Lý thuyết Địa lý 12 bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long  trình bày kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa Địa lý 12 theo chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chúng tôi hi vọng, thông qua tài liệu này các em học sinh sẽ lĩnh hội kiến thức tốt hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A. Lý thuyết Địa lý 12 bài 41

1. Các bộ phận hợp thành ĐBSCL

  • ĐBSCL gồm 13 tỉnh và thành phố là An Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ.
  • Vị trí địa lí:
    • Bắc giáp ĐNB
    • Tây Bắc giáp Campuchia
    • Tây giáp vịnh Thái Lan
    • Đông giáp biển Đông
  • Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, bao gồm:
    • Phần đất nằm trong phạm vi tác động trực tiếp của sông Tiền và sông Hậu (thượng châu thổ và hạ châu thổ)
    • Phần nằm ngoài phạm vi tác động trực tiếp của 2 sông trên.

2. Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu

a. Thế mạnh:

  • Đất: Có 3 nhóm:
    • Đất phù sa:
    • Đất phèn
    • Đất mặn
    • Các loại đất khác…
  • Khí hậu: Cận xích đạo, thuận lợi cho phát triển, sản xuất nông nghiệp
  • Sông ngòi:
    • Chằng chịt
    • Thuận lợi cho giao thông đường thủy, sản xuất và sinh hoạt
  • Sinh vật:
    • Thực vật: rừng tràm, rừng ngập mặn…
    • Động vật: cá và chim…
  • Tài nguyên biển: nhiều bãi cá, tôm…
  • Khoáng sản: đá vôi, than bùn,…

b. Hạn chế:

  • Thiếu nước về mùa khô
  • Đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn
  • Một vài loại đất thiếu dinh dưỡng, đất quá chặt, khó thoát nước…
  • Tài nguyên khoáng sản bị hạn chế…

3. Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long

  • Có nhiều ưu thế về tự nhiên
  • Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên là vấn đề cấp bách:
    • Cần có nước ngọt để tháo chua rửa mặn vào mùa khô
    • Duy trì và bảo vệ rừng
    • Chuyển dịch cơ cấu nhằm phá thế độc canh
    • Kết hợp khai thác vùng đất liền với mặt biển, đảo, quần đảo
    • Chủ động sống chung với lũ

B. Trắc nghiệm Địa lý 12 bài 41

Câu 1. Chiếm diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là đất

  1. Phù sa ngọt.
  2. Phèn.
  3. Mặn.
  4. Xám.

Câu 2. Ý nào sau đây không đúng với phần thượng châu thổ Đồng bằng sông Cửu Long?

  1. Phần lớn bề mặt có nhiều vùng trũng rộng lớn.
  2. Bị ngập nước vào mùa mưa.
  3. Thường xuyên chịu tác động của thuỷ triều và sóng biển.
  4. Khu vực tương đối cao (2 – 4m so với mực nước biển).

Câu 3. Rừng tràm tập trung chủ yếu ở tỉnh/ thành phố nào?

  1. Cà Mau.
  2. Vĩnh Long.
  3. Kiên Giang.
  4. Long An.

Câu 4. Vấn đề đáng lo ngại nhất của vùng Đồng bằng sông Cửu Long vào mùa khô là?

  1. Xâm nhập mặn.
  2. Thiếu nước tưới.
  3. Triều cường.
  4. Địa hình thấp.

Câu 5. Hai hệ thống sông nào là nguồn cung cấp phù sa cho đồng bằng sông Cửu Long?

  1. Sông Tiền và sông Hậu.
  2. Sông Vàm Cỏ, sông Cửu Long.
  3. Sông Rạch Miếu, sông Hậu.
  4. Sông Tiền, sông Cái.

Câu 6. Phương hướng chính để sử dụng hợp lí đất đai ở Đồng bằng sông Cửu Long là?

  1. Đẩy mạnh thâm canh trên cơ sở thay đổi cơ cấu mùa vụ.
  2. Quy hoạch thủy lợi để cải tạo đất và nâng cao hệ số sử dụng.
  3. Thay đổi cơ cấu mùa vụ, đẩy mạnh phát triển vụ đông.
  4. Đa dạng hóa cây trồng, đẩy mạnh nuôi thủy sản.

