Lý thuyết Địa lý 12 bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển tóm tắt phần lý thuyết cơ bản trong chương trình Địa lý 12 bài 8, kèm bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 12 vềThiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. Đây là tài liệu hữu ích giúp các em ghi nhớ lý thuyết và vận dụng vào làm bài tập để ghi nhớ kiến thức lâu hơn. Chúc các em học tốt.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A. Lý thuyết Địa lý 12 bài 8

1. Khái quát về Biển Đông

  • Biển Đông là một vùng biển rộng (3.477 triệu km2).
  • Là biển tương đối kín.
  • Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
    • Nhiệt độ: Trung Bình là 230C:
      • Mùa Đông: 150C
      • Mùa Hè: 29,20C
    • Độ mặn: bình quân: 32 – 33‰.
  • Biển Đông Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2 (thuộc biển Đông – Thái Bình Dương).

Cơ sở để tính phạm vi vùng biển Đông thuộc Việt Nam:

Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển

2. Ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam

a. Khí hậu:

  • Nhờ có Biển Đông nên khí hậu nước ta mang tính hải dương điều hòa, lượng mưa nhiều, độ ẩm tương đối của không khí trên 80%.

b. Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển:

  • Địa hình vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, các tam giác châu thoải với bãi triều rộng lớn, các bãi cát phẳng lì, các đảo ven bờ và những rạn san hô.
  • Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái đất phèn, nước lợ, …

c. Tài nguyên thiên nhiên vùng biển:

  • Tài nguyên khoáng sản: Dầu mỏ, khí đốt, cát, quặng ti tan và trữ lượng muối biển lớn
  • Tài nguyên hải sản: các loại thủy hải sản nước mặn, n­ước lợ vô cùng đa dạng…

d. Thiên tai:

  • Bão lớn kèm sóng lừng, lũ lụt, sạt lở bờ biển.
  • Hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm đồng ruộng ở ven biển miền Trung.

B. Trắc nghiệm Địa lý 12 bài 8

Câu 1. Loại khoáng sản nào có tiềm năng vô tận ở Biển Đông nước ta?

  1. Dầu khí.
  2. Muối biển.
  3. Cát trắng.
  4. Titan.

Câu 2. Biển Đông ảnh hưởng nhiều nhất, sâu sắc nhất đến thiên nhiên nước ta qua

  1. Sinh vật.
  2. Địa hình.
  3. Khí hậu.
  4. Cảnh quan ven biển.

Câu 3. Nước ta có bao nhiêu tỉnh/ thành phố tiếp giáp với biển Đông?

  1. 26.
  2. 27.
  3. 28.
  4. 29.

Câu 4. Điểm cuối cùng của đường hải giới nước ta về phía nam là

  1. Móng Cái.
  2. Hà Tiên.
  3. Rạch Giá.
  4. Cà Mau.

Câu 5. Hai bể trầm tích lớn nhất ở thềm lục địa nước ta là gì?

  1. Nam Côn Sơn và Cửu Long.
  2. Sông Hồng và Trung Bộ.
  3. Cửu Long và sông Hồng.
  4. Thổ Chu và Mã Mai.

Câu 6. Ở nước ta, nghề làm muối phát triển mạnh tại

  1. Cửa Lò (Nghệ An).
  2. Thuận An (Thừa Thiên – Huế).
  3. Sa Huỳnh (Quảng Ngãi).
  4. Mũi Né (Bình Thuận).

Câu 7. Khu vực nào có điều kiện thuận lợi nhất để xây dựng cảng biển của nước ta?

  1. Vịnh Bắc Bộ.
  2. Vịnh Thái Lan.
  3. Bắc Trung Bộ.
  4. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 8. Nhờ biển Đông, khí hậu nước ta

  1. Phân hóa thành bốn mùa rõ rệt.
  2. Mang tính hải dương, điều hòa hơn.
  3. Mùa hạ nóng, khô; mùa đông lạnh, mưa nhiều.
  4. Mang tính khắc nghiệt.

Câu 9. Loại khoáng sản nào có trữ lượng lớn và giá trị nhất ở vùng thềm lục địa nước ta?

  1. Than bùn.
  2. Dầu khí.
  3. Kim loại đen.
  4. Kim loại màu.

Câu 10. Hậu quả nặng nề nhất mà biển Đông gây ra đối với vùng đồng bằng ven biển nước ta là gì?

  1. Bão.
  2. Sóng thần.
  3. Triều cường.
  4. Xâm thực bờ biển.

Câu 11. Hiện tượng sạt lở bờ biển phổ biến ở khu vực nào ven biển nước ta?

  1. Bắc Bộ.
  2. Nam Bộ.
  3. Bắc Trung Bộ.
  4. Nam Trung Bộ.

Câu 12. Ý nào sau đây không đúng với ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu nước ta?

  1. Làm tăng độ ẩm của các khối khí đi qua biển.
  2. Mạng lại lượng mưa và độ ẩm lớn.
  3. Giúp mùa hè bớt nóng, mùa đông bớt lạnh.
  4. Tăng tính chất nóng, khô của khí hậu.

Câu 13. Hệ sinh thái đặc trưng của vùng ven biển nước ta là rừng

  1. Ngập mặn.
  2. Xích đạo ẩm.
  3. Kín thường xanh.
  4. Thưa nhiệt đới khô.

Câu 14. Dạng địa hình nào sau đây ở vùng ven biển thích hợp để xây dựng cảng biển?

