Lý thuyết Địa lý 12 bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên  trình bày kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa Địa lý 12. Chúng tôi hi vọng, thông qua tài liệu này các em học sinh sẽ lĩnh hội kiến thức tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A. Lý thuyết Địa lý 12 bài 37

1. Khái quát chung

a. Vị trí địa lí và lãnh thổ:

  • Diện tích: 54,7 nghìn km2 chiếm 16,9% diện tích cả nước.
  • Dân số: 4,9 tr.người (2006)
  • Mật độ dân số: 86 người/km2.
  • Bao gồm 5 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lắk, Đăk Nông và Lâm Đồng.
  • Tiếp giáp: DHNTB, Đông Nam Bộ, Campuchia và Lào. Đây là vùng duy nhất ở nước ta không giáp biển.

=> Vùng duy nhất không giáp biển.

Dân cư thưa thớt, địa bàn cư trú của nhiều đồng bào dân tộc ít người.

Có vị trí đặc biệt về xây dựng quốc phòng và kinh tế.

b. Các thế mạnh và hạn chế của vùng

2. Phát triển cây công nghiệp lâu năm

  • Là vùng có nhiều tiềm năng phát triển cây công nghiệp
    • Khí hậu có tính chất cận xích đạo nóng ẩm quanh năm.
    • Có các cao nguyên xếp tầng đất đỏ ba dan
    • Thu hút được nhiều lao động, cơ sở chế biến được cải thiện
  • Hiện trạng sản xuất và phân bố

3. Khai thác và chế biến lâm sản

  • Hiện trạng:
    • Là vùng giàu có về tài nguyên rừng so với các vùng khác trên cả nước
    • Nạn phá rừng ngày càng gia tăng
  • Hậu quả:
    • Giảm sút nhanh lớp phủ rừng và trữ lượng gỗ
    • Đe dọa môi trường sống của các loài động vật
    • Hạ mức nước ngầm vào mùa khô
  • Biện pháp: khai thác hợp lí tài nguyên rừng.

4. Khai thác thủy năng kết hợp với thủy lợi

* Ý nghĩa:

  • Phát triển ngành công nghiệp năng lượng.
    – Đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng cho các nhà máy luyện nhôm.
    – Cung cấp nước tưới vào mùa khô, tiêu nước vào màu mưa.
    – Phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản.

B. Trắc nghiệm Địa lý 12 bài 37

Câu 1. Cây công nghiệp quan trọng số một của Tây Nguyên là

  1. Chè.
  2. Hồ tiêu.
  3. Cà phê.
  4. Cao su.

Câu 2. Ý nào sau đây không đúng với vị trí của Tây Nguyên?

  1. Nằm sát duyên hải Nam Trung Bộ.
  2. Giáp với vùng biển Đông rộng lớn.
  3. Giáp với miền hạ Lào và đông bắc Cam-pu-chia.
  4. Giáp với vùng Đông Nam Bộ.

Câu 3. Khí hậu ở vùng Tây Nguyên mang tính chất

  1. Nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh.
  2. Nhiệt đới ẩm gió mùa, không có mùa đông lạnh.
  3. Cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài.
  4. Cận xích đạo với bốn mùa rõ rệt.

Câu 4. Loại khoáng sản có trữ lượng hàng tỉ tấn ở Tây Nguyên là

  1. Crôm.
  2. Mangan.
  3. Sắt.
  4. Bôxit.

Câu 5. Ở Tây Nguyên, công trình thuỷ điện nào có công suất 720 MW?

  1. Xê Xan 3.
  2. Play Krong.
  3. Yaly.
  4. Xê Xan 4.

Câu 6. Tỉnh nào có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước?

  1. Lâm Đồng.
  2. Gia Lai.
  3. Đăk Lăk.
  4. Kon Tum.

Câu 7. Thời kì mùa khô ở Tây Nguyên là thời kì vùng này chịu sự thống trị của gió

  1. Mùa cực đới.
  2. Tín phong Đông Bắc.
  3. Tây Nam.
  4. Đông Nam.

Câu 8. Ở Tây Nguyên, cà phê vối được trồng nhiều nhất ở tỉnh nào?

