Bài văn mẫu lớp 9: Đóng vai vua Quang Trung kể lại cuộc hành binh thần tốc ra Bắc và đại phá quân Thanh của nghĩa quân Tây Sơn sẽ giúp các em tiếp cận tác phẩm từ một góc nhìn khác. Mời các em cùng tham khảo.
Mục Lục
ToggleLập dàn ý Đóng vai vua Quang Trung kể lại cuộc hành binh thần tốc ra Bắc và đại phá quân Thanh của nghĩa quân Tây Sơn
a. Mở bài: Giới thiệu về sự kiện vua Quang Trung hành binh thần tốc ra Bắc và đại phá quân Thanh của nghĩa quân Tây Sơn bằng ngôi thứ nhất (xưng “ta”)
b. Thân bài: Kể lại lần lượt các sự kiện trong cuộc hành binh thần tốc ra Bắc và đại phá quân Thanh của nghĩa quân Tây Sơn dưới góc nhìn của vua Quang Trung:
- Sự kiện 1: Nguyễn Huệ hay tin quân Thanh đã tiến vào nước ta, chiếm kinh thành Thăng Long theo lời nhờ của vua Lê Chiêu Thống
- Sự kiện 2: Nguyễn Huệ họp bàn với tướng sĩ, quyết định lên ngôi vua, lấy hiệu là Quang Trung để chính danh đánh đuổi giặc Thanh
- Sự kiện 3: Ngay sau khi lên ngôi, Quang Trung đốc xúc toàn quân, tiến thẳng ra Bắc để đánh giặc
- Sự kiện 4: Quang Trung đến Nghệ An, dừng lại để chiêu mộ binh sĩ, ra sức huấn luyện quân lính, sẵn sàng đánh giặc
- Sự kiện 4: Quang Trung sử dụng kế sách đánh lừa giặc Thanh, khiến chúng chủ quan, tạo thời cơ để tấn công bất ngờ
- Sự kiện 5: Quang Trung thăng chức cho quân sư đại tài Ngô Thì Nhậm và mở tiệc khao quân trước chiến trận, khiến tinh thần toàn quân tăng cao, càng thêm tin tưởng một lòng với triều Tây Sơn
- Sự kiện 6: Quang Trung dẫn toàn quân tiến quân thần tốc về Thăng Long, tiến đánh bất ngờ hiến quân giặc không kịp phản kháng, bị đánh cho tan tác, hoảng sợ tháo chạy về nước
- Sự kiện 7: Quang Trung hoàn toàn đánh đuổi giặc Thanh, thống nhất đất nước
c. Kết bài: Suy nghĩ đánh giá của vua Quang Trung về cuộc hành binh thần tốc ra Bắc và đại phá quân Thanh của nghĩa quân Tây Sơn
Đóng vai vua Quang Trung kể lại cuộc hành binh thần tốc ra Bắc và đại phá quân Thanh của nghĩa quân Tây Sơn – Bài làm 1
Năm ấy ta kéo quân ra Bắc để bắt Vũ Văn Nhậm nhưng do sợ thanh thế Tây Sơn ta bèn rút về.Lê Chiêu Thống hèn hạ sang cầu cứu triều đình Mãn Thanh. Giặc Thanh chỉ đợi có thế, ồ ạt kéo sang, nhân cơ hội này muốn thôn tính nước ta làm quận, huyện. Nghe được tin ta rất tức giận. Nhưng lúc này lòng dân chưa yên, tình hình trong nước rối loạn, bất đắc dĩ ta phải lên ngôi hoàng đế để yên lòng nhân dân, khởi binh đánh giặc.
Ngày 25 tháng chạp, ta lên ngôi Hoàng Đế trước sự chứng kiến của ba quân rồi chấn chỉnh quân lực, khởi binh hành quân tốc hành ra bắc. Ngày 29 ta hội quân ở Nghệ An. Tại đây, ta hỏi ý Nguyễn Thiếp, một ẩn sĩ lừng danh, để lên kế hoạch cho cuộc tấn công sắp tới. Khi xong mọi việc, ta mở cuộc duyệt binh, an ủi và kêu gọi binh sĩ đoàn kết đánh đuổi giặc ngoại xâm và dự tiệc khao quân.Đến tối 30 Tết ta cho quân lên đường, sẵn sàng cho cuộc tấn công thành Thăng Long bởi đây là thời điểm mà quân thù chủ quan nhất. Ta hứa với các tướng sĩ là ngày mồng 7 tết quân ta sẽ chiếm được kinh thành ấy và ăn mừng chiến lợi.
