quốc.
C. Ngoại giao với các nước khác.
D. Trang bị vũ khí hiện đại.
Đáp án: A
Câu 8:Khi đang đi học đại học, việc nhập ngũ sẽ được hoãn đến năm bao nhiêu tuổi?
A. 22 tuổi. B. 24 tuổi. C. 25 tuổi. D. 27 tuổi.
Đáp án: D
Câu 9: Nếu trốn tránh nghĩa vụ quân sự sẽ bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
A. Từ 1,5 – 2 triệu.
B. Từ 2 – 3 triệu.
C. Từ 3 – 5 triệu.
D. Từ 5 – 7 triệu.
Đáp án: A
Câu 10:Mức hình phạt cao nhất khi công dân trốn tránh nghĩa vụ quân sự là?
A. Phạt tiền.
B. Cảnh cáo.
C. Kỉ luật.
D. Truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đáp án: D
Câu 11: T vừa đủ 17 tuổi, do điều kiện gia đình khó khăn nên không thể tiếp tục đi học, T muốn đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự. Là người hiểu về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, theo em, T có thế tự nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự khi vừa đủ 17 tuổi không? Vì sao?
A. Có, vì công dân là nam giới từ đủ 17 tuổi trở lên có quyền đăng kí tự nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự.
B. Có, vì mọi công dân là nam giới đều có thể tham gia nghĩa vụ quân sự.
C. Không, vì phải có trình độ hết lớp 12 mới được đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự.
D. Không, vì công dân là nam giới từ đủ l㧠tuổi trở lên mới có quyền tham gia nghĩa vụ quân sự.
Đáp án: A
………………….
Với nội dung bài Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc các bạn học sinh cần nắm được định nghĩa về nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc, trách nhiệm của mọi người và học sinh trong việc bảo vệ lãnh thổ quốc gia…
Như vậy là chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn bài Lý thuyết GDCD lớp 9 bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc. Để xem thêm lý thuyết các bài tiếp theo, mời các bạn vào chuyên mục Lý thuyết Giáo dục công dân 9 trên TaiLieuViet nhé. Chuyên mục tổng hợp lý thuyết môn GDCD 9 theo từng đơn vị bài học, giúp các em dễ dàng theo dõi, phục vụ quá trình học tập của bản thân.
Related posts
Tài liệu nổi bật
Categories
- Âm Nhạc – Mỹ Thuật Lớp 9 (17)
- Âm nhạc lớp 6 – KNTT (31)
- Âm Nhạc Lớp 7- CTST (23)
- Bài tập Toán 9 (8)
- Chưa phân loại (32)
- Chuyên đề Hóa học 12 (196)
- Chuyên đề Sinh học lớp 12 (61)
- Chuyên đề Toán 9 (50)
- Công Nghệ Lớp 10- CD (58)
- Công Nghệ Lớp 10- KNTT (52)
- Công nghệ Lớp 11 – KNTT (22)
- Công Nghệ Lớp 6 – CTST (15)
- Công Nghệ Lớp 6 – KNTT (16)
- Công Nghệ Lớp 7- CTST (18)
- Công Nghệ Lớp 7- KNTT (19)
- Công nghệ Lớp 8 – CD (21)
- Công nghệ Lớp 8 – CTST (18)
- Công nghệ Lớp 8 – KNTT (7)
- Công Nghệ Lớp 9 (114)
- Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn (35)
- Địa Lí Lớp 10- CD (99)
- Địa Lí Lớp 10- KNTT (77)
- Địa lí Lớp 11 – CD (31)
- Địa lí Lớp 11 – CTST (23)
- Địa lí Lớp 11 – KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 12 (134)
- Địa lí Lớp 6 – CTST (36)
- Địa lí Lớp 6 – KNTT (30)
- Địa Lí Lớp 7- CTST (22)
- Địa Lí Lớp 7- KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 9 (290)
- GDCD 12 (28)
- GDCD Lớp 6 – CTST (8)
- GDCD Lớp 6 – KNTT (12)
- GDCD Lớp 9 (94)
- Giải bài tập Địa Lí 12 (12)
- Giải bài tập SGK Toán 12 (8)
- Giải bài tập Sinh học 12 (45)
- Giải SBT Hóa học 12 (71)
- Giải vở BT Văn 9 (122)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- CTST (12)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- KNTT (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CD (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CTST (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – KNTT (10)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- CD (12)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- KNTT (12)
- Hóa Học Lớp 10- CD (30)
- Hóa Học Lớp 10- KNTT (61)
- Hoá Học Lớp 11 – CD (19)
- Hoá học Lớp 11 – CTST (19)
- Hoá học Lớp 11 – KNTT (25)
- Hóa Học Lớp 12 (130)
