FeCl3 + NaOH → Fe(OH)3 + NaCl được TaiLieuViet biên soạn là phương trình phản ứng khi cho FeCl3 tác dụng với NaOH, sau phản ứng thu được kết tủa nâu đỏ.  Cũng như biết cách viết phương trình ion rút gọn FeCl3+ NaOH.

>> Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu liên quan

  • FeCl2 + AgNO3 → Fe(NO3)2 + AgCl
  • FeCl2 + Cl2 → FeCl3
  • FeCl3 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + AgCl
  • FeS2 + O2 → Fe2O3 + SO2
  • FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O
  • FeCl2 + AgNO3 → Fe(NO3)2 + AgCl
  • FeCl2 + Cl2 → FeCl3
  • FeCl3 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + AgCl
  • FeCl3 + NaOH → Fe(OH)3 + NaCl
  • FeCl3 + Ba(OH)2 → Fe(OH)3 + BaCl2
  • FeCl2 + NaOH → Fe(OH)2 + NaCl

1. Phương trình NaOH tác dụng với FeCl3

2. Điều kiện phản ứng FeCl3 ra Fe(OH)3

Nhiệt độ thường

3. Phương trình ion rút gọn FeCl3+ NaOH

Phương trình phân tử

FeCl3 + 3NaOH → 3NaCl + Fe(OH)3

→ Phương trình ion rút gọn:

4. FeCl3 tác dụng NaOH có hiện tượng

Khi nhỏ dung dịch FeCl3 vào ống nghiệm đựng sẵn dung dịch NaOH. Màu vàng nâu của dung dịch Sắt III clorua FeCl3 nhạt dần và xuất hiện kết tủa nâu đỏ Sắt (III) hidroxit Fe(OH)3.

5. Một số nội dung liên quan đến muối Sắt (III) clorua

5.1. Tính chất hóa học muối sắt (III) clorua

Muối sắt (III) clorua có tính oxi hoá. Tác dụng với sắt với phương trình phản ứng sau:

2FeCl3 + Fe → 3FeCl2

Tác dụng với kim loại Cu để tạo ra muối sắt II clorua và đồng clorua:

Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2

Khi sục khí H2S vào sẽ có hiện tượng vẫn đục.

2FeCl3 + H2S → 2FeCl2 + 2HCl + S

Khi được cho vào dung dịch KI và benzen sẽ xảy ra hiện tượng dung dịch có màu tím.

2FeCl3 + 2KI → 2FeCl2 + 2KCl + I2

5.2. Điều chế Muối sắt (III) clorua

Hóa chất này được điều chế trực tiếp từ phản ứng của Fe với chất oxi hóa mạnh như Cl2, HNO3, H2SO4 đặc nóng như sau:

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

2Fe + 6H2O + 6NO2Cl ⟶ 3H2 + 6HNO3 + 2FeCl3

Fe + 4HCl + KNO3 ⟶ 2H2O + KCl + NO + FeCl3

  • Điều chế từ hợp chất Fe(III) với axit HCl:

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

FeS2 + 3HCl + 5HNO3 ⟶ 2H2O + 2H2SO4 + 5NO + FeCl3.

6. Bài tập vận dụng liên quan 

B. Xuất hiện màu trắng xanh

C. Xuất hiện màu nâu đỏ rồi chuyển sang màu trắng xanh

D. Xuất hiện màu trắng xanh rồi chuyển sang màu nâu đỏ

Xem đáp án

Đáp án D

Ban đầu tạo Fe(OH)2 có màu trắng xanh:

Phương trình phản ứng xảy ra

FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 (trắng xanh) + 2NaCl

Sau đó Fe(OH)2 bị O2 (trong dung dịch và không khí) oxi hóa thành Fe(OH)3 có màu nâu đỏ:

Fe(OH)2 + 1/4O2 + 1/2H2O → Fe(OH)3 (nâu đỏ)

Vậy hiện tượng là tạo kết tủa trắng xanh, sau đó chuyển nâu đỏ.

