Giáo dục công dân lớp 7 Bài 7: Phòng chống bạo lực học đường bao gồm các hướng dẫn giải cho các câu hỏi trong SGK Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức. Lời giải GDCD 7 được trình bày chi tiết dễ hiểu giúp các em học sinh củng cố các dạng bài tập sách GDCD 7 một cách hiệu quả. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.
Mục Lục
ToggleMở đầu
Câu hỏi trang 38 SGK GDCD 7 KNTT
Hãy kể lại một hành vi bạo lực học đường mà em đã gặp phải hoặc chứng kiến. Em có suy nghĩ và cảm nhận gì về hành vi đó.
Trả lời
– Hành vi bạo lực học đường em đã từng chứng kiến: Chị A học lớp 9D đã có xích mích với chị B ở lớp 9B trong ở bãi đỗ xe. Sau đó, chị A đã gọi bạn của mình chặn đánh chị B ở cổng trường. Bạn của A đã giật tóc và đạp hỏng xe đạp của chị B.
– Em cảm thấy hành vi bạo lực học đường làm ảnh hưởng đến thân thể, tâm lí của chị B, nên em không đồng tình với hành động của chị A.
Khám phá
Câu hỏi trang 39 SGK GDCD 7KNTT
Em hãy đọc các thông tin, trường hợp dưới đây và Câu hỏi:
a) Bạo lực học đường là gì? Hãy nêu các biểu hiện của bạo lực học đường trong các trường hợp trên. Theo em, còn có những biểu hiện nào khác của bạo lực học đường?
b) Hãy nêu những nguyên nhân của bạo lực học đường trong các trường hợp trên.Theo em, bạo lực học đường còn do nguyên nhân nào khác?
c) Trong các trường hợp trên, các bạn C, H, Q, N đã phải chịu những hậu quả gì? Em hãy liệt kê những tác hại của bạo lực học đường theo gợi ý dưới đây
Trả lời
a)
Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.
Biểu hiện của bạo lực học đường:
– Trường hợp 1: C kết bạn với đối tượng xấu, tụ tập, gây gổ, đánh nhau
– Trường hợp 2: H bị các bạn cùng lớp cô lập, nói xấu, ghép ảnh chế giễu khiến cho H vô cùng tự ti.
– Trường hợp 3: N đã trêu chọc Q khiến cho Q cảm thấy mất thể diện, còn Q thì vì bạn trêu chọc mà đã đánh N.
Biểu hiện khác của bạo lực học đường:
– Chửi bới, chê bai, khủng bố, cô lập.
– Sử dụng điện thoại di động để ghi hình vụ hành hung, sau đó đưa lên mạng Internet.
– Lan truyền những thông tin sai sự thật.
b)
Nguyên nhân của bạo lực học đường:
– Trường hợp 1: Do C thiếu sự quan tâm, dạy dỗ của gia đình do bố mẹ thường xuyên vắng nhà, nên đã giao du với những người bạn xấu
– Trường hợp 2: Do xảy ra mâu thuẫn trên mạng xã hội
– Trường hợp 3: Do tính cách của N thì thích trêu chọc bạn, còn Q thì không giữ được bình tĩnh khi bị trêu chọc đã dẫn tới xô xát với nhau.
Nguyên nhân khác của bạo lực học đường:
+ Do đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi học sinh
c)
Hậu quả:
– Trường hợp 1: Bạn C bị nhà trường kỷ luật
– Trường hợp 2: Bạn H có dấu hiệu bị trầm cảm, khủng hoảng tâm lí.
– Trường hợp 3: Bạn Q và N bị kỉ luật
Tác hại của bạo lực học đường:
Tác hại của bạo lực học đường |
|
Đối với học sinh |
Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất cho người bị hành hung; ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách của các em học sinh. |
Đối với gia đình |
Gây ra những hình ảnh xấu ảnh hưởng đến tương lai gia đình, gây bất hòa, chia rẽ các mối quan hệ trong gia đình. |
Đối với nhà trường và xã hội |
Gây ra những hình ảnh xấu ảnh hưởng đến tương lai của học sinh và nhà trường, làm chậm quá trình phát triển của đất nước |
Câu hỏi trang 39 SGK GDCD 7 KNTT
Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và Câu hỏi:
a) Trong những trường hợp trên, các bạn đã làm gì để phòng tránh bạo lực học đường?
b) Theo em, học sinh cần làm gì để phòng tránh bạo lực học đường?
