Giải Địa lý 8 Chân trời sáng tạo bài 10: Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước được TaiLieuViet sưu tầm và tổng hợpvới lời giải chi tiết, rõ ràng theo khung chương trình sách giáo khoa Lịch sử và Địa lý 8 Chân trời sáng tạo. Mời các em cùng tham khảo để nắm được nội dung bài học
Câu hỏi trang 127 Địa Lí 8: Hãy nêu một số vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước đối với các hoạt động kinh tế của nước ta.
Trả lời:
– Một số vai trò của tài nguyên khí hậu với phát triển kinh tế:
+ Khí hậu nước ta cho phép phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới với sản phẩm đa dạng, phong phú, có giá trị kinh tế cao.
+ Khí hậu ảnh hưởng đến việc tổ chức và thực hiện các hoạt động du lịch.
– Một số vai trò của tài nguyên nước với phát triển kinh tế:
+ Cung cấp nước cho sản xuất công nghiệp và nông nghiệp.
+ Thúc đẩy sự phát triển của các ngành: thủy điện; giao thông đường thủy; du lịch; khai thác và nuôi trồng thủy sản
Mục Lục
Toggle1. Vai trò của khí hậu
Câu hỏi trang 127 Địa Lí 8: Dựa vào hình 10.1, hình 10.2 và các thông tin trong bài, em hãy phân tích những ảnh hưởng của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp nước ta.
Trả lời:
* Thuận lợi
– Khí hậu nước ta cho phép phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới, gồm các cây trồng và vật nuôi có giá trị kinh tế và năng suất cao.
– Nguồn nhiệt ẩm phong phú làm cho cây cối xanh tươi quanh năm, sinh trưởng nhanh, do đó, hoạt động trồng trọt diễn ra quanh năm (từ 2 – 3 vụ/năm) với nhiều hình thức canh tác như: xen canh, luân canh, gối vụ,…
– Khí hậu có sự phân hoá đã:
+ Tạo nên sự đa dạng về sản phẩm nông nghiệp, gồm sản phẩm vùng nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới;
+ Thúc đẩy hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp lớn trên khắp cả nước như: vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm, cây dược liệu cận nhiệt và ôn đới ở Trung du và miền núi Bắc Bộ; vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên; vùng chuyên canh cây lúa ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long,…
* Khó khăn:
– Nhiều thiên tai thường xuyên xảy ra (ví dụ: bão, lũ lụt, hạn hán, gió Tây khô nóng, sương muối, mưa đá…) gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.
– Khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện cho sâu bệnh, dịch bệnh, nấm mốc phát triển gây hại cho cây trồng, vật nuôi.
Câu hỏi trang 128 Địa Lí 8: Dựa vào hình 10.3 và thông tin trong bài, em hãy phân tích vai trò của khí hậu đối với phát triển du lịch ở một địa điểm du lịch nổi tiếng của nước ta.
Trả lời:
(*) Tham khảo: Vai trò của khí hậu đối với sự phát triển du lịch Đà Lạt
(*) Trình bày:
– Đà Lạt nằm ở độ cao 1500 m so với mực nước biển, thuộc cao nguyên Lâm Viên của tỉnh Lâm Đồng. Khí hậu Đà Lạt ôn hòa, quanh năm dịu mát với ngưỡng nhiệt trung bình khoảng 18oC đến 19oC; không khí trong lành, mát mẻ. Do địa hình cao và được bao phủ bởi núi rừng nên Đà Lạt thường xuyên có sương mù.
=> Với những đặc điểm khí hậu thú vị như vậy, nên các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng rất phát triển ở Đà Lạt, thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm.
2. Tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở một lưu vực sông
Câu hỏi trang 129 Địa Lí 8: Dựa vào hình 10.4 và thông tin trong bài em hãy lấy ví dụ chứng minh tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở một lưu vực sông.
– Các hồ chứa nước có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống và sản xuất. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng tài nguyên nước cần chú ý đến vấn đề bảo vệ chất lượng nguồn nước.
