Lý thuyết Địa lý 12 bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta vừa được TaiLieuViet.vn sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết trình bày tóm tắt phần lý thuyết cơ bản trong chương trình Địa lý 12 về đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta, kèm bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 12 bài 16. Đây là tài liệu hữu ích giúp các em ghi nhớ lý thuyết và vận dụng vào làm bài tập để ghi nhớ kiến thức lâu hơn. Chúc các em học tốt. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

A. Lý thuyết Địa lý 12 bài 16

1. Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc

  • Đông dân:
    • Theo số liệu thống kê của cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở vào ngày 1/4/2009 dân số nước ta là: 85.789.537 người. Đứng thứ 3 Đông Nam Á, thứ 13 thế giới.
    • Đánh giá: Nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
    • Khó khăn: phát triển kinh tế, giải quyết việc làm…
  • Nhiều thành phần dân tộc:
    • Có 54 dân tộc, dân tộc Kinh chiếm 86,2%, còn lại là các dân tộc ít người.
    • Thuận lợi: đa dạng về bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc.
    • Khó khăn: sự phát triển không đều về trình độ và mức sống giữa các dân tộc.

2. Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ

a. Dân số còn tăng nhanh:

  • Bình quân mỗi năm tăng thêm 947 nghìn người.
  • Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm.
    • Ví dụ: giai đoạn 1989 – 1999 tỉ lệ gia tăng dân số trung bình là 1,7% đến giai đoạn 2002 – 2005 là 1,32%.
  • Hậu quả của sự gia tăng dân số: tạo nên sức ép lớn về nhiều mặt.

b. Cơ cấu dân số trẻ:

  • Trong độ tuổi lao động chiếm 64%, mỗi năm tăng thêm khoảng 1,15 triệu người.
  • Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào, năng động, sáng tạo.
  • Khó khăn sắp xếp việc làm.

3. Phân bố dân cư chưa hợp lí

  • Đồng bằng tập trung 75% dân số.
    • (Ví dụ: Đồng bằng sông Hồng mật độ 1225 người/km2); miền núi chiếm 25% dân số (Vùng Tây Bắc 69 người/km2).
    • Nông thôn chiếm 73,1% dân số, thành thị chiếm 26,9% dân số.
  • Nguyên nhân:
    • Điều kiện tự nhiên.
    • Lịch sử định cư.
    • Trình độ phát triển KT-XH, chính sách…

4. Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu nguồn lao động nước ta

  • Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số, đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
  • Xây dựng chính sách di cư phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng.
  • Xây dựng quy hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.
  • Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn, có giải pháp mạnh và chính sách cụ thể mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. Đổi mới mạnh mẽ phương thức đào tạo người lao động xuất khẩu có tác phong công nghiệp.
  • Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi, phát triển công nghiệp nông thôn để khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước.

B. Trắc nghiệm Địa lý 12 bài 16

Câu 1. Vùng có mật độ dân số thấp nhất nước ta là

  1. Tây Nguyên.
  2. Tây Bắc.
  3. Đông Bắc.
  4. cực Nam Trung Bộ.

Câu 2. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi nhằm

  1. Hạ tỉ lệ tăng dân ở khu vực này.
  2. Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng.
  3. Tăng dần tỉ lệ dân thành thị trong cơ cấu dân số.
  4. Phát huy truyền thống sản xuất của các dân tộc ít người.

Câu 3. Dân số nước ta phân bố không đều đã ảnh hưởng xấu đến

  1. Việc phát triển giáo dục và y tế cho người dân.
  2. Khai thác tài nguyên và sử dụng nguồn lao động.
  3. Vấn đề giải quyết việc làm cho người dân.
  4. Nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Câu 4. Để thực hiện tốt công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình, cần quan tâm trước hết đến

  1. Các vùng nông thôn và các bộ phận của dân cư.
  2. Các vùng nông nghiệp lúa nước độc canh, năng suất thấp.
  3. Vùng đô thị với dân cư đông đúc, biên giới hải đảo.
  4. Người dân Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Câu 5. Trong điều kiện nền kinh tế của nước ta hiện nay, tác động của dân đông và gia tăng nhanh là

  1. Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
  2. Lao động dồi dào, đời sống nhân dân sẽ được cải thiện.
  3. Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức.
  4. Người dân đi sang các nước khác càng nhiều.