Quân ta tới sông Gián thì phá được lối phòng thủ. Toán quân Thanh do thám ở đó đều bị bắt sống hết. Nửa đêm mồng 3 tháng giêng, ta xuất quân đánh vào Hà Hồi. Hà Hồi là một cứ điểm tiền biên, quân lính tập trung không nhiều. Biết kẻ địch không phòng bị, tinh thần lại đang hoang mang, ta cho quân bao vây hết kinh thành, bắt loa gọi vào trong nhằm làm rối loạn đội hình giặc. Quân giặc nửa đêm nghe tiếng chiếng trống vang trời, lại thêm khói tỏa mịt mù khiến chúng hoảng hốt, rung sợ lập tức xin đầu hàng. Tất cả lương thực khí giới bị quân ta tịch thu hết.
Mờ sáng mồng 5 tháng giêng, quân ta tiến sát đền Ngọc Hồi. Ngọc Hồi là nơi hội quân trọng yếu của quân giặc nhằm trấn giữ phía nam kinh thành, quân số rất đông. Nơi đây tập trung hỏa lực và cung tiễn rất mạnh. Biết thế, ta ra lệnh binh lính lấy những tâm ván ghép liền với nhau và lấy rơm dấp nước phủ kín, cứ như thế mười người sẽ nâng được một tấm, tạo thành thế trận chữ “nhất”. Việc làm này nhằm mục đích giúp quân lính tránh được tên đạn, dễ dàng tiến quân và tiếp cận phá thành.
Tối hôm ấy ta cho quân tiến công, lợi dụng hướng gió thổi quân Thanh cho ống phun khói lửa để làm rối loạn đội hình của quân ta rồi thừa cơ chém giết. Nhưng không ngờ, trời lại đổi gió, khói bay trở lại khiến chúng bị động. Lập tức, chúng phóng ten như mua nhằm quân ngăn ta tiến bước để kịp phòng bị. Bất chấp hiểm nguy, từng đội tiên phong cầm những tấm ván ấy đã che chỡ và dập tắt được chúng. Tên bắn đến đâu cũng bị thiêu tàn đến đấy. Quân Thanh hoảng loạn, không định hướng được quân ta.
Đến lúc ấy thì ta đã cho quân bắt cầu thang vượt thành, xâm nhập được đền Ngọc Hồi. Quân giặc náo loạn, dẫm đạp lên nhau mà chết. Đến cả Sầm Nghi Đống cũng phải thắt cổ tự vẫn. Lường trước được quân Thanh sẽ tìm lối chạy thoát, ta cho quân theo bờ đê Uyên Duyên kéo lên, nghi binh ở phía Đông để đánh chặn. Quân Thanh lại tìm đến lối thoát theo đường Vịnh Kiều, ta lại cho quân kéo xuống đầm mực, cho voi chiến dẫm đạp lên khiến quân thù bạt vía, chết nhiều như ngả rạ.
Tiếp tục đến trưa hôm sau, ta cho quân tiến vào thành Thanh Long. Tôn Sĩ Nghị lúc ấy đang dự yến tiệc, chơi vui thì nghe tin cấp báo, sợ kinh hoàng, không kịp mặc áo giáp lên ngựa chạy về nước. Quân lính rối loạn, dẫm đạp lên nhau mà chết đến nổi cây cầu chịu không nổi mà sập. Sông Nhị Hà vì lí do đó nên tắc nghẽn còn Lê Chiêu Thống chạy trốn sang Trung Quốc.
Ta vô cùng thỏa mãn khi trả được mối nợ nước, rửa sạch vết dơ của nô lệ và cho quân vào thành Thanh Long mở tiệc khao quân ăn mừng chiến thắng. Và hơn thế nữa, hôm ấy mới là mồng 5 Tết Kỉ Dậu.
Đóng vai vua Quang Trung kể lại cuộc hành binh thần tốc ra Bắc và đại phá quân Thanh của nghĩa quân Tây Sơn – Bài làm 2
Nghe được tin quân Thanh sang đóng ở Thăng Long, lòng ta vô cùng tức giận định sai quân ra đánh nhưng lại nhận được lời khuyên từ các vị tướng là hãy đợi dân chúng yên lòng rồi hãy khởi binh, lúc đó vẫn chưa muộn. Ngày 25 tháng chạp, ta lên ngôi Hoàng Đế, lấy hiệu là Quang Trung, danh chính ngôn thuận khởi binh dẹp giặc.