- Hóa Học Lớp 9 (717)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 10- KNTT (52)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- CTST (40)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- KNTT (16)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CD (19)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CTST (9)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – KNTT (18)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – CTST (46)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – KNTT (57)
- Khoa Học Tự Nhiên Lớp 7- CTST (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CD (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CTST (33)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – KNTT (37)
- Kinh Tế & Pháp Luật Lớp 10 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CTST (11)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – KNTT (11)
- Lịch Sử Lớp 10- CD (34)
- Lịch Sử Lớp 10- CTST (20)
- Lịch Sử Lớp 10- KNTT (42)
- Lịch sử Lớp 11 – CTST (13)
- Lịch sử Lớp 11 – KNTT (13)
- Lịch sử Lớp 6 – CTST (21)
- Lịch sử Lớp 6 – KNTT (22)
- Lịch Sử Lớp 7- CTST (19)
- Lịch sử lớp 7- KNTT (18)
- Lịch Sử Lớp 9 (148)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – CTST (40)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – KNTT (33)
- Lý thuyết Địa lý 12 (4)
- Lý thuyết Lịch sử lớp 9 (33)
- Lý thuyết Ngữ Văn (83)
- Lý thuyết Ngữ Văn 12 (18)
- Lý thuyết Sinh học 12 (41)
- Mở bài – Kết bài hay (55)
- Mở bài lớp 12 hay (24)
- Nghị luận xã hội (34)
- Ngữ Văn Lớp 10- CD (113)
- Ngữ Văn Lớp 10- CTST (79)
- Ngữ Văn Lớp 10- KNTT (198)
- Ngữ Văn Lớp 11 – CD (51)
- Ngữ văn Lớp 11 – CTST (89)
- Ngữ Văn Lớp 11 – KNTT (107)
- Ngữ Văn Lớp 12 (379)
- Ngữ Văn Lớp 6 – KNTT (293)
- Ngữ Văn Lớp 7- CTST (103)
- Ngữ Văn Lớp 7- KNTT (66)
- Ngữ văn Lớp 8 – CD (48)
- Ngữ văn Lớp 8 – CTST (123)
- Ngữ văn Lớp 8 – KNTT (196)
- Ngữ Văn Lớp 9 (28)
- Phân tích các tác phẩm lớp 12 (12)
- Sinh Học Lớp 10- CD (49)
- Sinh Học Lớp 10- CTST (61)
- Sinh Học Lớp 10- KNTT (71)
- Sinh Học Lớp 11 – CD (16)
- Sinh học Lớp 11 – CTST (18)
- Sinh học Lớp 11 – KNTT (18)
- Sinh Học Lớp 9 (229)
- Soạn Anh 12 mới (86)
- Soạn văn 9 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 1 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 2 (50)
- Tác giả – Tác phẩm (41)
- Tác giả – Tác phẩm Ngữ Văn 12 (13)
- Thi THPT QG môn Địa lý (12)
- Thi THPT QG môn Sinh (8)
- Tiếng Anh Lớp 10 Friends Global (57)
- Tiếng Anh Lớp 10 Global Success (604)
- Tiếng Anh Lớp 10 iLearn Smart World (98)
- Tiếng anh Lớp 11 Friends Global (171)
- Tiếng anh Lớp 11 Global Success (368)
- Tiếng anh Lớp 11 iLearn Smart World (104)
- Tiếng Anh Lớp 12 cũ (168)
- Tiếng Anh Lớp 6 Friends Plus (114)
- Tiếng Anh Lớp 6 Global Success (174)
- Tiếng Anh Lớp 7 Friends Plus (160)
- Tiếng Anh Lớp 8 Friends plus (71)
- Tiếng anh Lớp 8 Global Success (79)
- Tiếng anh Lớp 8 iLearn Smart World (40)
- Tiếng Anh Lớp 9 Mới (211)
- Tin Học Lớp 10- CD (24)
- Tin Học Lớp 10- KNTT (33)
- Tin học Lớp 11 – KNTT (21)
- Tin Học Lớp 6 – CTST (41)
- Tin Học Lớp 6- KNTT (17)
- Tin Học Lớp 7- CTST (14)
- Tin Học Lớp 7- KNTT (16)
- Tin học Lớp 8 – CD (36)
- Tin học Lớp 8 – CTST (10)
- Tin học Lớp 8 – KNTT (5)
- Tin Học Lớp 9 (21)
- Toán 10 sách Chân trời sáng tạo (42)
- Toán Lớp 1 – KNTT (1)
- Toán Lớp 10- CD (44)
- Toán Lớp 10- CTST (39)
- Toán Lớp 10- KNTT (161)
- Toán Lớp 11 – CD (19)
- Toán Lớp 11 – CTST (44)
- Toán Lớp 11 – KNTT (46)
- Toán Lớp 12 (123)
- Toán Lớp 6 – CTST (62)
- Toán Lớp 6 – KNTT (102)
- Toán Lớp 7- CTST (52)
- Toán Lớp 7- KNTT (74)
- Toán Lớp 8 – CD (23)
- Toán Lớp 8 – CTST (21)
- Toán Lớp 8 – KNTT (34)
- Toán Lớp 9 (194)
- Tóm tắt Ngữ văn (16)
- Trắc nghiệm Ngữ Văn (75)
- Trắc nghiệm Toán 9 (61)
- Trải nghiệm hướng nghiệp Lớp 11 – KNTT (8)
- Văn mẫu 12 phân tích chuyên sâu (12)
- Văn mẫu 9 (273)
- Vật Lí Lớp 10- CD (39)
- Vật Lí Lớp 10- KNTT (61)
- Vật Lí Lớp 11 – CD (18)
- Vật lí Lớp 11 – CTST (20)
- Vật lí Lớp 11 – KNTT (26)
- Vật Lý Lớp 9 (217)