Trả lời
a)
Trường hợp 1: V chia sẻ sự việc với mẹ và nhờ đến sự giúp đỡ của cô giáo
Trường hợp 2: Th đã chủ động nhận sai và xin lỗi
b) Theo em, học sinh cần:
+ Kết bạn với những bạn tốt
+ Trang bị cho bản thân những kiến thức, kĩ năng liên quan đến bạo lực học đường.
+ Thông báo cho giáo viên hoặc những người lớn đáng tin cậy khi phát hiện nguy cơ bạo lực học đường.
+ Rời khỏi những nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực học đường.
Bên cạnh đó, học sinh cần tránh:
+ Kết bạn với những bạn xấu
+ Tỏ thái độ tiêu cực với bạn bè
+ Tụ tập ở những nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực học đường
Câu hỏi trang 40 SGK GDCD 7 KNTT
Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và Câu hỏi:
a) Em hãy nhận xét cách ứng phó của T và B trong các trường hợp trên.
b) Theo em học sinh nên làm gì và không nên làm gì khi xảy ra bạo lực học đường? Liệt kê theo gợi ý dưới đây:
Trả lời
a)
Bạn T đã giữ được bình tĩnh, không lo lắng, hoảng sợ, đối phó khôn khéo với nhóm học sinh cướp đồ và kịp thời tìm được người cứu giúp.
Bạn B đã không sợ hãi mà ngay lập tức tìm sự giúp đỡ từ cô giáo.
Khi xảy ra bạo lực học đường |
Nên làm |
Không nên làm |
– Bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc tiêu cực – Chủ động nhờ người khác giúp đỡ – Quan sát xung quanh tìm đường thoát |
– Tỏ thái độ khiêu khích, thách thức – Sử dụng hành vi bạo lực để đáp trả. – Kêu gọi bạn bè cùng tham gia bạo lực. |
Câu hỏi trang 40 SGK GDCD 7 KNTT
a) Em hãy nhận xét cách ứng phó của các bạn trong những trường hợp trên.
b) Theo em, sau khi xảy ra bạo lực học đường, học sinh nên làm gì và không nên làm gì? Vì sao?
Trả lời
a) Nhận xét:
– Cách ứng phó của A: thông báo về sự việc với cô giáo.
– Cách ứng phó của M: không dám kể lại sự việc với bố mẹ, thầy cô; tự một mình đến nhà bạn để băng bó vết thương.
b)
Theo em học cần thông báo sự việc với bố mẹ, người thân, thầy cô, công an và nhờ họ hỗ trợ đảm bảo an toàn, nhờ sự trợ giúp từ cơ sở chuyên môn như bệnh viện, phòng tư vấn tâm lí học đường. Tránh giấu giếm, bao che, tự giải quyết bằng các biện pháp tiêu cực.
Câu hỏi trang 41 SGK GDCD 7 KNTT
a) Ở trường hợp 2 trong nội dung cách ứng phó sau khi xảy ra bạo lực học đường (mục 2) các học sinh nam đánh bạn M như vậy có vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường không? Vì sao?
b) Em hãy nêu một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường?