Sau khi lên ngôi, ta lập tức bàn giao kế hoạch tác chiến đánh quân Thanh, tổ chức những cuộc duyệt binh, động viên tinh thần cho binh lính, nâng cao ý chí quyết tâm đánh quân xâm lược. Để có thể hành quân nhanh chóng, bảo toàn và ổn định sức lực cho binh sĩ trong nhiều ngay đi thì ta đã nảy ra ý tưởng là mỗi người tự mang vũ khí, lương thực, đồ dùng cần thiết cho riêng mình nhưng mà phải gọn nhẹ. Ta cảm thấy rất hài lòng khi xưa nay chưa bao giờ đi đánh trận mà lại nhanh, gọn mà lại đầy đủ như thế này. Lại còn được đi tới đâu, dân làng tiếp đón nồng hậu và cho thêm bao nhiêu là lương thực nhưng vì nghe lệnh ta nên binh sĩ chỉ lấy những thứ gì cần thiết và trả lại cho dân chúng những món đồ không cần, bỏi thế nên binh sĩ hành quân suốt ngày đêm mà tinh thần, sức khỏe vẫn ổn định.
Khi đến Nghệ An, ta cho mọi người dừng lại nghỉ ngơi 10 ngày, và mở thêm một cuộc duyệt binh nữa ở đây. Nên chưa mấy lúc là đoàn quân đã tăng thêm được số lượng binh lính cần thiết, và ta cho đoàn quân tiến thẳng ra Bắc. Đầu tiên, ta cho người tiêu diệt một toán quân gián điệp trên sông Giáng. Sau đó, vào ngày 3 tháng Giêng, ta cho quân tiến vào đánh Hà Hồi. Bằng kế hoạch là làm cho quân giặc hoang mang, ta cho quân bao vây thành và phát loa, đốt lửa, đem nồi niêu xoong chảo ra tạo tiếng động lớn, lính trong thành liền bị bất ngờ vì sợ không biết ở bên ngoài có bao nhiêu người nên đã đầu hàng xin được tha thứ. Ta đoán quả là đúng, chiếm gọn thành mà không cần đến một mũi tên nào.
Sau thắng lợi, ta liền tiến đến đánh thành Ngọc Hồi vào ngày 5 tháng giêng, vì là điểm trọng yếu nên quân địch có thể liều chết với ta mà giữ thành. Nên ta cho xếp rơm thành lớp, cử người người khỏe mạnh mỗi người một tấm, cầm con dao ngắn, 20 người khác cầm binh khí theo sau dàn trận chữ “nhất”. Để làm tăng dũng khí cho quân, ta đã tự mình quấn khăn vàng vào cổ tỏ vẻ quyết thắng. Cưỡi lên mình một con voi, ta cho quân tiến vào, quân Thanh thấy chống trả không nổi nên đã bỏ chạy tán loạn. Sầm Nghi Đống thì thắt cổ tự tử. Xác quân giặc chất thành núi.
Giữa trưa, ta cho quân tiến vào thành Thăng Long, vì mải mê rượu chè nên nghe tin quân ta tiến vào, Tôn Sĩ Nghị không kịp mặc giáp mà lên ngựa bỏ chạy hướng qua cầu phao nghe tin đó nên bọn giặc đã cuống cuồng giành nhau mà chạy qua cầu, khiến cho cầu bị đứt và xác chết la liệt khiến cho dòng sông Nhĩ Hà bị tắc nghẽn. Kết thúc chiến tranh, quân ta đại thắng, quân Thanh bị đáng bại hoàn toàn.
Ta vô cùng vui mừng nên đã mở tiệc khao quân, vì đã trả thù được cho nước nhà. Mối thù mà mình đã phải cam chịu suốt thời gian qua. Từ đó, đất nước thái bình, nhân dân trở lại với công việc sản xuất, cuộc sống yên vui.
