GDCD 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương bao gồm các hướng dẫn giải cho các câu hỏi trong SGK Giáo dục công dân 7 sách Chân trời sáng tạo. Các đáp án cũng như gợi ý trả lời giúp các em học sinh củng cố các dạng bài tập sách GDCD 7 một cách hiệu quả. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

Mở đầu trang 5 SGK GDCD 7 Chân trời sáng tạo

Em hãy cho biết những câu ca dao dưới đây thể hiện truyền thống nào của dân tộc Việt Nam?

1. Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An.

2. Ai về Bình Định mà coi

Con gái Bình Định cầm roi đi quyền.

(Ca dao)

Hướng dẫn trả lời:

– Câu 1: thể hiện niềm tự hào về nếp sống thanh lịch của người Tràng An.

– Câu ca dao 2: thể hiện thể hiện tinh thần yêu nước, thượng võ của người phụ nữ Bình Định (nói riêng) và người dân Bình Định (nói chung).

Tham khảo thêm các câu trả lời tại đây: Câu hỏi Mở đầu trang 5 SGK GDCD 7 Chân trời sáng tạo

Khám phá trang 5, 6 SGK GDCD 7

1. Em hãy đọc các thông tin sau và trả lời câu hỏi:

Câu hỏi trang 6 SGK GDCD 7

– Em hãy cho biết những địa danh trên gắn với truyền thống gì?

– Ngoài truyền thống trên, còn truyền thống nào của quê hương mà em biết?

Hướng dẫn trả lời:

– Thông tin 1: Làng gốm Bát Tràng gắn với truyền thống cần cù lao động.

– Thông tin 2: Vùng đất Phú Thọ gắn với truyền thống yêu thương, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau, ý thức về cội nguồn.

– Thông tin 3: Ngệ An gắn với truyền thống cách mạng, lịch sử, yêu nước.

Ngoài ra, quê hương em còn rất nhiều truyền thống tốt đẹp đáng tự hào khác như:

+ Truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm.

+ Truyền thống nhân nghĩa.

+ Truyền thống hiếu học.

+ Truyền thống tôn sư trọng đạo.

+ Truyền thống hiếu thảo.

2. Em hãy quan sát các bức tranh sau và thực hiện yêu cầu.

Câu hỏi trang 7 SGK GDCD 7

– Cho biết các bạn trong những bức tranh trên đã làm gì để giữ gìn, phát huy truyền thống quê hương.

– Nêu suy nghĩ của em về một truyền thống văn hóa, yêu nước, chống giặc ngoại xâm ở địa phương.

– Nêu những việc em đã làm để giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.

+ Tranh 2: Bạn nhỏ đang cùng với bố mẹ tự tay làm các sản phẩm truyền thống từ mây, tre, nứa… để phục vụ cho việc kinh doanh, buôn bán, giữ gìn được các truyền thống của quê hương.

+ Tranh 3: Bạn nhỏ chuẩn bị những bức hình và giới thiệu những truyền thống của quê phương, đất nước mình cho cô giáo và các bạn trong lớp học nghe.

+ Tranh 4: Các bạn nhỏ nhận giấy khen thưởng cho cuộc thi quảng bá, tuyên truyền quê hương trên internet.

– Suy nghĩ của bản thân về một truyền thống văn hóa, yêu nước, chống giặc ngoại xâm ở địa phương:

Truyền thống yêu nước là một trong những truyền thống vô cùng đáng quý của Việt Nam ta nói chung và của quê hương em nói riêng. Ngày nay tinh thần yêu nước vẫn được thể hiện rất rõ. Thế hệ trẻ luôn luôn cố gắng học tập để trở thành người có ích cho đất nước, đưa đất nước “sánh vai với các cường quốc năm châu”. Người nông dân thì hăng say lao động sản xuất, người giáo viên miệt mài bên trang giáo án bồi dưỡng những chủ nhân tương lai của đất nước…Mỗi người mỗi thế mạnh, mỗi lĩnh vực, mỗi nhiệm vụ khác nhau nhưng tựu chung lại đều hướng đến việc gìn giữ, kế thừa và phát huy các truyền thống tốt đẹp của quê hương mình.

– Những việc bản thân đã làm để giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương:

+ Cố gắng học tập tốt, rèn luyện về phẩm chất đạo đức, lối sống.