Trả lời
a) Ở trường hợp 2 trong nội dung cách ứng phó sau khi xảy ra bạo lực học đường (mục 2), các học sinh nam đánh bạn M như vậy có vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường. Bởi vì đây là hành vi đánh đập, làm tổn hại đến cơ thể của người học trong cơ sở giáo dục.
b) Một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường:
Nghị định 80/2017/NĐ-CP quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường
Điều 6. Phòng, chống bạo lực học đường
1. Biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường:
a) Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục, gia đình người học và cộng đồng về mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường; về trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực học đường; ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực học đường phù hợp với khả năng của bản thân;
b) Giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại người học; phòng, chống bạo lực học đường; bạo lực trẻ em trên môi trường mạng cho người học, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục và gia đình người học; giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho người học;
c) Công khai kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường và các kênh tiếp nhận thông tin, tố giác về bạo lực học đường;
d) Tổ chức kiểm tra, giám sát, thu thập và xử lý thông tin liên quan đến bạo lực học đường;
đ) Thực hiện các phương pháp giáo dục tích cực, không bạo lực đối với người học.
2. Biện pháp hỗ trợ người học có nguy cơ bị bạo lực học đường:
a) Phát hiện kịp thời người học có hành vi gây gổ, có nguy cơ gây bạo lực học đường, người học có nguy cơ bị bạo lực học đường;
b) Đánh giá mức độ nguy cơ, hình thức bạo lực có thể xảy ra để có biện pháp ngăn chặn, hỗ trợ cụ thể;
c) Thực hiện tham vấn, tư vấn cho người học có nguy cơ bị bạo lực và gây ra bạo lực nhằm ngăn chặn, loại bỏ nguy cơ xảy ra bạo lực.
3. Biện pháp can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường:
a) Đánh giá sơ bộ về mức độ tổn hại của người học, đưa ra nhận định về tình trạng hiện thời của người học;
b) Thực hiện ngay các biện pháp trợ giúp, chăm sóc y tế, tư vấn đối với người học bị bạo lực; theo dõi, đánh giá sự an toàn của người bị bạo lực;
c) Thông báo kịp thời với gia đình người học để phối hợp xử lý; trường hợp vụ việc vượt quá khả năng giải quyết của cơ sở giáo dục thì thông báo kịp thời với cơ quan công an, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các cơ quan liên quan để phối hợp xử lý theo quy định của pháp luật.
Luyện tập
Luyện tập 1 trang 42 SGK GDCD 7 KNTT
Em hãy cho biết các ý kiến dưới đây đúng hay sai. Vì sao?
a) Bạo lực học đường chỉ có một biểu hiện là đánh nhau
b) Bạo lực học đường do nhiều nguyên nhân gây ra
c) Bạo lực học đường chỉ gây ra tác hại về sức khỏe thể chất
d) Việc phòng, chống bạo lực học đường là trách nhiệm riêng của ngành Giáo dục
Trả lời
a) Sai. Bởi vì bạo lực có rất nhiều biểu hiện: đánh đập, ngược đãi, chê bai, lăng mạ, chửi bới, đe dọa, khủng bố, cô lập, lan truyền những thông tin sai sự thật về người học,… xảy ra trong cơ sở giáo dục.
b) Đúng. Nguyên nhân của bạo lực học đường: do đặc điểm tâm, sinh lí của lứa tuổi học sinh; do thiếu kiến thức, thiếu kĩ năng sống; do ảnh hưởng từ môi trường gia đình, môi trường xã hội không lành mạnh; do sự thiếu quan tâm từ cơ sở giáo dục,..
c) Sai. Bạo lực học đường không những gây ra tác hại về sức khỏe thể chất mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của người bị hại, đồng thời để lại hậu quả nặng nề đối với gia đình, nhà trường, xã hội.
d) Sai. Việc phòng chống bạo lực học đường là trách nhiệm của tất cả mọi người. Mỗi học sinh cần có nhận thức đúng đắn, sống chan hòa với mọi người, hướng đến những điều tốt đẹp, không dùng bạo lực để giải quyết vấn đề. Thêm nữa, gia đình cần quan tâm đến con em của mình nhiều hơn, giáo dục về ý thức, tư duy cho các em. Ngoài ra, nhà trường cần có những biện pháp nghiêm khắc để xử lí những hành vi bạo lực học đường để răn đe và không cho các em tái phạm.