  1. Kon Tum.
  2. Lâm Đồng.
  3. Gia Lai.
  4. Đăk Lăk.

Câu 9. Nhà máy thủy điện Yaly được xây dựng trên sông

  1. Đa Nhim.
  2. Đồng Nai.
  3. Xêxan.
  4. Xrêpôk.

Câu 10. Ở Tây Nguyên, những vùng có địa hình cao nhất phân bố ở đâu?

  1. Phía Bắc và phía Nam của vùng.
  2. Vùng trung tâm.
  3. Cao nguyên Đăk Lăk.
  4. Cao nguyên Mơ Nông.

Câu 11. Thành phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào?

  1. Di Linh.
  2. Bảo Lộc.
  3. Lâm Viên
  4. Mơ Nông.

Câu 12. Trong các tỉnh và thành phố của Duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên không tiếp giáp với

  1. Đà Nẵng.
  2. Quảng Ngãi.
  3. Ninh Thuận.
  4. Bình Thuận.

Câu 13. Địa điểm nổi tiếng về trồng hoa và rau quả ôn đới ở Tây Nguyên là đâu?

  1. Plâyku.
  2. Buôn Ma Thuột.
  3. Đà Lạt.
  4. Kon Tum.

Câu 14. Thuận lợi của mùa khô đối với sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là

  1. Làm đất badan vụn bở.
  2. Phơi sấy, bảo quản sản phẩm.
  3. Mực nước ngầm hạ thấp.
  4. Cây cối rụng lá.

Câu 15. Tây Nguyên là vùng đứng đầu cả nước về

  1. Diện tích cây cà phê.
  2. Diện tích cây ăn quả.
  3. Trữ năng thủy điện.
  4. Sản lượng cây cao su.

Câu 16. Loại cây nào sau đây không phải là chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên?

  1. Cà phê.
  2. Thuốc lá.
  3. Cao su.
  4. Chè.

Câu 17. Ở Tây Nguyên, các cao nguyên cao 400 – 500m khí hậu khá nóng thuận lợi nhất cho phát triển cây công nghiệp nào sau đây?

  1. Hồi.
  2. Cà phê.
  3. Chè.
  4. Trẩu.

Câu 18. Phát biểu nào sau đây không đúng về phân bố cây trồng công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên?

  1. Cà phê được trồng nhiều nhất ở Đắk Lắk.
  2. Hồ tiêu nhiều nhất ở Kon Tum, Lâm Đồng.
  3. Chè có diện tích lớn nhất ở Lâm Đồng.
  4. Cao su trồng chủ yếu ở Gia Lai, Đắk Lắk.

Câu 19. Đâu không phải là điều kiện thuận lợi để Tây Nguyên phát triển cây cà phê?

  1. Địa hình có nhiều cao nguyên rộng lớn.
  2. Khí hậu có tính chất cận xích đạo.
  3. Mực nước ngầm nằm rất thấp.
  4. Đất ba dan với tầng phong hóa sâu, giàu dinh dưỡng.

Câu 20. Sự khác biệt về vị trí của Tây Nguyên so với các vùng khác là

  1. Không giáp biển.
  2. Giáp với Lào.
  3. Giáp với Campuchia.
  4. Giáp với nhiều vùng.

Câu 21. Số tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên hiện nay là

  1. 4.
  2. 5.
  3. 6.
  4. 7.

Câu 22. Nhà máy thủy điện Yaly có công suất là

  1. 270 MW.
  2. 720 MW.
  3. 1500 MW.
  4. 702 MW.

Câu 23. Nhà máy thủy điện Yaly, Xê Xan 3, Xê Xan 3A, Xê Xan 4, Plây Krông được xây dựng trên sông

  1. Xê Xan.
  2. Đa Krông.
  3. Xrê Pôk.
  4. Đồng Nai.

Câu 24. Phương án nào không phải là giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế – xã hội trong sản xuất cây công nghiệp ở vùng Tây Nguyên?

  1. Tăng nhanh diện tích trồng cây công nghiệp trên cơ sở mở rộng từ đất rừng, đất lâm nghiệp.
  2. Đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp, để vừa hạn chế rủi ro trong tiêu thụ, vừa khai thác hợp lí tài nguyên.
  3. Hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
  4. Đẩy mạnh khâu chế biến các sản phẩm cây công nghiệp và đẩy mạnh xuất khẩu.