Câu 6. Gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta cao nhất là thời kì từ

  1. 1943 đến 1954.
  2. 1954 đến 1960.
  3. 1960 đến 1970.
  4. 1970 đến 1975.

Câu 7. Năm 2006, dân số nước ta là  84.156 nghìn người. Với số dân đó nước ta đứng hàng thứ 3 khu vực Đông Nam Á sau 2 quốc gia là

  1. Indonexia và Lào.
  2. Indonexia và Thái Lan.
  3. Indonexia và Mianma.
  4. Indonexia và Philippin.

Câu 8. Hệ quả nào sau đây không phải do đặc điểm dân số đông mang lại?

  1. Nguồn lao động dồi dào.
  2. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
  3. Việc làm trở nên gay gắt.
  4. Đa dạng về bản sắc văn hoá dân tộc.

Câu 9. Trong các đơn vị hành chính (tỉnh, thành phố) của nước ta, đơn vị có số dân đông nhất là

  1. TP. Hồ Chí Minh.
  2. Nghệ An.
  3. Thanh Hóa.
  4. TP. Hà Nội.

Câu 10. Dân tộc Việt (Kinh) thuộc ngữ hệ nào?

  1. Hán – Tạng.
  2. Nam Á.
  3. Nam Đảo.
  4. Hmông – Dao.

Câu 11. Hiện nay, Việt Nam đang trong giai đoạn

  1. Cơ cấu dân số trẻ.
  2. Cơ cấu dân số vàng.
  3. Cơ cấu dân số già
  4. Cơ cấu dân số ổn định.

Câu 12. Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm dân tộc của nước ta?

  1. Các dân tộc ít người sống tập trung chủ yếu ở đồng bằng.
  2. Mức sống của một bộ phận dân tộc ít người còn thấp.
  3. Dân tộc Kinh chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tổng số dân.
  4. Có nhiều thành phần dân tộc, bản sắc văn hoá đa dạng.

Câu 13. Dân cư nước ta phân bố không đều gây khó khăn lớn nhất cho việc

  1. Nâng cao tay nghề lao động.
  2. Bảo vệ tài nguyên môi trường.
  3. Nâng cao chất lượng cuộc sống.
  4. Sử dụng có hiệu quả nguồn lao động.

Câu 14. Ở nước ta, dân tộc Hoa tập trung đông nhất ở vùng nào?

  1. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  2. Đồng bằng sông Hồng.
  3. Đồng bằng sông Cửu Long.
  4. Đông Nam Bộ.

Câu 15. Dân tộc nào sau đây chiếm tỉ lệ lớn nhất trong dân số nước ta?

  1. Ê-đê.
  2. Việt (Kinh).
  3. Mường.
  4. Tày.

Câu 16. Phát biểu nào sau đây không đúng về dân số nước ta hiện nay?

  1. Số lượng luôn cố định.
  2. Cơ cấu tuổi thay đổi.
  3. Quy mô lớn.
  4. Nhiều dân tộc.

Câu 17. Phát biểu nào sau đây đúng với dân cư ở vùng đồng bằng nước ta?

  1. Tỉ suất sinh cao hơn miền núi.
  2. Mật độ dân số nhỏ hơn miền núi.
  3. Có rất nhiều dân tộc ít người.
  4. Chiếm phần lớn số dân cả nước.

Câu 18. Phát biểu nào sau đây không đúng về dân nông thôn nước ta hiện nay?

  1. Số lượng đông hơn dân thành thị.
  2. Trình độ khoa học kĩ thuật cao.
  3. Có tỉ lệ lớn hơn dân thành thị.
  4. Hoạt động chủ yếu nông nghiệp.

Câu 19. Đặc điểm nổi bật về dân số nước ta là

  1. Dân số đông, gia tăng dân số đang giảm dần.
  2. Dân cư phân bố tương đối đồng đều.
  3. Dân số trẻ và thay đổi không đáng kể.
  4. Tỉ suất sinh thô và tử thô vẫn còn cao.

Câu 20. Phát biểu nào sau đây không đúng về đặc điểm dân số nước ta hiện nay?

  1. Có nhiều dân tộc ít người.
  2. Gia tăng tự nhiên rất cao.
  3. Dân tộc Kinh là đông nhất.
  4. Có quy mô dân số lớn.

Câu 21. Dân số đông đem lại thuận lợi nào sau đây cho nền kinh tế nước ta?