Luyện tập 2 trang 43 SGK GDCD 7 KNTT
Em có nhận xét gì về hành vi của các bạn dưới đây?
a) Một số bạn trong lớp thường xuyên trêu chọc, bắt nạt G vì G nhỏ bé và nhút nhát.
b) S kể với bố mẹ việc mình bị H trấn lột tiền dù H đe dọa không được kể với ai.
c) Thấy một bạn trong lớp bị đánh, Q vội lấy điện thoại ra quay phim để đăng lên mạng.
d) N muốn bỏ học vì bị nhiều bạn trong lớp chế giễu.
Trả lời
a) Hành vi của các bạn trong lớp là ngược đãi bắt nạn G. Trong trường hợp này G không nên cam chịu để bị các bạn trêu học, bắt nạt như vậy mà cần tìm đến sự giúp đỡ của bố mẹ, thầy cô.
b) Hành vi của S là đúng còn hành vi của H là bạo lực học đường. Nếu S vì sợ hãi lời đe dọa của H mà không dám kể với ai, thì S sẽ tiếp tục bị H bắt nạt.
c) Hành vi của Q cũng là biểu hiện bạo lực học đường. Khi thấy tình trạng bạo lực học đường mà không tìm cách ngăn chặn, thay vào đó còn gián tiếp cổ xúy tình trạng này bằng cách đăng lên mạng, gây ra hình ảnh không tốt cho bạn bị bạo lực và cho nhà trường.
d) Hành vi các bạn chế giễu N là bạo lực học đường. N cần phải kiềm chế cảm xúc tiêu cực, chủ động tìm đến sự trợ giúp của gia đình và thầy cô, tránh để tình trạng diễn ra lâu dài sẽ gây tác hại nghiêm trọng đến tâm lí.
Luyện tập 3 trang 43 SGK GDCD 7 KNTT
Hãy đề xuất các biện pháp phù hợp để phòng tránh bạo lực học đường khi xuất hiện những tình huống sau:
a) Em nhận được tin nhắn hay thư đe dọa từ người khác.
b) Một người bạn đang có mâu thuẫn với em hẹn ở lại nói chuyện riêng sau buổi học.
c) Một nhóm học sinh cùng trường yêu cầu em tới chỗ vắng với thái độ khó chịu, đe dọa.
d) Em vô tình nghe thấy nhóm bạn nam cùng lớp bàn kế hoạch cuối buổi học chặn đường đánh một bạn lớp bên cạnh
Trả lời
a) Em sẽ chặn tin nhắn từ những số điện thoại/tài khoản đó. Nếu người đó vẫn tiếp tục tìm cách khác để đe dọa em, thì sẽ chia sẻ sự việc với bố mẹ, thầy cô để nhận được sự giúp đỡ.
b) Em sẽ đồng ý gặp riêng bạn nhưng ở chỗ an toàn, có người xung quanh và phải giải quyết bằng thái độ bình tĩnh, không nhờ đến sự can thiệp của người khác. Trong trường hợp cảm thấy bị bạn đe dọa, em sẽ báo cáo sự việc với thầy, cô giáo.
c) Em sẽ không đồng ý đi theo các bạn tới những nơi vắng vẻ, ít người. Nếu nhóm người đó tiếp tục có thái độ đe dọa, em sẽ tìm đến sự giúp đỡ của thầy cô, bố mẹ.
d) Em sẽ ngay lập tức báo cáo chuyện đó lên thầy cô giáo để thầy cô giáo kịp thời can thiệp và giải quyết mâu thuẫn giữa các bạn.
Luyện tập 4 trang 43 SGK GDCD 7 KNTT
Đóng vai xử lí các tình huống dưới đây:
a) Giờ ra chơi, V nhìn thấy trong cặp sách của N có một cuốn nhật kí nên đã giật lấy. N đuổi theo yêu cầu V trả lại nhưng bạn không đồng ý mà còn mở cuốn nhật kí và đọc vài câu cho các bạn khác cùng nghe để trêu chọc N. N rất tức giận với hành vi của V nhưng không biết làm gì.