3. Luyện tập – Vận dụng
Luyện tập 1 trang 130 Địa Lí 8: Nêu ví dụ ảnh hưởng của một thiên tai đối với sản xuất nông nghiệp ở nước ta.
Trả lời:
(*) Tham khảo: Ảnh hưởng của mưa lớn đến sản xuất nông nghiệp tại một số huyện thuộc tỉnh Hải Dương.
– Do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với hoàn lưu vùng áp thấp suy yếu từ cơn bão số 7, ngày 11/10/2022, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Hải Dương tiếp tục có mưa vừa đến mưa to, gây ngập úng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp:
+ Tại huyện Bình Giang, có hơn 500ha lúa bị đổ, chủ yếu là lúa nếp ở các xã Thúc Kháng, Long Xuyên và Thái Hòa và hơn 80ha cây vụ đông mới trồng bị ảnh hưởng do mưa úng.
+ Tại huyện Gia Lộc, ghi nhận hơn 450ha lúa mùa đã bị đổ và khoảng 1.100 ha rau màu bị ảnh hưởng do mưa úng.
+ Tại huyện Nam Sách cũng có khoảng 96 ha rau màu bị ngập úng, trong đó có khoảng 38 ha có nguy cơ bị thiệt hại nặng, tập trung ở các xã Thái Tân và Minh Tân.
Luyện tập 2 trang 130 Địa Lí 8: Cho biết ảnh hưởng của khí hậu đối với việc phát triển du lịch tại một điểm cụ thể nêu ở hình 10.3
Trả lời:
(*) Lựa chọn: điểm du lịch Đà Lạt
– Một số đặc trưng khí hậu tại thành phố Đà Lạt:
+ Khí hậu ôn hòa, quanh năm dịu mát với ngưỡng nhiệt trung bình 18oC
+ Số giờ nắng > 2100 giờ/ năm.
+ Có hai mùa (mưa, khô) rõ rệt.
+ Lượng mưa trung bình năm khoảng 1562 mm.
+ Thường xuyên có sương mù.
+ Ít khi xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan, như: bão, lũ lụt, hạn hán,…
– Ảnh hưởng đến du lịch:
+ Đà Lạt có thể phát triển nhiều hoạt động du lịch nghỉ dưỡng.
+ Hoạt động du lịch diễn ra quanh năm.
Vận dụng 3 trang 130 Địa Lí 8: Thực hiện một trong hai nhiệm vụ sau:
Nhiệm vụ 1. Em hãy đóng vai hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu về đặc trưng khí hậu tại một địa điểm du lịch mà em biết.
Nhiệm vụ 2. Em hãy sưu tầm thông tin và viết một đoạn văn ngắn về thực trạng sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở một lưu vực sông cụ thể.
Trả lời:
(*) Lựa chọn: Thực hiện nhiệm vụ 1
(*) Trình bày: Giới thiệu đặc trưng khí hậu tại Sa Pa
Sa Pa nằm sát chí tuyến trong vành đai Á nhiệt đới Bắc bán cầu, có khí hậu ôn đới lạnh với hai mùa điển hình. Mùa hè mát mẻ, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, mùa đông lạnh giá, ít mưa kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau .
Do ảnh hưởng của các yếu tố địa hình, địa mạo phức tạp, bị chia cắt mạnh và với vị trí địa lý đặc biệt nên khí hậu Sa Pa có các đặc trưng cơ bản sau:
– Nhiệt độ:
+ Nhiệt độ trung bình hàng năm là 15,4oC; nhiệt độ trung bình từ 18 – 200oC vào tháng mùa hè, vào các tháng mùa đông 10 – 120C.
+ Nhiệt độ tối cao tuyệt đối 33oC vào tháng 4, ở các vùng thấp.
+ Nhiệt độ xuống thấp nhất vào tháng 1 là 0oC (có những năm xuống tới âm 3,2oC).
+ Tuy nhiên do đặc điểm địa hình của các khu vực khác nhau nên tạo ra các vùng sinh thái khác nhau và có nhiệt độ khác nhau trong cùng một thời điểm.