Câu 7. Phần thượng châu thổ của Đồng bằng sông Cửu Long có độ cao khoảng bao nhiêu mét so với mực nước biển?

  1. 0 đến 2.
  2. 2 đến 4.
  3. 4 đến 6.
  4. 6 đến 8.

Câu 8. Vấn đề cơ bản nhất của Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay là gì?

  1. Thâm canh trong nông nghiệp.
  2. Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên.
  3. Phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản.
  4. Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu.

Câu 9. Tỉnh nào có diện tích trồng lúa lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long?

  1. Kiên Giang.
  2. Long An.
  3. An Giang.
  4. Đồng Tháp.

Câu 10. Không phải vụ lúa chính ở đồng bằng sông Cửu Long là vụ lúa

  1. Đông xuân.
  2. Hè thu.
  3. Mùa.
  4. Chiêm.

Câu 11. Đồng bằng sông Cửu Long dẫn đầu cả nước về số lượng vật nuôi nào?

  1. Lợn.
  2. Trâu.
  3. Bò.
  4. Vịt.

Câu 12. Mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long kéo dài từ tháng

  1. 11 đến tháng 4 năm sau.
  2. 5 đến tháng 10 năm sau.
  3. 12 đến tháng 4 năm sau.
  4. 5 đến tháng 11 năm sau.

Câu 13. Phát biểu nào sau đây không đúng với tài nguyên đất của Đồng bằng sông Cửu Long?

  1. Đất bị xâm thực, xói mòn và bạc màu chiếm diện tích rộng.
  2. Đất phèn và đất mặn có diện tích lớn hơn đất phù sa ngọt.
  3. Đất phù sa ngọt phân bố thành dải dọc sông Tiền, sông Hậu.
  4. Một vài loại đất thiếu dinh dưỡng hoặc đất quá chặt, khó thoát nước.

Câu 14. Nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long trong việc cải tạo tự nhiên, vì rất cần thiết cho

  1. Thau chua và rửa mặn đất đai.
  2. Ngăn chặn sự xâm nhập mặn.
  3. Hạn chế nước ngầm hạ thấp.
  4. Tăng cường phù sa cho đất.

Câu 15. Khó khăn lớn nhất vào mùa khô của Đồng bằng sông Cửu Long là

  1. Mực nước sông thấp, thủy triều ảnh hưởng mạnh.
  2. Nguy cơ cháy rừng cao, đất nhiễm mặn hoặc phèn.
  3. Đất nhiễm mặn hoặc phèn, mực nước ngầm hạ thấp.
  4. Thiếu nước ngọt trầm trọng, xâm nhập mặn lấn sâu.

Câu 16. Biểu hiện của biến đổi khí hậu thể hiện rõ nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là

  1. Nhiệt độ trung bình năm đã giảm dần.
  2. Xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền.
  3. Mùa khô không rõ rệt.
  4. Nguồn nước ngầm hạ thấp hơn.

Câu 17. Nhân tố nào không là điều kiện tự nhiên thuận lợi để Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng trọng điểm lương thực số một của nước ta?

  1. Tiềm năng lớn về đất phù sa ngọt.
  2. Khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm.
  3. Diện tích đất mặn, đất phèn lớn.
  4. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

Câu 18. Vai trò chủ yếu của rừng ở Đồng bằng sông Cửu Long là

  1. Cung cấp nguồn lâm sản có nhiều giá trị kinh tế.
  2. Đảm bảo cân bằng sinh thái, phòng chống thiên tai.
  3. Giúp phát triển mô hình kinh tế nông, lâm kết hợp.
  4. Tạo thêm diện tích, môi trường nuôi trồng thủy sản.

Câu 19. Vấn đề quan trọng hàng đầu về mùa khô của Đồng bằng sông Cửu Long là

  1. Nước ngọt.
  2. Phân bón.
  3. Bảo vệ rừng.
  4. Cải tạo giống.

Câu 20. Tỉnh nào thuộc Đồng bằng sông Cửu Long có biên giới giáp với Campuchia?