Câu 25. Phát biểu nào sau đây không đúng về điều kiện sinh thái nông nghiệp của Tây Nguyên?

  1. Các cao nguyên badan xếp tầng.
  2. Thiếu nước trong mùa khô.
  3. Có hai mùa mưa, khô rõ rệt.
  4. Đất nâu đỏ đá vôi màu mỡ.

Câu 26. Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên là

  1. Hạn chế nạn du canh, góp phần phân bố lại dân cư.
  2. Nâng cao trình độ của lao động, bảo vệ môi trường.
  3. Sử dụng hợp lí tài nguyên, tạo sản phẩm hàng hóa.
  4. Tạo ra mô hình sản xuất mới, giải quyết việc làm.

Câu 27. Điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất của Tây Nguyên để trồng các cây công nghiệp lâu năm là có

  1. Nguồn nước sông, hồ dồi dào.
  2. Mùa khô và mùa mưa rõ rệt.
  3. Địa hình tương đối bằng phẳng.
  4. Đất badan màu mỡ, rộng lớn.

Câu 28. Ý nghĩa chủ yếu của việc đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp ở Tây Nguyên là

  1. Nâng cao chất lượng sản phẩm.
  2. Tăng cao khối lượng nông sản.
  3. Sử dụng hợp lí các tài nguyên.
  4. Nâng cao đời sống người dân.

Câu 29. Yếu tố quan trọng để Tây Nguyên phát triển trồng cây công nghiệp lâu năm là

  1. Có nhiều giống cây lâu năm tốt.
  2. Người dân có nhiều kinh nghiệm.
  3. Đất badan và khí hậu cận xích đạo.
  4. Thị trường rộng lớn.

Câu 30. Nguyên nhân cơ bản nào tạo cho Tây Nguyên có tập đoàn cây trồng đa dạng?

  1. Sự phân hóa khí hậu theo vĩ độ.
  2. Mùa khô kéo dài.
  3. Sự phân hóa khí hậu theo độ cao.
  4. Các vùng khác chuyển giống đến.

Câu 31. Cây công nghiệp quan trọng nhất ở Tây Nguyên là

  1. Cao su.
  2. Chè.
  3. Cà phê.
  4. Điều.

Câu 32. Đặc điểm nào sau đây đúng với khí hậu của Tây Nguyên?

  1. Xích đạo gió mùa nóng quanh năm.
  2. Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
  3. Nhiệt đới ẩm gió mùa phân hóa theo độ cao.
  4. Cận xích đạo gió mùa với 1 mùa mưa và 1 mùa khô kéo dài.

Câu 33. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, xác định tỉnh nào sau đây của Tây Nguyên vừa tiếp giáp với Campuchia vừa tiếp giáp với Lào

  1. Lâm Đồng.
  2. Đắk Nông.
  3. Gia Lai.
  4. Kon Tum.

—————————————-

Với nội dung bài Địa lý 12 bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên các bạn học sinh cùng quý thầy cô chắc hẳn đã nắm vững được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được về khái niệm, đặc điểm và phát triển nền kinh tế xã hội ở Tây Nguyên… Bên cạnh đó TaiLieuViet.vn còn tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm giúp bạn đọc có thể luyện tập được nội dung bài học.

Như vậy TaiLieuViet đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 12 bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên. Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Địa lý lớp 12 nhé. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, TaiLieuViet.vn mời các bạn tham khảo thêm tài liệu học tập các môn được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Trắc nghiệm Địa lý 12,Giải bài tập Địa Lí 12,Lý thuyết Địa lí 12, Giải Vở BT Địa Lí 12, Giải tập bản đồ Địa lí 12, Tài liệu học tập lớp 12.

Mời các bạn cùng tham khảo thêm bộ đề thi thử THPT theo từng môn dưới đây.

C. Đề thi thử THPT được tải nhiều nhất

  1. Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Toán
  2. Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Văn
  3. Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Anh
  4. Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Lý
  5. Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Hóa
  6. Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Sinh
  7. Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Sử
  8. Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Địa
  9. Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn GDCD