Câu 2. Cặp chất khi phản ứng với nhau tạo thành chất kết tủa trắng:

A. Ca(OH)2 và Na2SO3

B. NaOH và Na2SO3

C. KOH và NaNO3.

D. KOH và NaNO3.

Xem đáp án

Đáp án A

A. Thỏa mãn vì phản ứng được với nhau sinh ra kết tủa trắng.

Phương trình hóa học

Ca(OH)2 + Na2SO3 → CaSO3↓ + 2NaOH

B, C, D loại vì không xảy ra phản ứng

Câu 3. Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch gồm các chất tan:

A. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3.

B. Fe(NO3)2, AgNO3.

C. Fe(NO3)3, AgNO3.

D. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3.

Xem đáp án

Đáp án C

Fe + Ag+ → Fe2+ + Ag

Ag+ dư tiếp tục phản ứng với Fe2+

Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag

⇒ Dung dịch sau phản ứng gồm Fe(NO3)3 và AgNO3 dư.

Câu 4. Tiến hành các thí nghiệm:

(1) Cho AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2.

(2) Dẫn NH3 qua ống đựng CuO nung nóng.

(3) Nhiệt phân AgNO3.

(4) Cho Al vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.

(5) Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3

Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm có tạo thành kim loại là

A. 2

B. 1

C. 3

D. 4

Xem đáp án

Đáp án D

(1) AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag → tạo kim loại Ag

(2) 2NH3 + 3CuO → 3Cu↓+ N2↑ + 3H2O → tạo kim loại Cu

(3) 2AgNO3 → 2Ag↓ + 2NO2 + O2↑→ tạo kim loại Ag

(4) 2Al + Fe2(SO4)3 dư → 2FeSO4 + Al2(SO4)3 → không tạo kim loại

(5) Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag

Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag → tạo kim loại Ag

→ có 4 thí nghiệm tạo kim loại

Câu 5. Chất phản ứng được với dung dịch NaOH tạo kết tủa nâu đỏ là:

A. CuSO4.

B. FeCl3.

C. MgCl2.

D. Fe(NO3)2.

Xem đáp án

Đáp án B

Chất phản ứng được với dung dịch NaOH tạo kết tủa nâu đỏ là: FeCl3.

A.

CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO

Cu(OH)2↓: kết tủa màu xanh lam

B. FeCl3.

FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ (nâu đỏ) + 3NaCl

Fe(OH)3↓: kết tủa màu nâu đỏ

C. MgCl2.

MgCl2 + 2 NaOH → Mg(OH)2 + 2 NaCl

Mg(OH)2↓: kết tủa màu trắng

D. Fe(NO3)2.

Fe(NO3)2 + 2 NaOH → Fe(OH)2 + 2 NaNO3

Fe(OH)2↓: kết tủa màu trắng xanh

Câu 6. Hỗn hợp X gồm Na2O, BaCl2 và NaHCO3 (có cùng số mol). Cho X vào nước, sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y. Các chất tan trong Y gồm

A. NaOH, BaCl2, NaHCO3.

B. BaCl2, Na2CO3, NaOH.

C. NaCl, NaOH.

D. Na2CO3, NaOH

Xem đáp án
Đáp án C

X + H2O thì: Na2O + H2O → 2NaOH

Phương trình hóa học xảy ra

NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O

Na2CO3 + BaCl2 → BaCO3 + 2NaCl

→ Y có NaOH dư và NaCl

Câu 7. Tiến hành bốn thí nghiệm sau :

Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3

Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Zn vào dung dịch CuSO4

Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3

Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl

Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là

A. 1.

B. 2.

C. 4.

D. 3.

Xem đáp án

Đáp án B

Thí nghiệm 1: Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2

→ ăn mòn hóa học vì không hình thành 2 điện cực mới

Thí nghiệm 2:

Zn+ CuSO4: ăn mòn điện hóa vì hình thành 2 điện cực Zn và Cu.