– Nắng:
+ Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm biến động trong khoảng 1.400 – 1.460 giờ.
+ Số ngày nắng không đều giữa các tháng, mùa hè số giờ nắng nhiều, tháng 4 hàng năm từ 180 – 200 giờ, tháng 10 số giờ nắng ít nhất, khoảng 30 – 40 giờ.
– Độ ẩm:
+ Độ ẩm không khí tương đối bình quân hàng năm từ 85 – 90%.
+ Do sương mù nhiều, càng lên cao càng dày đặc, đặc biệt trong những thung lũng kín và khuất gió khí hậu ẩm ướt hơn các khu vực khác.
– Lượng mưa:
+ Tổng lượng mưa bình quân hàng năm khoảng 2.762 mm, cao nhất 3.484 mm và phân bố không đều qua các tháng; mưa cũng phụ thuộc vào địa hình từng khu vực, càng lên cao mưa càng lớn.
+ Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm khoảng 80 % lượng mưa cả năm. Các tháng ít mưa có lượng mưa trung bình từ 50 – 100 mm/tháng.
+ Mưa đá hay xảy ra vào các tháng 2, 3,4 và không thường xuyên trong các năm.
– Gió:
+ Sa Pa có hai hướng gió chính và được phân bố theo hai mùa: mùa hè có gió Tây và Tây Bắc, mùa đông có gió Bắc và Đông Bắc.
+ Ngoài ra Sa Pa còn chịu ảnh hưởng của gió Ô Quí Hồ (gió địa phương) khô nóng, thường xuất hiện vào các tháng 2, 3, 4.
– Giông: Hay gặp vào mùa hè, sau mỗi cơn giông thường có mưa to kéo theo lũ nguồn, lũ quét ở những khu vực có địa hình cao, dốc.
– Sương:
+ Sương mù thường xuất hiện phổ biến trong năm, đặc biệt vào mùa đông một số nơi có mức độ rất dày.
+ Trong các đợt rét đậm, ở những vùng núi cao và thung lũng kín gió còn có cả sương muối, băng giá, tuyết. mỗi đợt kéo dài 2 – 3 ngày, gây ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông, lâm nghiệp.
– Nhận xét chung:
+ Do địa hình cao, chia cắt phức tạp, phía Tây và Tây Nam được dãy Hoàng Liên Sơn bao bọc, khí hậu Sa Pa có những nét điển hình riêng và phân chia thành hai vùng khí hậu là vùng cao và vùng thấp, tạo nên sự đa dạng về sản xuất nông lâm nghiệp.
+ Khí hậu Sa Pa mát mẻ và trong lành là nơi nghỉ mát lý tưởng của khách du lịch trong và ngoài nước.
+ Tuy nhiên các hiện tượng tuyết rơi, băng giá, mưa đá, sương muối cũng ảnh hưởng tới sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
————————————-
Trên đây, TaiLieuViet đã gửi tới các bạn Giải Địa lý 8 bài 10: Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước CTST.