Nếu là N, em sẽ xử lí tình huống này như thế nào? Vì sao?
b) Biết tin Đ bị S bắt nạt nhiều lần, bạn thân của Đ là T vô cùng tức giận.T bày tỏ ý định sẽ rủ thêm bạn chặn đường dạy cho S một bài học.
Nếu biết sự việc đó, em sẽ nói gì với Đ và T?
c) Nhiều lần bị một số bạn trong trường trấn lột tiền ăn sáng nhưng D giấu không kể lại với gia đình.
Nếu là bạn thân của D, em sẽ nói gì với D?
Trả lời
a) Nếu là N, em sẽ bình tĩnh lại và tìm cô giáo chủ nhiệm và nhờ cô giúp đỡ.
b) Nếu biết sự việc đó, em sẽ khuyên Đ và T phải thật bình tĩnh, không được chặn đường đánh S, vì như thế là vi phạm pháp luật. Thay vào đó, T phải động viên, khích lệ Đ nói chuyện bị S bắt nạt với bố mẹ hoặc thầy cô giáo để nhận được sự trợ giúp kịp thời.
c) Nếu là bạn thân của D, em an ủi và trấn an D để bạn bình tĩnh. Sau đó em sẽ khuyên D nói chuyện với người lớn để tìm cách giải quyết.
Luyện tập 5 trang 43 SGK GDCD 7 KNTT
Hãy chia sẻ những việc em đã làm để phòng, chống bạo lực học đường.
Trả lời
Những việc em đã làm để phòng, chống bạo lực học đường.
– Chấp hành tốt nội quy, quy định của nhà trường.
– Tăng cường những kiến thức, kỹ năng sống.
– Tuyệt đối không a dua theo bè kết phái và làm ra những hành vi đáng xấu hổ
– Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của những người xung quanh về việc bạo lực trong học đường và xã hội.
Vận dụng
Vận dụng 1 trang 43 SGK GDCD 7 KNTT
Em hãy tham gia các hoạt động tuyên truyền về phòng, chống bạo lực học đường do nhà trường, địa phương tổ chức và ghi lại cảm xúc, cách phòng chống bạo lực học đường mà em rút ra được qua các hoạt động đó
Trả lời
– Em cảm thấy vui vì mình đã đóng góp một phần sức lực nhỏ bé khi tham gia vào các hoạt động tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường.
– Cách phòng tránh bạo lực học đường mà em rút ra:
+ Kết bạn với những người bạn tốt, trang bị kiến thức kĩ năng liên quan đến bạo lực học đường.
+ Thông báo cho giáo viên, người lớn khi có bạo lựa học đường.
+ Tránh kết bạn với người xấu, tỏ thái độ tiêu cực, tụ tập ở những nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực học đường.
Vận dụng 2 trang 43 SGK GDCD 7 KNTT
Em hãy thiết kế một khẩu hiệu hoặc vẽ một bức tranh để tuyên truyền về phòng, chống bạo lực học đường và thuyết minh về sản phẩm đó.
Trả lời
Tranh tuyên truyền về phòng, chống bạo lực học đường
………………….
Trên đây là lời giải GDCD 7 Bài 7: Phòng chống bạo lực học đường. Hy vọng tài liệu sẽ giúp các em nắm được nội dung chính được học trong bài, từ đó đạt điểm cao trong các bài thi, bài kiểm tra định kỳ môn GDCD 7.
Ngoài tài liệu trên, mời các em học sinh tham khảo thêm các tài liệu học tập lớp 7 sách Kết nối tri thức như: Toán 7, Ngữ văn 7…. để có kiến thức tổng hợp tất cả các môn nhé.