Đóng vai vua Quang Trung kể lại cuộc hành binh thần tốc ra Bắc và đại phá quân Thanh của nghĩa quân Tây Sơn – Bài làm 3
Vào năm Kỉ Dậu 1789, vừa nghe tin quân Thanh tiến vào Thăng Long, ta tức giận lắm. Lúc ấy ta đã định đưa quân ra Bắc đánh đuổi chúng ngay. Nhưng do long dân chưa yên, nên đành chờ lên ngôi hoàng đế rồi mới hạ lệnh xuất quân đánh giặc cũng chưa muộn.
Ngay sau khi lên ngôi, ta liền tự mình “đốc suất đại binh”, cả thủy bộ cùng lên đường. Tới Nghệ An, một vạn quân tinh nhuệ được triệu tập để phục vụ cho mục đích nước nhà. Đến Thuận Hóa, Quảng Nam, ta cho mở cuộc duyệt binh, động viên, khuyến khích quân lính, dặn quân lính ăn tết sớm, chuẩn bị hành quân vào 30 Tết, mùng 7 tháng Giêng sẽ vào Thăng Long ăn mừng, cả năm đạo quân đều lạy vâng mệnh lệnh rồi tiếp tục lên đường. Quân ta đến sống Gián, nghĩa binh trấn thủ tan rã chạy trước. Đến sông Thanh Quyết, thấy quân ta hung mạnh, quân Thanh “cong đuôi” bỏ chạy, ta liền cho quân đuổi theo, không để ai chạy thoát nhằm tránh để những toán quân Thanh ở Hà Hồi và Ngọc Hồi hay biết.
Nửa đêm mồng 3 tháng Giêng năm Kỉ Dậu, quân ta bí mật bao vây làng Hà Hồi, dùng loa truyền gọi, quân lính hò hét gây âm thanh rất lớn, như có hơn vài vạn người. quân Thanh trong làng sợ hãi, liền xin ra hàng. Mồng 5, Quân ta tiến sát đồn Ngọc Hồi trong đêm tối mù mịt, cứ mười lính khiêng một miếng ván phòng thủ, lưng dắt dao ngắn, dàn trận xong xuôi chuẩn bị chiến đấu. Quân Thanh nổ súng bắn ra, chả trúng được ai, thử hết mọi cách nhưng không thành công, đành bất lực nhìn quân ta dần tiến vào đồn.
Ngay khi chạm phải giặc, quân ta liền vứt ván, rút hết vũ khí chém bừa. Quân Thanh thất thủ bỏ chạy toán loạn cả, giẫm đạp lên nhau mà chết, xác quân Thanh la liệt khắc nơi, Sầm Nghi Đống chạy không kịp liền thắt cổ tự tử. Quân Thanh chạy thoát theo đường Vịnh Kiều, ta cho quân xuống đầm mực, cho voi chiến giẫm đạp chết đến hàng vạn. Thừa thắng xông lên, quân Tây Sơn ta tiến quân áp sát thành Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị đang dự tiệc, nghe tin sợ mất mật, không kịp mặc áo giáp, liền lên ngựa phóng thẳng về nước. Quân lính bỏ chạy giẫm đạp lên nhau chết, lúc qua cầu, cầu chịu không mà sập, quân lính ngã xuống mà chết sạch, nước sông Nhị Hà năm đó tắc nghẽn không chảy được. Quân Thanh đại bại.
Trên đây là 3 bài văn mẫu lớp 9: Đóng vai vua Quang Trung kể lại cuộc hành binh thần tốc ra Bắc và đại phá quân Thanh của nghĩa quân Tây Sơn giúp các em tham khảo và đưa ra nội dung để hoàn thiện bài văn của mình. Mời các em tham khảo thêm soạn bài lớp 9, soạn văn lớp 9 ngắn gọn, soạn văn lớp 9 VNEN được TaiLieuViet.com đăng tải.
Hoàng Lê nhất thống chí là văn bản viết về những sự kiện lịch sử, mà nhân vật chính tiêu biểu – anh hùng Quang Trung (Nguyễn Huệ). Hồi thứ mười bốn của tác phẩm ghi lại sự kiện Tôn Sĩ Nghị vào nước ta để thực hiện ý đồ xâm lược và sự thất bại thảm hại của chúng cùng bè lũ bán nước, hại dân Lê Chiêu Thống, đồng thời ca ngợi người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ đã làm nên chiến thắng lẫy lừng Đống Đa lịch sử.