+ Luôn đoàn kết với các bạn trong lớp, nghe lời ông bà, bố mẹ…

+ Quảng bá, giới thiệu với bạn bè và mọi người về mảnh đất của mình.

+ Giới thiệu về nghề truyền thống của gia đình.

+ Luôn tự hào về quê hương của mình.

+ Phê phán, lên án những hành vi gây tổn hại đến truyền thống tốt đẹp của quê hương.

3. Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Trả lời câu hỏi 1 trang 7 SGK GDCD 7

Hướng dẫn trả lời:

– Ý kiến: Đồng tính với ý kiến trên.

– Giải thích: Vì H có yêu, tìm hiểu kỹ dòng nhạc dân ca thì mới thể hiện được hay và truyền cảm. Qua đó, H còn giới thiệu được dòng nhạc này đến với mọi người, càng làm thể hiện được tình yêu của H với dòng nhạc đó.

Trả lời câu hỏi 2 trang 8 SGK GDCD 7

Hướng dẫn trả lời:

– Nhận xét: B đã có những suy nghĩ đúng đắn, tự hào và biết ơn, kính phục với những gì mà cha ông đã làm để gìn giữ quê hương, đất nước. Qua đó, B còn thể hiện được truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đáng là tấm gương cho các bạn khác noi theo.

– Những việc làm của bản thân để gìn giữ, phát huy truyền thống của quê hương.

+ Luôn tự hào về quê hương của mình.

+ Giới thiệu những truyền thống tốt đẹp của quê hương cho mọi người, bạn bè quốc tế biết.

+ Ngăn chặn, phê phán những hành vi xấu làm ảnh hưởng đến truyền thống của quê hương

Trả lời câu hỏi 3 trang 8 SGK GDCD 7 

Hướng dẫn trả lời:

– Em không đồng tình với ý kiến của H vì bất kì một môn nghệ thuật nào do cha ông sáng tạo ra đều là nét văn hóa truyền thống của dân tộc, vì vậy cần được bảo tồn và phát huy giá trị.

– Nếu bạn bè, người thân của em có biểu hiện nêu trên em sẽ giải thích cho mọi người hiểu về:

+ Lịch sử hình thành và phát triển của nghệ thuật múa rối nước.

+ Đặc trưng nghệ thuật và những giá trị văn hóa của múa rối nước.

+ Khuyên mọi người tham gia các hoạt động giữ gìn, phát huy truyền thống múa rối nước do nhà trường hoặc địa phương tổ chức.

Luyện tập trang 9 SGK GDCD 7

1. Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi

Luyện tập 1 trang 9 GDCD 7

Hướng dẫn trả lời:

– Nếu là bạn của M, em sẽ nói với bạn: M phải luôn tôn trọng, gìn giữ và phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương. M nên cảm thấy tự hào khi quê hương mình có bộ môn võ thuật nổi tiếng, được nhiều người biết đến. Và mỗi bộ môn nghệ thuật nó có những đặc điểm riêng biệt của nó, sẽ rất có lợi cho bản thân trong cuộc sống. Các vũ khí dù có hiện đại đến đâu thì cũng không thể thay thế được các bộ môn truyền thống.

– Các việc làm để tránh các biểu hiện đi ngược lại hay thiếu tôn trọng truyền thống quê hương:

+ Tìm hiểu các truyền thống tốt đẹp của quê hương.

+ Giới thiệu cho bạn bè về những gì tốt đẹp được lưu giữ ngay ở quê hương mình.

+ Mời bạn bè tham gia các môn nghệ thuật truyền thống của quê hương.

Luyện tập 2 trang 10 GDCD 7

– Em sẽ nói gì với Lan?

– Em sẽ quảng bá truyền thống quê hương em như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

– Lời nói với Lan: Tớ cảm thấy vinh dự khi được biết đến làng nghề nặn tò he nổi tiếng của quê hương cậu. Tớ thấy cậu rất yêu các nghề truyền thống của quê hương cậu. Tớ cũng mong muốn được tham gia cùng với cậu để tìm hiểu và giới thiệu nghề nặn tò he với mọi người.

– Việc làm của bản thân mình để quảng bá truyền thống quê hương:

+ Chụp lại các bức hình về làng nghề truyền thống và giới thiệu cho bản bè, mọi người cùng biết.