- Địa lý 8 Chân trời sáng tạo bài 11
Bắt đầu năm học 2023 – 2024 trở đi sẽ được giảng dạy theo 3 bộ sách: Chân trời sáng tạo; Kết nối tri thức với cuộc sống và Cánh diều. Việc lựa chọn giảng dạy bộ sách nào sẽ tùy thuộc vào các trường. Để giúp các thầy cô và các em học sinh làm quen với từng bộ sách mới, TaiLieuViet sẽ cung cấp lời giải bài tập sách giáo khoa, sách bài tập, trắc nghiệm toán từng bài và các tài liệu giảng dạy, học tập khác. Mời các bạn tham khảo qua đường link bên dưới:
- Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
- Lịch sử Địa lí 8 Cánh diều
- Lịch sử Địa lí 8 Kết nối tri thức
Related posts
Tài liệu nổi bật
Categories
- Âm Nhạc – Mỹ Thuật Lớp 9 (17)
- Âm nhạc lớp 6 – KNTT (31)
- Âm Nhạc Lớp 7- CTST (23)
- Bài tập Toán 9 (8)
- Chưa phân loại (32)
- Chuyên đề Hóa học 12 (196)
- Chuyên đề Sinh học lớp 12 (61)
- Chuyên đề Toán 9 (50)
- Công Nghệ Lớp 10- CD (58)
- Công Nghệ Lớp 10- KNTT (52)
- Công nghệ Lớp 11 – KNTT (22)
- Công Nghệ Lớp 6 – CTST (15)
- Công Nghệ Lớp 6 – KNTT (16)
- Công Nghệ Lớp 7- CTST (18)
- Công Nghệ Lớp 7- KNTT (19)
- Công nghệ Lớp 8 – CD (21)
- Công nghệ Lớp 8 – CTST (18)
- Công nghệ Lớp 8 – KNTT (7)
- Công Nghệ Lớp 9 (114)
- Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn (35)
- Địa Lí Lớp 10- CD (99)
- Địa Lí Lớp 10- KNTT (77)
- Địa lí Lớp 11 – CD (31)
- Địa lí Lớp 11 – CTST (23)
- Địa lí Lớp 11 – KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 12 (134)
- Địa lí Lớp 6 – CTST (36)
- Địa lí Lớp 6 – KNTT (30)
- Địa Lí Lớp 7- CTST (22)
- Địa Lí Lớp 7- KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 9 (290)
- GDCD 12 (28)
- GDCD Lớp 6 – CTST (8)
- GDCD Lớp 6 – KNTT (12)
- GDCD Lớp 9 (94)
- Giải bài tập Địa Lí 12 (12)
- Giải bài tập SGK Toán 12 (8)
- Giải bài tập Sinh học 12 (45)
- Giải SBT Hóa học 12 (71)
- Giải vở BT Văn 9 (122)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- CTST (12)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- KNTT (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CD (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CTST (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – KNTT (10)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- CD (12)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- KNTT (12)
- Hóa Học Lớp 10- CD (30)
- Hóa Học Lớp 10- KNTT (61)
- Hoá Học Lớp 11 – CD (19)
- Hoá học Lớp 11 – CTST (19)
- Hoá học Lớp 11 – KNTT (25)
- Hóa Học Lớp 12 (130)
- Hóa Học Lớp 9 (717)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 10- KNTT (52)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- CTST (40)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- KNTT (16)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CD (19)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CTST (9)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – KNTT (18)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – CTST (46)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – KNTT (57)
- Khoa Học Tự Nhiên Lớp 7- CTST (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CD (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CTST (33)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – KNTT (37)