Related posts
Tài liệu nổi bật
Categories
- Âm Nhạc – Mỹ Thuật Lớp 9 (17)
- Âm nhạc lớp 6 – KNTT (31)
- Âm Nhạc Lớp 7- CTST (23)
- Bài tập Toán 9 (8)
- Chưa phân loại (32)
- Chuyên đề Hóa học 12 (196)
- Chuyên đề Sinh học lớp 12 (61)
- Chuyên đề Toán 9 (50)
- Công Nghệ Lớp 10- CD (58)
- Công Nghệ Lớp 10- KNTT (52)
- Công nghệ Lớp 11 – KNTT (22)
- Công Nghệ Lớp 6 – CTST (15)
- Công Nghệ Lớp 6 – KNTT (16)
- Công Nghệ Lớp 7- CTST (18)
- Công Nghệ Lớp 7- KNTT (19)
- Công nghệ Lớp 8 – CD (21)
- Công nghệ Lớp 8 – CTST (18)
- Công nghệ Lớp 8 – KNTT (7)
- Công Nghệ Lớp 9 (114)
- Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn (35)
- Địa Lí Lớp 10- CD (99)
- Địa Lí Lớp 10- KNTT (77)
- Địa lí Lớp 11 – CD (31)
- Địa lí Lớp 11 – CTST (23)
- Địa lí Lớp 11 – KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 12 (134)
- Địa lí Lớp 6 – CTST (36)
- Địa lí Lớp 6 – KNTT (30)
- Địa Lí Lớp 7- CTST (22)
- Địa Lí Lớp 7- KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 9 (290)
- GDCD 12 (28)
- GDCD Lớp 6 – CTST (8)
- GDCD Lớp 6 – KNTT (12)
- GDCD Lớp 9 (94)
- Giải bài tập Địa Lí 12 (12)
- Giải bài tập SGK Toán 12 (8)
- Giải bài tập Sinh học 12 (45)
- Giải SBT Hóa học 12 (71)
- Giải vở BT Văn 9 (122)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- CTST (12)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- KNTT (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CD (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CTST (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – KNTT (10)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- CD (12)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- KNTT (12)
- Hóa Học Lớp 10- CD (30)
- Hóa Học Lớp 10- KNTT (61)
- Hoá Học Lớp 11 – CD (19)
- Hoá học Lớp 11 – CTST (19)
- Hoá học Lớp 11 – KNTT (25)
- Hóa Học Lớp 12 (130)
- Hóa Học Lớp 9 (717)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 10- KNTT (52)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- CTST (40)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- KNTT (16)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CD (19)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CTST (9)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – KNTT (18)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – CTST (46)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – KNTT (57)
- Khoa Học Tự Nhiên Lớp 7- CTST (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CD (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CTST (33)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – KNTT (37)
- Kinh Tế & Pháp Luật Lớp 10 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CTST (11)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – KNTT (11)
- Lịch Sử Lớp 10- CD (34)
- Lịch Sử Lớp 10- CTST (20)
- Lịch Sử Lớp 10- KNTT (42)
- Lịch sử Lớp 11 – CTST (13)
- Lịch sử Lớp 11 – KNTT (13)
- Lịch sử Lớp 6 – CTST (21)
- Lịch sử Lớp 6 – KNTT (22)