Một số tài liệu liên quan:
- Tóm tắt Hoàng Lê nhất thống chí hồi thứ 14 của Ngô Gia Văn Phái
- Soạn bài lớp 9: Hoàng Lê nhất thống chí
- Phân tích nhân vật Quang Trung trong đoạn trích Hoàng Lê nhất thống chí
- Hãy đóng vai một người lính kể lại cuộc hành trình thống nhất đất nước của vua Quang Trung hồi thứ 14 trong bài Hoàng Lê nhất Thống Chí
- Trong vai tướng Sở Lân kể về trận đánh của vua Quang Trung đại phá quân Thanh
Related posts
Tài liệu nổi bật
Categories
- Âm Nhạc – Mỹ Thuật Lớp 9 (17)
- Âm nhạc lớp 6 – KNTT (31)
- Âm Nhạc Lớp 7- CTST (23)
- Bài tập Toán 9 (8)
- Chưa phân loại (32)
- Chuyên đề Hóa học 12 (196)
- Chuyên đề Sinh học lớp 12 (61)
- Chuyên đề Toán 9 (50)
- Công Nghệ Lớp 10- CD (58)
- Công Nghệ Lớp 10- KNTT (52)
- Công nghệ Lớp 11 – KNTT (22)
- Công Nghệ Lớp 6 – CTST (15)
- Công Nghệ Lớp 6 – KNTT (16)
- Công Nghệ Lớp 7- CTST (18)
- Công Nghệ Lớp 7- KNTT (19)
- Công nghệ Lớp 8 – CD (21)
- Công nghệ Lớp 8 – CTST (18)
- Công nghệ Lớp 8 – KNTT (7)
- Công Nghệ Lớp 9 (114)
- Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn (35)
- Địa Lí Lớp 10- CD (99)
- Địa Lí Lớp 10- KNTT (77)
- Địa lí Lớp 11 – CD (31)
- Địa lí Lớp 11 – CTST (23)
- Địa lí Lớp 11 – KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 12 (134)
- Địa lí Lớp 6 – CTST (36)
- Địa lí Lớp 6 – KNTT (30)
- Địa Lí Lớp 7- CTST (22)
- Địa Lí Lớp 7- KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 9 (290)
- GDCD 12 (28)
- GDCD Lớp 6 – CTST (8)
- GDCD Lớp 6 – KNTT (12)
- GDCD Lớp 9 (94)
- Giải bài tập Địa Lí 12 (12)
- Giải bài tập SGK Toán 12 (8)
- Giải bài tập Sinh học 12 (45)
- Giải SBT Hóa học 12 (71)
- Giải vở BT Văn 9 (122)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- CTST (12)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- KNTT (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CD (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CTST (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – KNTT (10)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- CD (12)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- KNTT (12)
- Hóa Học Lớp 10- CD (30)
- Hóa Học Lớp 10- KNTT (61)
- Hoá Học Lớp 11 – CD (19)
- Hoá học Lớp 11 – CTST (19)
- Hoá học Lớp 11 – KNTT (25)
- Hóa Học Lớp 12 (130)
- Hóa Học Lớp 9 (717)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 10- KNTT (52)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- CTST (40)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- KNTT (16)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CD (19)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CTST (9)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – KNTT (18)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – CTST (46)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – KNTT (57)
- Khoa Học Tự Nhiên Lớp 7- CTST (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CD (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CTST (33)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – KNTT (37)
- Kinh Tế & Pháp Luật Lớp 10 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CTST (11)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – KNTT (11)