+ Làm những video ngắn để đăng tải trên các trang mạng xã hội như yotube, facebook… cho mọi người cùng xem.

+ Viết bài văn ngắn để giới thiệu các nghề truyền thống của quê hương.

Luyện tập Luyện tập 3

Trả lời câu hỏi trang 10 SGK GDCD 7 – Chân trời sáng tạo

2. Em hãy sắm vai và xử lý các tình huống sau:

Luyện tập 5 trang 10 GDCD lớp 7:

Em hãy sắm vai và xử lí các tình huống sau.

Em hãy sắm vai và xử lí các tình huống sau

Hướng dẫn trả lời:

– Tình huống 1: B sẽ nói với N rằng: Theo tớ, có nhiều cách để thể hiện tình yêu quê hương khác nhau. Uớc mơ của N rất đáng được biểu dương và tôn trọng. Tuy nhiên, thi vào trường quân đội không phải là hành động duy nhất để thể hiện tình yêu quê hương đất nước.

– Tình huống 2: H sẽ nói với bạn rằng: Chủ đề Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là một trong những chủ đề thể hiện truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta. Bất cứ một truyền thống nào của dân tộc cũng đều rất đáng được tôn trọng và được mọi người biết đến. Chúng mình hãy suy nghĩ và thống nhất lại chủ đề dự thi nhé.

Vận dụng trang 10 SGK GDCD 7

Câu hỏi 1 trang 10 SGK GDCD 7

1. Em hãy cùng các bạn trong nhóm/ tổ làm một tập san, gồm: các hình ảnh, nhân vật, câu chuyện về truyền thống văn hóa, yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương.

Hướng dẫn trả lời:

– Một số hình ảnh:

Gợi ý:

– Em sưu tầm các hình ảnh về các truyền thống tốt đẹp của quê hương em nói riêng và của đất nước Việt Nam ta nói chung để làm tư liệu cho quyển tập san.

– Sau đó viết nên các câu chuyện ngắn về những nhân vật, sự kiện về các truyền thống đó để tuyên truyền đến với mọi người.

Ví dụ: Em có thể làm tập san về truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta:

– Em có thể kể về 10 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam gồm các trận: Trận Bạch Đằng năm 938; trận Như Nguyệt năm 1077; trận Đông Bộ Đầu năm 1288; trận Bạch Đằng năm 1288; trận Chi Lăng – Xương Giang năm 1427; trận Rạch Gầm – Xoài Mút năm 1785; trận Ngọc Hồi – Đống Đa năm 1789; Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954; Điện Biên Phủ trên không năm 1972; Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975.

– Sưu tầm các hình ảnh về trận chiến và các nhân vật trong các trận chiến đó.

– Câu chuyện về truyền thống văn hóa, yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương:

Thực tiễn dựng nước và các truyền thuyết, truyện cổ tích về nguồn gốc con cháu Rồng Tiên, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Thánh Gióng đã làm rõ cơ sở của truyền thống quý báu, giàu bản sắc của dân tộc Việt Nam. Đó là nền tảng sức mạnh mở đầu cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

Câu hỏi 2 trang 10 SGK GDCD 7

Em hãy làm việc theo nhóm để lập dự án tuyên truyền về những truyền thống tốt đẹp của quê hương em.

Gợi ý: Em cùng các bạn lập nhóm để cùng nhau tuyên truyền truyền về những truyền thống tốt đẹp của quê hương đến với mọi người xung quanh bằng các hình thức như vẽ tranh, viết báo, xây dựng trang web,…

………………….

Trên đây là lời giải GDCD 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương Chân trời sáng tạo. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các em học sinh học tốt môn Giáo dục công dân lớp 7, đạt điểm cao trong các bài thi, bài kiểm tra GDCD 7 sắp tới.

Ngoài tài liệu trên, mời các em học sinh tham khảo thêm các tài liệu học tập lớp 7 sách Chân trời sáng tạo như: Toán 7, Ngữ văn 7…. để có kiến thức tổng hợp tất cả các môn nhé.

Bài tiếp theo: GDCD 7 Bài 2 Quan tâm, cảm thông và chia sẻ Chân trời sáng tạo