Lý thuyết GDCD lớp 9 bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế được TaiLieuViet sưu tầm và đăng tải xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp lí thuyết cơ bản trong chương trình giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 9, kèm câu hỏi trắc nghiệm GDCD 9 bài 13 cho các em tham khảo luyện tập.

A. Giải bài tập GDCD 9 bài 13

  • Giải SGK GDCD 9 bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế
  • Giải SBT GDCD lớp 9 bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế

B. Lý thuyết GDCD 9 bài 13

1. Kinh doanh

Là hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hóa nhằm thu lợi nhuận

2. Quyền tự do kinh doanh

Là quyền của công dân lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh

3. Thuế là gì?

– Thuế là một phần thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước nhằm chi cho những công việc chung

– Thuế có tác dụng ổn định thị trường, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, góp phần đảm bảo kinh tế phát triển theo đúng định hướng của nhà nước.

4. Trách nhiệm của công dân

– Sử dụng đúng quyền tự do kinh doanh

– Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế

Bài tập

1. Hãy kể tên một số hoạt động kinh doanh mà em biết?

Trả lời:

– Kinh doanh hàng dược phẩm

– Kinh doanh vật liệu xây dựng

– Kinh doanh hàng hóa mĩ phẩm

– Kinh doanh lương thực, thực phẩm

– Kinh doanh sản xuất hàng tiêu dùng

– Kinh doanh xe đạp, xe gắn máy

– Kinh doanh hàng điện lạnh.

……………

2. Trong giấy phép kinh doanh của bà H có 8 loại hàng nhưng Ban quản lí thị trường kiểm tra thấy trong cửa hàng bà có bán tới 12 loại hàng. Theo em, bà H có vi phạm quy định về kinh doanh không? Nếu có thì đó là vi phạm gì?

Trả lời:

Bà H đã vi phạm quy định về kinh doanh. Bà H đã kinh doanh không đúng mặt hàng ghi trong giấy phép, bà đã vi phạm pháp luật về kinh doanh. Vì trong giấy phép kinh doanh của bà H có 8 loại hàng nhưng Ban quản lí thị trường kiểm tra thấy trong cửa hàng bà có bán tới 12 loại hàng.

3. Em đồng ý hay không đồng ý với những ý kiến nào sau đây? Hãy giải thích vì sao em đồng ý hay không đồng ý?

a. Kinh doanh là quyền tự do của mỗi người, không ai có quyền can thiệp

b. Công dân có quyền tự do kinh doanh bất cứ nghề gì, hàng gì

c. Kinh doanh phải theo đúng quy định của pháp luật

Trả lời:

– Em đồng ý với ý kiến: c, đ, e

Bởi vì những ý kiến đó là thực hiện đúng những quy định của pháp luật về quyền tự do kinh doanh của công dân và nghĩa vụ đóng thuế mà pháp luật quy định

– Em không đồng ý với ý kiến: a, b, d

Bởi vì công dân không được phép kinh doanh những mặt hàng mà Nhà nước cấm. Dù buôn bán nhỏ cũng phải đăng kí kinh doanh theo quy định của Nhà nước

4. Trong chuyến đi công tác ở cửa khẩu Lao Bảo, anh C đã tranh thủ mua một số hàng hóa có dán nhãn nước ngoài, trị giá 200 triệu đồng. Khi mua hàng, anh đã không yêu cầu người bán hàng ghi hóa đơn bán hàng cũng như cung cấp hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Trên đường về, phong Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lí kinh tế và chức vụ phối hợp với Quản lí thị trường Quảng Trị đẽ kiểm tra số hàng hóa của anh C. Do anh C không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của số hàng nói trên nên cơ quan chức năng đã tiến hành lập biên bản và tạm giữ toàn bộ số hàng của anh C để xử lí

– Em hãy cho biết tại sao cơ quan chức năng tạm giữ toàn bộ số hàng của anh C?

– Vì sao khi mua hàng, chúng ta phải yêu cầu người bán hàng cung cấp hóa đơn?

Trả lời:

– Cơ quan chức năng tạm giữ toàn bộ số hàng của anh C vì số hàng đó không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, có thể đó là hàng nhập lậu trốn thuế

– Khi mua hàng, chúng ta phải yêu cầu người bán hàng cung cấp hóa đơn vì đó là yêu cầu của pháp luật và cũng là biện pháp để tránh thất thu thuế cho Nhà nước.