  1. Các bờ biển mài mòn.
  2. Các vịnh cửa sông.
  3. Các vũng, vịnh nước sâu.
  4. Nhiều bãi ngập triều.

Câu 15. Loại thiên tai nào ít xảy ra ở vùng biển nước ta?

  1. Bão.
  2. Động đất.
  3. Sạt lở bờ biển.
  4. Cát bay, cát chảy.

Câu 16. Trong các tỉnh (thành phố) sau, tỉnh (thành phố) nào không giáp biển?

  1. Cần Thơ.
  2. Đà Nẵng.
  3. Ninh Bình.
  4. Thành phố Hồ Chí Minh.

Câu 17. Nước ta tiếp giáp với Biển Đông, nên có

  1. Nhiệt độ trung bình cao.
  2. Độ ẩm không khí lớn.
  3. Địa hình nhiều đồi núi.
  4. Sự phân mùa khí hậu.

Câu 18. Đặc điểm nào sau đây là của biển Đông?

  1. Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
  2. Là một trong các biển nhỏ ở Thái Bình Dương.
  3. Nằm ở phía Đông của Thái Bình Dương.
  4. Phía Đông và Đông Nam mở ra đại dương.

Câu 19. Ở nước ta hiện nay, tài nguyên thiên nhiên vùng biển có ý nghĩa lớn nhất đối với dân cư ven biển là

  1. Hải sản.
  2. Điện gió.
  3. Khoáng sản.
  4. Du lịch biển.

Câu 20. Vùng biển Nam Trung Bộ là vùng thuận lợi nhất cho nghề làm muối ở nước ta là do

  1. Nhiệt độ cao, nhiều nắng, ít sông lớn đổ ra biển.
  2. Có nhiều bãi cát rộng nhất cả nước.
  3. Cảnh quan xavan chiếm ưu thế.
  4. Tiếp giáp với vùng biển nước sâu.

Câu 21. Lượng ẩm cao do biển Đông mang lại đã ảnh hưởng như thế nào đối với cảnh quan thiên nhiên nước ta?

  1. Xúc tiến mạnh mẽ hơn cường độ vòng tuần hoàn sinh vật.
  2. Làm cho cảnh quan thiên nhiên rừng chiếm ưu thế.
  3. Thảm thực vật xanh tươi quanh năm (trừ những nơi có khí hậu khô hạn).
  4. Làm cho quá trình tái sinh, phục hồi rừng diễn ra nhanh chóng.

Câu 22. Ở nước ta, thời tiết mùa đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng bức là nhờ

  1. Nằm gần Xích đạo, mưa nhiều.
  2. Địa hình 85% là đồi núi thấp.
  3. Chịu tác động thường xuyên của gió mùa.
  4. Tiếp giáp với Biển Đông (trên 3260 km bờ biển).

Câu 23. Hiện nay diện tích rừng ngập mặn bị thu hẹp chủ yếu là do đâu?

  1. Cháy rừng.
  2. Phá để nuôi tôm.
  3. Chiến tranh.
  4. Khai thác gỗ.

Câu 24. Vùng cực Nam Trung Bộ là nơi có nghề làm muối rất lí tưởng vì

  1. Không có bão lại ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.
  2. Có nhiệt độ cao, nhiều nắng, chỉ có vài sông nhỏ đổ ra biển.
  3. Có những hệ núi cao ăn lan ra tận biển nên bờ biển khúc khuỷu.
  4. Có thềm lục địa thoai thoải kéo dài sang tận Ma-lai-xi-a.

Câu 25. Hạn chế lớn nhất của Biển Đông là gì?

  1. Tài nguyên sinh vật biển đang bị suy giảm nghiêm trọng.
  2. Thường xuyên hình thành các đợt thủy triều đỏ.
  3. Hiện tượng sóng thần do hoạt động của động đất núi lửa.
  4. Tác động của các cơn bão nhiệt đới và gió mùa đông bắc.

Câu 26. Vân Phong và Cam Ranh là hai vịnh biển thuộc tỉnh (thành) nào?

  1. Đà Nẵng.
  2. Khánh Hòa.
  3. Bình Thuận.
  4. Quảng Ninh.

—————————————-

  • Địa lý 12 bài 9 – 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

Trên đây TaiLieuViet.vn vừa gửi tới bạn đọc bài viết Lý thuyết Địa lý lớp 12 bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài viết rồi đúng không ạ? Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Địa lý lớp 12 nhé. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, TaiLieuViet.vn mời các bạn tham khảo thêm tài liệu học tập các môn được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Trắc nghiệm Địa lý 12,Giải bài tập Địa Lí 12,Lý thuyết Địa lí 12, Giải Vở BT Địa Lí 12, Giải tập bản đồ Địa lí 12, Tài liệu học tập lớp 12.

Mời các bạn cùng tham khảo thêm bộ đề thi thử THPT theo từng môn dưới đây:

C. Đề thi thử THPT được tải nhiều nhất

  1. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Toán
  2. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Văn
  3. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Anh
  4. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Lý
  5. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Hóa
  6. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Sinh
  7. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Sử
  8. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Địa
  9. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn GDCD