  1. Chất lượng lao động cao.
  2. Có nhiều việc làm mới.
  3. Nguồn lao động dồi dào.
  4. Thu nhập người dân tăng.

Câu 22. Phát biểu nào sau đây không đúng về dân thành thị nước ta hiện nay?

  1. Quy mô nhỏ hơn nông thôn.
  2. Số lượng tăng qua các năm.
  3. Tỉ lệ thấp hơn dân nông thôn.
  4. Phân bố đều giữa các vùng.

Câu 23. Việc phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước mang lại ý nghĩa nào dưới đây?

  1. Thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa ở nước ta.
  2. Nhằm thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình.
  3. Nhằm sử dụng hợp lí nguồn lao động và khai thác tài nguyên.
  4. Đảm bảo cho dân cư giữa các vùng lãnh thổ phân bố đều hơn.

Câu 24. Nguyên nhân chủ yếu nào khiến tỉ lệ dân thành thị của nước ta còn thấp?

  1. Kinh tế chính của nước ta là nông nghiệp thâm canh lúa nước.
  2. Trình độ phát triển công nghiệp của nước ta chưa cao.
  3. Dân ta thích sống ở nông thôn hơn vì mức sống thấp.
  4. Nước ta không có nhiều thành phố lớn.

Câu 25. Sự đa dạng về thành phần dân tộc của nước ta do nhân tố nào quyết định?

  1. Lịch sử phát triển lâu đời.
  2. Nền nông nghiệp thâm canh lúa nước.
  3. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ.
  4. Giàu tài nguyên khoáng sản.

Câu 26. Thành phần dân tộc của Việt Nam phong phú và đa dạng là do

  1. Loài người định cư khá sớm.
  2. Nước ta là nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư lớn trong lịch sử.
  3. Có nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc dân tộc.
  4. Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của thế giới.

Câu 27. Ở nước ta, tỉ suất tử thô cao nhất thuộc về khu vực

  1. Thành thị.
  2. Miền núi, vùng cao.
  3. Đồng bằng châu thổ.
  4. Vùng ven biển.

Câu 28. Hiện nay ở nước ta, tỉ lệ sinh ở các vùng nông thôn còn cao là do

  1. Mức sống của người dân ngày càng được nâng cao.
  2. Nhận thức của người dân chưa cao.
  3. Tiềm năng tự nhiên ở đây còn nhiều.
  4. Tuổi kết hôn ngày càng cao.

Câu 29. Nhân tố nào sau đây có tính quyết định đến sự phân bố dân cư nước ta hiện nay?

  1. Lịch sử khai thác lãnh thổ.
  2. Tài nguyên thiên nhiên.
  3. Quá trình xuất, nhập cư.
  4. Trình độ phát triển kinh tế.

Câu 30. Nhân tố nào tác động mạnh nhất đến phân bố dân cư?

  1. Điều kiện tự nhiên.
  2. Cơ sở hạ tầng.
  3. Điều kiện kinh tế – xã hội.
  4. Lịch sử khai thác lãnh thổ.

Câu 31. Hiện nay, dân số nước ta có tỉ suất sinh tương đối thấp là do

  1. Số người trong độ tuổi sinh đẻ ít.
  2. Thực hiện tốt công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình.
  3. Đời sống nhân dân khó khăn.
  4. Xu hướng sống độc thân ngày càng phổ biến.

Câu 32. Sự gia tăng dân số nhanh hiện nay ở nước ta đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc

  1. Phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
  2. Cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân.
  3. Khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
  4. Mở rộng thị trường tiêu thụ.

—————————————-

Trên đây, TaiLieuViet đã giới thiệu tới các bạn Lý thuyết Địa lý lớp 12 bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết đã gửi tới bạn đọc Lý thuyết Địa lí 12 bài 16.Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn nhé.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số các tài liệu học tập được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục: Trắc nghiệm Địa lý 12,Giải bài tập Địa Lí 12,Lý thuyết Địa lí 12, Giải Vở BT Địa Lí 12, Giải tập bản đồ Địa lí 12, Tài liệu học tập lớp 12. được cập nhật liên tục trên TaiLieuViet.

Mời các bạn cùng tham khảo thêm bộ đề thi thử THPT theo từng môn dưới đây:

C. Đề thi thử THPT được tải nhiều nhất

  1. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Toán
  2. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Văn
  3. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Anh
  4. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Lý
  5. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Hóa
  6. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Sinh
  7. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Sử
  8. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Địa
  9. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn GDCD