- Kinh Tế & Pháp Luật Lớp 10 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CTST (11)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – KNTT (11)
- Lịch Sử Lớp 10- CD (34)
- Lịch Sử Lớp 10- CTST (20)
- Lịch Sử Lớp 10- KNTT (42)
- Lịch sử Lớp 11 – CTST (13)
- Lịch sử Lớp 11 – KNTT (13)
- Lịch sử Lớp 6 – CTST (21)
- Lịch sử Lớp 6 – KNTT (22)
- Lịch Sử Lớp 7- CTST (19)
- Lịch sử lớp 7- KNTT (18)
- Lịch Sử Lớp 9 (148)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – CTST (40)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – KNTT (33)
- Lý thuyết Địa lý 12 (4)
- Lý thuyết Lịch sử lớp 9 (33)
- Lý thuyết Ngữ Văn (83)
- Lý thuyết Ngữ Văn 12 (18)
- Lý thuyết Sinh học 12 (41)
- Mở bài – Kết bài hay (55)
- Mở bài lớp 12 hay (24)
- Nghị luận xã hội (34)
- Ngữ Văn Lớp 10- CD (113)
- Ngữ Văn Lớp 10- CTST (79)
- Ngữ Văn Lớp 10- KNTT (198)
- Ngữ Văn Lớp 11 – CD (51)
- Ngữ văn Lớp 11 – CTST (89)
- Ngữ Văn Lớp 11 – KNTT (107)
- Ngữ Văn Lớp 12 (379)
- Ngữ Văn Lớp 6 – KNTT (293)
- Ngữ Văn Lớp 7- CTST (103)
- Ngữ Văn Lớp 7- KNTT (66)
- Ngữ văn Lớp 8 – CD (48)
- Ngữ văn Lớp 8 – CTST (123)
- Ngữ văn Lớp 8 – KNTT (196)
- Ngữ Văn Lớp 9 (28)
- Phân tích các tác phẩm lớp 12 (12)
- Sinh Học Lớp 10- CD (49)
- Sinh Học Lớp 10- CTST (61)
- Sinh Học Lớp 10- KNTT (71)
- Sinh Học Lớp 11 – CD (16)
- Sinh học Lớp 11 – CTST (18)
- Sinh học Lớp 11 – KNTT (18)
- Sinh Học Lớp 9 (229)
- Soạn Anh 12 mới (86)
- Soạn văn 9 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 1 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 2 (50)
- Tác giả – Tác phẩm (41)
- Tác giả – Tác phẩm Ngữ Văn 12 (13)
- Thi THPT QG môn Địa lý (12)
- Thi THPT QG môn Sinh (8)
- Tiếng Anh Lớp 10 Friends Global (57)
- Tiếng Anh Lớp 10 Global Success (604)
- Tiếng Anh Lớp 10 iLearn Smart World (98)
- Tiếng anh Lớp 11 Friends Global (171)
- Tiếng anh Lớp 11 Global Success (368)
- Tiếng anh Lớp 11 iLearn Smart World (104)
- Tiếng Anh Lớp 12 cũ (168)
- Tiếng Anh Lớp 6 Friends Plus (114)
- Tiếng Anh Lớp 6 Global Success (174)
- Tiếng Anh Lớp 7 Friends Plus (160)
- Tiếng Anh Lớp 8 Friends plus (71)
- Tiếng anh Lớp 8 Global Success (79)
- Tiếng anh Lớp 8 iLearn Smart World (40)
- Tiếng Anh Lớp 9 Mới (211)
- Tin Học Lớp 10- CD (24)
- Tin Học Lớp 10- KNTT (33)
- Tin học Lớp 11 – KNTT (21)
- Tin Học Lớp 6 – CTST (41)
- Tin Học Lớp 6- KNTT (17)
- Tin Học Lớp 7- CTST (14)
- Tin Học Lớp 7- KNTT (16)
- Tin học Lớp 8 – CD (36)
- Tin học Lớp 8 – CTST (10)
- Tin học Lớp 8 – KNTT (5)
- Tin Học Lớp 9 (21)
- Toán 10 sách Chân trời sáng tạo (42)
- Toán Lớp 1 – KNTT (1)
- Toán Lớp 10- CD (44)
- Toán Lớp 10- CTST (39)
- Toán Lớp 10- KNTT (161)
- Toán Lớp 11 – CD (19)
- Toán Lớp 11 – CTST (44)
- Toán Lớp 11 – KNTT (46)
- Toán Lớp 12 (123)
- Toán Lớp 6 – CTST (62)
- Toán Lớp 6 – KNTT (102)
- Toán Lớp 7- CTST (52)
- Toán Lớp 7- KNTT (74)
- Toán Lớp 8 – CD (23)
- Toán Lớp 8 – CTST (21)
- Toán Lớp 8 – KNTT (34)
- Toán Lớp 9 (194)
- Tóm tắt Ngữ văn (16)
- Trắc nghiệm Ngữ Văn (75)
- Trắc nghiệm Toán 9 (61)
- Trải nghiệm hướng nghiệp Lớp 11 – KNTT (8)
- Văn mẫu 12 phân tích chuyên sâu (12)
- Văn mẫu 9 (273)
- Vật Lí Lớp 10- CD (39)
- Vật Lí Lớp 10- KNTT (61)
- Vật Lí Lớp 11 – CD (18)
- Vật lí Lớp 11 – CTST (20)
- Vật lí Lớp 11 – KNTT (26)
- Vật Lý Lớp 9 (217)