Hai điện cực tiếp xúc với nhau và tiếp xúc với dung dịch điện li

Zn2+, Cu2+

Thí nghiệm 3: Cu + FeCl3 : ăn mòn hóa học vì không hình thành 2 điện cực mới

Cu + FeCl3 → CuCl2 + FeCl2

TN4: Ăn mòn điện hóa vì có 2 kim loại tiếp xúc với nhau và cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li. Fe là cực (-), Cu là cực (+)

Tại cực (-) : Fe → Fe2++ 2e

Tại cực (+) : 2H+ + 2e → H2

Có 2 Thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa

Câu 8. Nung nóng 6,3 gam Fe ngoài không khí sau một thời gian thu được m gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Hỗn hợp này phản ứng hết với dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư), thu được 2,1 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Tính m?

A. 15 gam

B. 9 gam

C. 18 gam

D. 7,5 gam

Xem đáp án

Đáp án D

Ta có, nFe = 0,1125 mol và nSO2 = 0,09375 mol

Quy hỗn hỗn hợp X về 2 nguyên tố Fe và O

Quá trình nhường: Fe0 → Fe+3 + 3e

Quá trình nhận e: O0 + 2e → O-2

S+6 + 2e → S+4

Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có:

0,3375 = 2x + 0,1875 → x = 0,075

Mặt khác ta có: nên: m = 6,3 + 0,075. 16 = 7,5 (gam).

Câu 9. Cho 9,2 gam hỗn hợp X gồm Cu2S, CuS, FeS2 và FeS tác dụng hết với HNO3 (đặc nóng dư) thu được V lít khí chỉ có NO2 (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Cho toàn bộ Y vào một lượng dư dung dịch BaCl2, thu được 23,3 gam kết tủa, còn khi cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch NH3 dư thu được 5,35 gam kết tủa. Giá trị của V là

A. 38,08

B. 19,04

C. 24,64

D. 16,8

Xem đáp án

Đáp án B

Áp dụng bảo toàn nguyên tố ta co:

nS = nBaSO4 = 0,1 mol

nFe = nFe(OH)3 = 0,05 mol

→ nCu = 0,05 mol

Bảo toàn electron:

6nS + 3nFe + 2nCu = nNO2

→ nNO2 = 0,85 mol

→ V = 19,04 lít

Câu 10. Dung dịch FeSO4 có thể làm mất màu dung dịch nào sau đây?

A. Dung dịch thuốc tím trong môi trường H2SO4

B. Dung dịch K2Cr2O7 trong môi trường H2SO4

C. Dung dịch Br2

D. Tất cả các đáp án trên

Xem đáp án

Đáp án D

Các dung dịch KMnO4/ H2SO4; K2Cr2O7/ H2SO4; Br2 đều là các chất oxi hóa → Fe2+ sẽ có phản ứng oxi hóa khử làm mất màu các dung dịch trên

Phương trình hoá học đã cân bằng

Mất màu tím

10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O

Mất màu da cam

2K2CrO7 + 18FeSO4 + 14H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 2K2SO4 + 9Fe2(SO4)3 + 14H2O

Mất màu nâu đỏ

6FeSO4 + 3Br2 → 2Fe2(SO4)3 + 2FeBr3

Câu 11. Nung hỗn hợp gồm 0,3 mol Fe và 0,2 mol S cho đến khi kết thúc phản ứng thu được chất rắn X. Cho A tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được khí Y. Tỉ khối của Y so với không khí là:

A. 0,8045

B. 0,7560

C. 0,7320

D. 0,9800

Xem đáp án

Đáp án A

Ta có:

n(Fe) phản ứng = n(S) = 0,2 mol

X gồm: Fe (dư 0,1) và FeS 0,2 → Khí: H2 (0,1) và H2S: 0,2

→M(Y) = [0,1. 2 + 0,2. 34] : 0,3 = 70/3

→ d(Y/ kk) = (70/3) : 29 = 0,8045

Câu 11. Cho ít bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư. Kết thúc phản ứng được dung dịch X. Dung dịch X gồm muối:

A. Fe(NO3)2

B. Fe(NO3)2; AgNO3

C. Fe(NO3)3; AgNO3

D. Fe(NO3)2; Fe(NO3)3

Xem đáp án

Đáp án C

Cho một ít bột Fe vào AgNO3 dư:

Phương trình phản ứng hóa học xảy ra

Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag↓

Fe(NO3)2 + AgNO3 dư → Fe(NO3)3 + Ag↓

→ Dung dịch X gồm Fe(NO3)3, AgNO3

Câu 12. X và Y là hai kim loại phản ứng được với dung dịch HCl nhưng không tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)2. X,Y là

A. Mg, Zn.

B. Mg, Fe.

C. Fe, Cu.

D. Fe, Ni.

Xem đáp án

Đáp án D

X, Y đều tác dụng được với dd HCl => X, Y là 2 kim loại đứng trước H trong dãy điện hóa

X,Y không có phản ứng với dd Fe(NO3)2 => X,Y là kim loại đứng từ Fe trở về sau trong dãy điện hóa

=> X, Y là 2 kim loại Fe, Ni thoãn mãn

Câu 13. Hoà tan hoàn toàn 3 kim loại Zn, Fe, Cu bằng dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn không tan là Cu. Các chất tan có trong dung dịch sau phản ứng là

A. Zn(NO3)2; Fe(NO3)3.

B. Zn(NO3)2; Fe(NO3)2.

C. Zn(NO3)2; Fe(NO3)3; Cu(NO3)2.

D. Zn(NO3)2; Fe(NO3)2; Cu(NO3)2.

Xem đáp án

Đáp án D

Sau phản ứng thu được chất rắn không tan là Cu

→ trong dung dịch không còn muối Fe(NO3)3

Câu 14. Cho hỗn hợp gồm Fe và Cu vào dung dịch AgNO3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X là

A. Fe(NO3)2 và AgNO3.

B. AgNO3 và Cu(NO3)2.

C. Cu(NO3)2 và Fe(NO3)2.

D. Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2.

Xem đáp án

Đáp án C

Phương trình phản ứng :

Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

Chất rắn Y gồm 2 kim loại là Cu và Ag; dung dịch X gồm Cu(NO3)2 và Fe(NO3)2

Câu 15. Cặp dung dịch nào sau đây đều tác dụng được với kim loại Fe?

CuSO4 và HCl.

HCl và CaCl2.

CuSO4 và ZnCl2.

MgCl2 và FeCl3

Xem đáp án

Đáp án A

Xét đáp án A:

Phương trình phản ứng

Fe + CuSO4 → FeSO4+ Cu

Fe + 2HCl → FeCl2+ H2

Ở đáp án B: Fe không phản ứng được với CaCl2

Ở đáp án C: Fe không phản ứng được với ZnCl2.

Ở đáp án D: Fe không phản ứng được với MgCl2.

Câu 16. Có 5 dung dịch: KNO3, Cu(NO3)2, FeCl3, AlCl3, NH4Cl. Có thể dùng chất nào sau đây để nhận biết các dung dịch đó?

A. Dung dịch NaOH.

B. Dung dịch AgNO3.

C. Dung dịch Na2SO4.

D. Dung dịch HCl.

Xem đáp án

Đáp án A

Để nhận biết 5 dung dịch trên ta dùng dung dịch NaOH

KNO3

Cu(NO3)2

FeCl3

AlCl3

NH4Cl

NaOH

Không hiện tượng

Kết tủa xanh

Kết tủa nâu đỏ

Kết tủa trắng rồi tan

Khí mùi khai

Phương trình phản ứng hóa học

Cu(NO3)2 + 2 NaOH → Cu(OH)2 + 2 NaNO3

FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ (nâu đỏ) + 3NaCl

AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaCl

NaOH dư, kết tủa Al(OH)3 sẽ tan theo

NaOH + Al(OH)3↓ → NaAlO2 (dd) + 2H2O

NaOH + NH4Cl → NaCl+ NH3↑ + H2O

…………………………………..

Trên đây TaiLieuViet đã giới thiệu FeCl3 + NaOH → Fe(OH)3 + NaCl tới bạn đọc. Để có kết quả cao hơn trong kì thi, TaiLieuViet xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi THPT Quốc gia môn Hóa học, Thi THPT Quốc gia môn Vật Lý, mà TaiLieuViet tổng hợp và đăng tải.