- Lịch Sử Lớp 10- CD (34)
- Lịch Sử Lớp 10- CTST (20)
- Lịch Sử Lớp 10- KNTT (42)
- Lịch sử Lớp 11 – CTST (13)
- Lịch sử Lớp 11 – KNTT (13)
- Lịch sử Lớp 6 – CTST (21)
- Lịch sử Lớp 6 – KNTT (22)
- Lịch Sử Lớp 7- CTST (19)
- Lịch sử lớp 7- KNTT (18)
- Lịch Sử Lớp 9 (148)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – CTST (40)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – KNTT (33)
- Lý thuyết Địa lý 12 (4)
- Lý thuyết Lịch sử lớp 9 (33)
- Lý thuyết Ngữ Văn (83)
- Lý thuyết Ngữ Văn 12 (18)
- Lý thuyết Sinh học 12 (41)
- Mở bài – Kết bài hay (55)
- Mở bài lớp 12 hay (24)
- Nghị luận xã hội (34)
- Ngữ Văn Lớp 10- CD (113)
- Ngữ Văn Lớp 10- CTST (79)
- Ngữ Văn Lớp 10- KNTT (198)
- Ngữ Văn Lớp 11 – CD (51)
- Ngữ văn Lớp 11 – CTST (89)
- Ngữ Văn Lớp 11 – KNTT (107)
- Ngữ Văn Lớp 12 (379)
- Ngữ Văn Lớp 6 – KNTT (293)
- Ngữ Văn Lớp 7- CTST (103)
- Ngữ Văn Lớp 7- KNTT (66)
- Ngữ văn Lớp 8 – CD (48)
- Ngữ văn Lớp 8 – CTST (123)
- Ngữ văn Lớp 8 – KNTT (196)
- Ngữ Văn Lớp 9 (28)
- Phân tích các tác phẩm lớp 12 (12)
- Sinh Học Lớp 10- CD (49)
- Sinh Học Lớp 10- CTST (61)
- Sinh Học Lớp 10- KNTT (71)
- Sinh Học Lớp 11 – CD (16)
- Sinh học Lớp 11 – CTST (18)
- Sinh học Lớp 11 – KNTT (18)
- Sinh Học Lớp 9 (229)
- Soạn Anh 12 mới (86)
- Soạn văn 9 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 1 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 2 (50)
- Tác giả – Tác phẩm (41)
- Tác giả – Tác phẩm Ngữ Văn 12 (13)
- Thi THPT QG môn Địa lý (12)
- Thi THPT QG môn Sinh (8)
- Tiếng Anh Lớp 10 Friends Global (57)
- Tiếng Anh Lớp 10 Global Success (604)
- Tiếng Anh Lớp 10 iLearn Smart World (98)
- Tiếng anh Lớp 11 Friends Global (171)
- Tiếng anh Lớp 11 Global Success (368)
- Tiếng anh Lớp 11 iLearn Smart World (104)
- Tiếng Anh Lớp 12 cũ (168)
- Tiếng Anh Lớp 6 Friends Plus (114)
- Tiếng Anh Lớp 6 Global Success (174)
- Tiếng Anh Lớp 7 Friends Plus (160)
- Tiếng Anh Lớp 8 Friends plus (71)
- Tiếng anh Lớp 8 Global Success (79)
- Tiếng anh Lớp 8 iLearn Smart World (40)
- Tiếng Anh Lớp 9 Mới (211)
- Tin Học Lớp 10- CD (24)
- Tin Học Lớp 10- KNTT (33)
- Tin học Lớp 11 – KNTT (21)
- Tin Học Lớp 6 – CTST (41)
- Tin Học Lớp 6- KNTT (17)
- Tin Học Lớp 7- CTST (14)
- Tin Học Lớp 7- KNTT (16)
- Tin học Lớp 8 – CD (36)
- Tin học Lớp 8 – CTST (10)
- Tin học Lớp 8 – KNTT (5)
- Tin Học Lớp 9 (21)
- Toán 10 sách Chân trời sáng tạo (42)
- Toán Lớp 1 – KNTT (1)
- Toán Lớp 10- CD (44)
- Toán Lớp 10- CTST (39)
- Toán Lớp 10- KNTT (161)
- Toán Lớp 11 – CD (19)
- Toán Lớp 11 – CTST (44)
- Toán Lớp 11 – KNTT (46)
- Toán Lớp 12 (123)
- Toán Lớp 6 – CTST (62)
- Toán Lớp 6 – KNTT (102)
- Toán Lớp 7- CTST (52)
- Toán Lớp 7- KNTT (74)
- Toán Lớp 8 – CD (23)
- Toán Lớp 8 – CTST (21)
- Toán Lớp 8 – KNTT (34)
- Toán Lớp 9 (194)
- Tóm tắt Ngữ văn (16)
- Trắc nghiệm Ngữ Văn (75)
- Trắc nghiệm Toán 9 (61)
- Trải nghiệm hướng nghiệp Lớp 11 – KNTT (8)
- Văn mẫu 12 phân tích chuyên sâu (12)
- Văn mẫu 9 (273)
- Vật Lí Lớp 10- CD (39)
- Vật Lí Lớp 10- KNTT (61)
- Vật Lí Lớp 11 – CD (18)
- Vật lí Lớp 11 – CTST (20)
- Vật lí Lớp 11 – KNTT (26)
- Vật Lý Lớp 9 (217)