5. Nhà bà A ở mặt phố, bà muốn mở một đại lí dược phẩm. Bà đã đến sở Kế hoạch và Đầu tư để đăng kí kinh doanh. Hồ sơ đăng kí kinh doanh của bà A đã bị từ chối với lí do bà không có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn về dược. bà A cho rằng việc sở Kế hoạch và Đầu tư không cấp giấy phép kinh doanh cho bà A là vi phạm quyền tự do kinh doanh của công dân. Bà B – bạn của bà A đã khuyên bà A đi thuê bằng dược sĩ để có đủ điều kiện được phép kinh doanh.

– Theo em, nhận định của bà A có đúng không? Tại sao?

– Em có đồng ý với bà B hay không? Tại sao?

Trả lời:

– Nhận định của bà A là sai vì kinh doanh dược phẩm thuộc ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Bà A chỉ được cấp giấy phép kinh doanh dược phẩm sau khi đã hội đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật

– Không đồng ý với lời khuyên của bà B dành cho bà A vì đó là hành vi lừa dối nhằm đối phó với cơ quan chức năng, hành vi đó đã bị pháp luật nghiêm cấm và xử phạt nghiêm khắc

6. Anh B thuê phòng nghỉ tại khách sạn H của công ty du lịch A. Khi anh đến thanh toán tiền thuê phòng, nhân viên thu ngân của khách sạn H đề nghị sẽ giảm giá phòng thuê cho anh B nếu anh B đồng ý không lấy hóa đơn giá trị gia tăng

– Theo em, anh B có nên đồng ý với đề nghị đó không? Tại sao?

Trả lời:

Anh B không nên đồng ý với đề nghị đó. Bởi vì đó là hành vi trốn thuế

C. Trắc nghiệm GDCD bài 13

Câu 1: Các hành vi nào dưới đây cho là kinh doanh hợp pháp?

A. Có giấy phép kinh doanh, đóng thuế đầy đủ

B. Trốn thuế, kinh doanh bất hợp pháp

C. Lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh

D. Lấy hàng hóa không đảm bảo yêu cầu

Đáp án: A

Câu 2: Hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hóa nhằm mục đích thu lợi nhuận được gọi là?

A. Kinh doanh.

B. Lao động.

C. Sản xuất.

D. Buôn bán.

Đáp án: A

Câu 3:Công dân có quyền lựa chọn hình thức tổ chức, quy mô mặt hàng nói đến quyền nào?

A. Quyền bình đẳng trong quan hệ hôn nhân và gia đình.

B. Quyền tự do kinh doanh.

C. Quyền đảm bảo thư tín, điện thoại, điện tín.

D. Quyền bình đẳng giữa nam và nữ.

Đáp án: B

Câu 4:Một phần trong thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi tiêu cho những công việc chung được gọi là?

A. Tiền.

B. Sản vật.

C. Sản phẩm.

D. Thuế.

Đáp án: D

Câu 5:Người sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm thì bị phạt tù bao nhiêu năm?

A. Từ 1 – 2 năm.

B. Từ 2 – 3 năm.

C. Từ 2 – 5 năm.

D. Từ 2 – 7 năm.

Đáp án: D

Câu 6: Cửa hàng D bán thuốc chữa bệnh cho người dân thấy có nhân viên tiếp thị tại 1 nơi khác đến tiếp thị thuốc giả nhưng mẫu mã như thuốc thật, thấy vậy bà chủ cửa hàng D đã mua số thuốc giả đó về bán cho người dân nhằm thu lợi nhuận cao. Nếu bị cơ quan chức năng phát hiện, người dân tố cáo thì chủ cửa hàng D bị phạt bao nhiêu năm?

A. Từ 1 – 5 năm.

B. Từ 2 – 3 năm.

C. Từ 2 – 4 năm.

D. Từ 2 – 7 năm.

Đáp án: D

Câu 7: Cửa hàng X bán hàng tạp hóa với nhiều mặt hàng đa dạng, phong phú, tuy nhiên vào dịp Tết nguyên đán, nhu cầu tăng cao nên cửa hàng X đã bán thêm mặt hàng loa, đài. Được biết mặt hàng này không có tên trong các mặt hàng đăng kí kinh doanh của cửa hàng nhưng cửa hàng X vẫn lấy về bán. Cửa hàng X vi phạm quyền nào?

A. Quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.

B. Quyền bảo đảm điện thoại, điện tín.

C. Quyền tự do kinh doanh.

D. Quyền bình đẳng giữa nam và nữ.

Đáp án: C

Câu 8: Trong các loại mặt hàng sau, mặt hàng nào phải đóng thuế nhiều nhất: Thuốc lá điếu, xăng, vàng mã, nước sạch, phân bón?