- Lịch Sử Lớp 7- CTST (19)
- Lịch sử lớp 7- KNTT (18)
- Lịch Sử Lớp 9 (148)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – CTST (40)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – KNTT (33)
- Lý thuyết Địa lý 12 (4)
- Lý thuyết Lịch sử lớp 9 (33)
- Lý thuyết Ngữ Văn (83)
- Lý thuyết Ngữ Văn 12 (18)
- Lý thuyết Sinh học 12 (41)
- Mở bài – Kết bài hay (55)
- Mở bài lớp 12 hay (24)
- Nghị luận xã hội (34)
- Ngữ Văn Lớp 10- CD (113)
- Ngữ Văn Lớp 10- CTST (79)
- Ngữ Văn Lớp 10- KNTT (198)
- Ngữ Văn Lớp 11 – CD (51)
- Ngữ văn Lớp 11 – CTST (89)
- Ngữ Văn Lớp 11 – KNTT (107)
- Ngữ Văn Lớp 12 (379)
- Ngữ Văn Lớp 6 – KNTT (293)
- Ngữ Văn Lớp 7- CTST (103)
- Ngữ Văn Lớp 7- KNTT (66)
- Ngữ văn Lớp 8 – CD (48)
- Ngữ văn Lớp 8 – CTST (123)
- Ngữ văn Lớp 8 – KNTT (196)
- Ngữ Văn Lớp 9 (28)
- Phân tích các tác phẩm lớp 12 (12)
- Sinh Học Lớp 10- CD (49)
- Sinh Học Lớp 10- CTST (61)
- Sinh Học Lớp 10- KNTT (71)
- Sinh Học Lớp 11 – CD (16)
- Sinh học Lớp 11 – CTST (18)
- Sinh học Lớp 11 – KNTT (18)
- Sinh Học Lớp 9 (229)
- Soạn Anh 12 mới (86)
- Soạn văn 9 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 1 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 2 (50)
- Tác giả – Tác phẩm (41)
- Tác giả – Tác phẩm Ngữ Văn 12 (13)
- Thi THPT QG môn Địa lý (12)
- Thi THPT QG môn Sinh (8)
- Tiếng Anh Lớp 10 Friends Global (57)
- Tiếng Anh Lớp 10 Global Success (604)
- Tiếng Anh Lớp 10 iLearn Smart World (98)
- Tiếng anh Lớp 11 Friends Global (171)
- Tiếng anh Lớp 11 Global Success (368)
- Tiếng anh Lớp 11 iLearn Smart World (104)
- Tiếng Anh Lớp 12 cũ (168)
- Tiếng Anh Lớp 6 Friends Plus (114)
- Tiếng Anh Lớp 6 Global Success (174)
- Tiếng Anh Lớp 7 Friends Plus (160)
- Tiếng Anh Lớp 8 Friends plus (71)
- Tiếng anh Lớp 8 Global Success (79)
- Tiếng anh Lớp 8 iLearn Smart World (40)
- Tiếng Anh Lớp 9 Mới (211)
- Tin Học Lớp 10- CD (24)
- Tin Học Lớp 10- KNTT (33)
- Tin học Lớp 11 – KNTT (21)
- Tin Học Lớp 6 – CTST (41)
- Tin Học Lớp 6- KNTT (17)
- Tin Học Lớp 7- CTST (14)
- Tin Học Lớp 7- KNTT (16)
- Tin học Lớp 8 – CD (36)
- Tin học Lớp 8 – CTST (10)
- Tin học Lớp 8 – KNTT (5)
- Tin Học Lớp 9 (21)
- Toán 10 sách Chân trời sáng tạo (42)
- Toán Lớp 1 – KNTT (1)
- Toán Lớp 10- CD (44)
- Toán Lớp 10- CTST (39)
- Toán Lớp 10- KNTT (161)
- Toán Lớp 11 – CD (19)
- Toán Lớp 11 – CTST (44)
- Toán Lớp 11 – KNTT (46)
- Toán Lớp 12 (123)
- Toán Lớp 6 – CTST (62)
- Toán Lớp 6 – KNTT (102)
- Toán Lớp 7- CTST (52)
- Toán Lớp 7- KNTT (74)
- Toán Lớp 8 – CD (23)
- Toán Lớp 8 – CTST (21)
- Toán Lớp 8 – KNTT (34)
- Toán Lớp 9 (194)
- Tóm tắt Ngữ văn (16)
- Trắc nghiệm Ngữ Văn (75)
- Trắc nghiệm Toán 9 (61)
- Trải nghiệm hướng nghiệp Lớp 11 – KNTT (8)
- Văn mẫu 12 phân tích chuyên sâu (12)
- Văn mẫu 9 (273)
- Vật Lí Lớp 10- CD (39)
- Vật Lí Lớp 10- KNTT (61)
- Vật Lí Lớp 11 – CD (18)
- Vật lí Lớp 11 – CTST (20)
- Vật lí Lớp 11 – KNTT (26)
- Vật Lý Lớp 9 (217)