Chúng tôi xin giới thiệu bài Giải Địa lý 8 Chân trời sáng tạo bài 11: Đặc điểm chung và sự phân bố của lớp phủ thổ nhưỡng được TaiLieuViet sưu tầm và tổng hợpvới lời giải chi tiết, rõ ràng theo khung chương trình sách giáo khoa Lịch sử và Địa lý 8 Chân trời sáng tạo. Mời các em cùng tham khảo để nắm được nội dung bài học

Câu hỏi trang 131 Địa Lí 8: Vậy đặc điểm chung và sự phân bố đất của nước ta được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

– Đặc điểm chung: thổ nhưỡng của Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa, gồm 3 nhóm đất chính: đất feralit; đất phù sa và đất mùn núi cao

– Phân bố:

+ Đất feralit: phân bố chủ yếu ở các tỉnh trung du và miền núi

+ Đất phù sa: phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng ven biển miền Trung

+ Đất mùn núi cao: phân bố rải rác ở các khu vực núi có độ cao từ 1600 – 1700 m trở lên dưới thảm rừng cận nhiệt hoặc ôn đới trên núi

1. Tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng

Câu hỏi trang 131 Địa Lí 8: Dựa vào hình 11.1 và thông tin trong bài, em hãy chứng minh tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng nước ta.

Địa lí 8 Chân trời sáng tạo bài 11 trang 131, 133

Trả lời:

– Tính chất nhiệt đới gió mùa là đặc điểm cơ bản của thổ nhưỡng nước ta, thể hiện:

+ Ở khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh tạo nên lớp thổ nhưỡng dày.

+ Lượng mưa tập trung theo mùa rửa trôi các chất dễ tan đồng thời tích tụ oxit sắt và oxit nhôm tạo nên đất feralit có màu chủ đạo là đỏ vàng. => Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng của nước ta.

+ Đất feralit thường bị rửa trôi, xói mòn mạnh, đặc biệt là ở những nơi mất đi lớp phủ thực vật. Các vật liệu theo dòng nước được bồi tụ ở các đồng bằng hạ lưu sông.

2. Phân bố các nhóm đất chính ở nước ta

Câu hỏi trang 131 Địa Lí 8: Dựa vào hình 11.2 và thông tin trong bài em hãy trình bày đặc điểm phân bố của các nhóm đất feralit, đất phù sa và đất mùn núi cao.

Trả lời:

– Nhóm đất feralit (chiếm tới 65% diện tích đất tự nhiên): phân bố ở các khu vực đồi núi, trong đó:

+ Đất feralit hình thành trên đá bazan: phân bố tập trung ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và rải rác ở Bắc Trung Bộ, Tây Bắc,..

+ Đất feralit hình thành trên đá vôi: phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Bắc.

+ Đất feralit hình thành trên các loại đá khác (chiếm diện tích lớn nhất): phân bố rộng khắp ở nhiều vùng đồi núi thấp

– Nhóm đất phù sa (chiếm khoảng 24% diện tích đất tự nhiên):

+ Phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng ven biển miền Trung.

+ Ngoài ra, đất phù sa còn có ở ven thung lũng sông của các khu vực khác nhưng với diện tích không lớn.

– Nhóm đất mùn núi cao (chiếm khoảng 11% diện tích đất tự nhiên), phân bố rải rác ở các khu vực núi có độ cao từ 1600 – 1700 m trở lên dưới thảm rừng cận nhiệt hoặc ôn đới trên núi.

3. Luyện tập – Vận dụng

Luyện tập 1 trang 133 Địa Lí 8: Giải thích vì sao quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng của nước ta.

Trả lời:

– Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng của nước ta, vì:

Trả lời:

Địa lí 8 Chân trời sáng tạo bài 11 trang 131, 133

Vận dụng 3 trang 133 Địa Lí 8: Địa phương em có nhóm đất nào? Em hãy thu thập thông tin về đặc điểm của nhóm đất đó.

Trả lời:

(*) Hướng dẫn: Học sinh căn cứ vào thực tiễn để trả lời.

(*) Tham khảo:

– Địa phương em (thành phố Hà Nội) có nhóm đất phù sa

– Thông tin về nhóm đất phù sa:

+ Chiếm khoảng 24% diện tích đất tự nhiên.

+ Phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng duyên hải miền Trung.

+ Đặc điểm: đất phù sa được hình thành do sản phẩm bồi đắp của sự phù sa, các hệ thống sông và phù sa biển. Nhìn chung, đất phù sa có độ phì cao, rất giàu dinh dưỡng.

+ Giá trị sử dụng: phù sa là nhóm đất phù hợp để sản xuất lương thực, cây công nghiệp hàng năm và cây ăn quả. Đất phù sa ở các cửa sông, ven biển có nhiều lợi thế để phát triển ngành thủy sản.

————————————-

Trên đây, TaiLieuViet đã gửi tới các bạn Giải Địa lý 8 bài 11: Đặc điểm chung và sự phân bố của lớp phủ thổ nhưỡng CTST.

  • Địa lý 8 Chân trời sáng tạo bài 12

Bắt đầu năm học 2023 – 2024 trở đi sẽ được giảng dạy theo 3 bộ sách: Chân trời sáng tạo; Kết nối tri thức với cuộc sống và Cánh diều. Việc lựa chọn giảng dạy bộ sách nào sẽ tùy thuộc vào các trường. Để giúp các thầy cô và các em học sinh làm quen với từng bộ sách mới, TaiLieuViet sẽ cung cấp lời giải bài tập sách giáo khoa, sách bài tập, trắc nghiệm toán từng bài và các tài liệu giảng dạy, học tập khác. Mời các bạn tham khảo qua đường link bên dưới:

  • Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
  • Lịch sử Địa lí 8 Cánh diều
  • Lịch sử Địa lí 8 Kết nối tri thức