A. Thuốc lá điếu.

B. Xăng.

C. Nước sạch.

D. Phân bón.

Đáp án A

Câu 9: Các sản phẩm: giống vật nuôi, giống cây trồng mất thuế bao nhiêu phần trăm?

A. 5%.

B. 7%.

C. 9%.

D. Không mất thuế.

Đáp án: D

Câu 10:Thuế có tác dụng là?

A. Ổn định thị trường.

B. Điều chỉnh cơ cấu kinh tế.

C. Góp phần đảm bảo phát triển kinh tế theo định hướng.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 11: Người sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm thì bị phạt tù bao nhiêu năm?

A. Từ 1 – 2 năm.

B. Từ 2 – 3 năm.

C. Từ 2 – 5 năm.

D. Từ 2 – 7 năm.

Đáp án: D

Câu 12: Thuế nộp vào ngân sách nhà nước không dùng vào công việc

A. chi trả lương cho công chức

B. tích luỹ cá nhân.

C. làm đường sá, cầu cống

D. xây dựng trường học công.

Đáp án: B

Câu 13: Hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hoá nhằm mục đích thu lợi nhuận được gọi là?

A. Kinh doanh.

B. Lao động.

C. Sản xuất.

D. Buôn bán.

Đáp án: A

Câu 14: Thuế là khoản đóng góp có tính chất

A. tự nguyện

B. bắt buộc.

C. ủng hộ nhân đạo

D. quyên góp.

Đáp án: B

Câu 15: Thuế không có tác dụng

A. thu lợi nhuận.

B. ổn định thị trường.

C. điều chỉnh cơ cấu kinh tế.

D. đảm bảo phát triển kinh tế

Đáp án: A

Câu 16: Các hành vi nào dưới đây cho là kinh doanh hợp pháp?

A. Có giấy phép kinh doanh, đóng thuế đầy đủ

B. Trốn thuế , kinh doanh bất hợp pháp

C. Lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh

D. Lấy hàng hóa không đảm bảo yêu cầu

Đáp án: A

Câu 17: Cửa hàng D bán thuốc chữa bệnh cho người dân thấy có nhân viên tiếp thị tại 1 nơi khác đến tiếp thị thuốc giả nhưng mẫu mã như thuốc thật, thấy vậy bà chủ cửa hàng D đã mua số thuốc giả đó về bán cho người dân nhằm thu lợi nhuận cao. Nếu bị cơ quan chức năng phát hiện, người dân tố cáo thì chủ cửa hàng D bị phạt bao nhiêu năm?

A. Từ 1 – 5 năm.

B. Từ 2 – 3 năm.

C. Từ 2 – 4 năm.

D. Từ 2 – 7 năm.

Đáp án: D

Câu 18: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế?

A. Nộp thuế đầy đủ, đúng hạn để yên tâm kinh doanh.

B. Buôn bán hàng giả, trốn thuế để tăng lợi nhuận.

C. Kê khai đúng doanh thu và mặt hàng kinh doanh.

D. Mở rộng quy mô kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Đáp án: B

Câu 19: Người kinh doanh có nghĩa vụ

A. nộp thuế theo luật định.

B. sản xuất, buôn bán hàng giả.

C. kinh danh mặt hàng Nhà nước cấm.

D. kê khai thiếu trung thực để trốn thuế.

Đáp án: A

Câu 20: Cửa hàng X bán hàng tạp hóa với nhiều mặt hàng đa dạng, phong phú, tuy nhiên vào dịp Tết nguyên đán, nhu cầu tăng cao nên cửa hàng X đã bán thêm mặt hàng loa, đài. Được biết mặt hàng này không có tên trong các mặt hàng đăng kí kinh doanh của cửa hàng nhưng cửa hàng X vẫn lấy về bán. Cửa hàng X vi phạm quyền nào?

A. Quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.

B. Quyền bảo đảm điện thoại, điện tín.

C. Quyền tự do kinh doanh.

D. Quyền bình đẳng giữa nam và nữ.

Đáp án: C

  • Giải bài tập SGK GDCD 9 bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân
  • Giải bài tập SGK GDCD 9 bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế
  • Giải bài tập SGK GDCD 9 bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

…………………………………

Với nội dung bài Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế các bạn học sinh cần nắm vững khái niệm về kinh doanh và thuế, quyền tự do kinh doanh và trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân về đóng thuế…

Ngoài Lý thuyết GDCD lớp 9 bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế, mời các bạn tham khảo thêm đề thi học kì 2 lớp 9 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 9 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.