  1. An Giang.
  2. Hậu Giang.
  3. Tiền Giang.
  4. Vĩnh Long.

Câu 21. Phân bố thành dải dọc sông Tiền, sông Hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long là đất

  1. Phèn.
  2. Mặn.
  3. Cát pha.
  4. Phù sa ngọt.

Câu 22. Khoáng sản chủ yếu của Đồng bằng sông Cửu Long là gì?

  1. Đá vôi và than bùn.
  2. Apatit và than đá.
  3. Bôxit và crôm.
  4. Sắt và thiếc.

Câu 23. Khó khăn nào không phải của vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

  1. Phần lớn diện tích là đất phèn, đất mặn.
  2. Thiếu nước trong mùa khô.
  3. Xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền.
  4. Bão và áp thấp nhiệt đới.

Câu 24. Các khoáng sản chủ yếu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay là

  1. Đá vôi, than bùn, dầu khí.
  2. Than nâu, sét, dầu khí.
  3. Đá vôi, sét, cát.
  4. Than đá, cao lanh, dầu khí.

Câu 25. Nhóm đất mặn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long phân bố chủ yếu ở

  1. Ven Biển Đông và ven vịnh Thái Lan.
  2. Đồng Tháp Mười, Kiên Giang.
  3. Bán đảo Cà Mau.
  4. Dọc hai bờ sông Tiền và sông Hậu.

Câu 26. Biện pháp nào sau đây không đúng khi đặt vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

  1. Nước ngọt là vấn đề hàng đầu vào mùa khô.
  2. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả.
  3. Vùng biển khai thác kết hợp mặt biển với đảo, quần đảo và đất liền.
  4. Đẩy mạnh khai khẩn đất hoang hóa, khai thác diện tích đất rừng.

Câu 27. Số tỉnh, thành phố ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay là

  1. 12.
  2. 13.
  3. 14.
  4. 15.

Câu 28. Giải pháp chủ yếu ứng phó với biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long là

  1. Phân bố lại dân cư và sử dụng hiệu quả nguồn lao động.
  2. Bố trí các khu dân cư hợp lí và xây dựng các hệ thống đê.
  3. Sử dụng hợp lí tài nguyên và chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
  4. Khai thác tổng hợp tài nguyên biển và bảo vệ môi trường.

Câu 29. Giải pháp chủ yếu phát huy thế mạnh tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long là

  1. Đẩy mạnh trồng cây hoa màu và trồng rừng ngập mặn.
  2. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cải tạo đất và bảo vệ rừng.
  3. Phát triển công nghiệp chế biến và thúc đẩy xuất khẩu.
  4. Khai hoang, trồng cây ăn quả và phát triển kinh tế biển.

Câu 30. Hạn chế chủ yếu vào mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long đối với phát triển kinh tế – xã hội là

  1. Một số thiên tai xảy ra, diện tích đất phèn và đất mặn mở rộng thêm.
  2. Mực nước sông bị hạ thấp, mặt nước nuôi trồng thủy sản bị thu hẹp.
  3. Nước mặn xâm nhập vào đất liền, độ chua và độ mặn của đất tăng.
  4. Nguy cơ cháy rừng xảy ra ở nhiều nơi, đa dạng sinh học bị đe dọa.

—————————————-

Với nội dung bài Địa lý 12 bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, đặc điểm việc cải tạo thiên nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long…

Như vậy TaiLieuViet đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 12 bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Địa lý 12,Giải bài tập Địa Lí 12,Lý thuyết Địa lí 12, Giải Vở BT Địa Lí 12, Giải tập bản đồ Địa lí 12, Tài liệu học tập lớp 12.

Mời các bạn cùng tham khảo thêm bộ đề thi thử THPT theo các môn dưới đây:

C. Đề thi thử THPT được tải nhiều nhất

  1. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Toán
  2. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Văn
  3. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Anh
  4. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Lý
  5. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Hóa
  6. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Sinh
  7. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Sử
  8. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Địa
  9. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn GDCD