Mời các bạn tham khảo Lý thuyết Địa 9 bài 4: Lao động và việc làm – Chất lượng cuộc sốngđược TaiLieuViet đăng tải sau đây. Tài liệu tổng hợp phần lý thuyết cơ bản trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 9. Hy vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em học sinh nắm chắc kiến thức được học trong bài, từ đó học tốt môn Địa lí 9, dưới đây là nội dung chi tiết, các em tham khảo.

Địa 9 bài 4: Lao động và việc làm - Chất lượng cuộc sống Đặt câu hỏi về học tập, giáo dục, giải bài tập của bạn tại chuyên mục Hỏi đáp của TaiLieuViet
Hỏi – Đáp Truy cập ngay: Hỏi – Đáp học tập

A. Giải bài tập Địa 9 bài 4

  • Giải SGK Địa lý 9 bài 4: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống
  • Giải SBT Địa lý 9 bài 4: Lao động và việc làm – Chất lượng cuộc sống

B. Lý thuyết Địa lí 9 bài 4

1. Nguồn lao động và sử dụng lao động

a) Nguồn lao động.

– Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh, mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu lao động.

– Đặc điểm nguồn lao động:

+ Thế mạnh: Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp.

+ Hạn chế: Lao động nước ta còn hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn.

=> Để nâng cao chất lượng lao động và sử dụng hiệu quả nguồn lao động cần thực hiện việc phân bố lại lao động, nâng cao mặt bằng dân trí, chú trọng công tác hướng nghiệp đào tạo nghề.

b) Sử dụng lao động.

– Số lao động có việc làm tăng lên.

– Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực:

+ Tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tăng.

+ Tỉ trọng lao động trong khu vực nông- lâm- ngư nghiệp giảm

=> Sự thay đổi này phù hợp với yêu cầu của công nghiệp hoá đất nước hiện nay.

2. Vấn đề việc làm

Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển đã tạo ra sức ép rất lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm.

– Khu vực nông thôn: thiếu việc làm

=> Nguyên nhân: do tính mùa vụ của sản xuất nông nghiệp và sự phát triển ngành nghề ở nông thôn hạn chế.

– Khu vực thành thị: tỉ lệ thất nghiệp tương đối cao.

3. Chất lượng cuộc sống

– Chất lượng cuộc sống của nhân dân ta đang được cải thiện:

+ Tỉ lệ người lớn biết chữ cao (90,3%).

+ Thu nhập bình quân đầu người tăng.

+ Các dịch vụ xã hội ngày càng tốt.

+ Tỉ lệ tử vong, suy dinh dưỡng ở trẻ em giảm.

+ Nhiều dịch bệnh bị đẩy lùi.

– Hạn chế: chất lượng cuộc sống chênh lệch giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư.

=> Nâng cao chất lượng cuốc sống của người dân trên mọi miền đất nước là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển con người thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

+ Chất lượng cuộc sống của nhân dân ngày càng được cải thiện.

C. Trắc nghiệm Địa 9 bài 4

Câu 1:Đặc điểm nào sau đây đúng với nguồn lao động nước ta

A. Dồi dào, tăng nhanh

B. Tăng chậm

C. Hầu như không tăng

D. Dồi dào, tăng chậm

Nguồn lao động ở nước ta có đặc điểm: rất dồi dào, đang tăng nhanh, cần cù và có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.

Đáp án: A.

Câu 2:Thế mạnh của lao động Việt Nam là

A. Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp.

B. Có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.

C. Chất lượng nguồn lao động đang được cải thiện.

D. Cả A, B, C, đều đúng.

Mặt mạnh của lao động Việt Nam là có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông – lâm – ngư – nghiệp, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật và chất lượng nguồn lao động đang ngày càng được cải thiện.

Đáp án: D.

Câu 3: Mỗi năm bình quân nguồn lao động nước ta có thêm

A. 0,5 triệu lao động

B. 0,7 triệu lao động

C. Hơn 1 triệu lao động

D. gần hai triệu lao động

Nguồn lao động của nước ta được bổ sung hàng năm và trung bình hơn 1 triệu lao động mỗi năm.

Đáp án: C.

Câu 4: Nguồn lao động nước ta còn có hạn chế về

A. Thể lực, trình độ chuyên môn và tác phong lao động.

B. Nguồn lao động bổ sung hàng năm lớn.

C. Kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.

D. Khả năng tiếp thu khoa học – kỹ thuật.

Nguồn lao động nước ta còn có hạn chế về thể lực, trình độ chuyên môn và tác phong lao động chuyên nghiệp trong thời đại công nghiệp hóa.

Đáp án: A.

Câu 5: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng

A. Giảm tỉ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp, tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ tăng.

B. Tăng tỉ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp, tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ giảm.

C. Giảm tỉ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp và công nghiệp, tỉ trọng ngành dịch vụ tăng.

D. Tăng tỉ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp và công nghiệp, tỉ trọng ngành dịch vụ tăng.

Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế đang có sự chuyển dịch tích cực dưới sự tác động của quá trình CNH-HĐH, theo hướng giảm tỉ trọng lao động trong ngành nông-lâm-ngư nghiệp và tăng tỉ trọng lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ.

Đáp án: A.

Câu 6: Để giải quyết vấn đề việc làm không cần có biện pháp nào?

A. Phân bố lại dân cư và lao động.

B. Đa dạng các hoạt động kinh tế ở nông thôn.

C. Đa dạng các loại hình đào tạo.

D. Chuyển hết lao động nông thôn xuống thành thị.

Một số biện pháp giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay là: Phân bố lại dân cư và lao động, đa dạng các hoạt động kinh tế ở nông thôn, đa dạng các loại hình đào tạo, hướng nghiệp dạy nghề, giới thiệu việc làm và đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

Đáp án: D.

Câu 7: Cho biểu đồ:

BIỂU ĐỒ CƠ CẤU LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG PHÂN THEO THÀNH THỊ, NÔNG THÔN

lý thuyết môn địa lý 9

Nhận định nào sau đây đúng:

A. Tỉ lệ lao động thành thị tăng qua các năm.

B. Tỉ lệ lao động nông thôn tăng qua các năm.

C. Tỉ lệ lao động nông thôn và thành thị đồng đều.

D. Tỉ lệ lao động nông thôn nhỏ hơn ở thành thị.

Dựa vào biểu đồ ta thấy: Tỉ lệ lao động thành thị tăng qua các năm: Từ 24,2% lên 32,1%.

Đáp án: A.

Câu 8: Cho biểu đồ:

BIỂU ĐỒ CƠ CẤU LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG PHÂN THEO ĐÀO TẠO

lý thuyết môn địa lý 9

Nhận định nào sau đây không đúng:

A. Tỉ lệ lao động qua đào tạo tăng qua các năm.

B. Tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo giảm qua các năm.

C. Tỉ lệ lao động phân theo đào tạo đồng đều.

D. Tỉ lệ lao động qua đào tạo nhỏ hơn không qua đào tạo.

Dựa vào biểu đồ ta thấy: Tỉ lệ lao động phân theo đào tạo không đồng đều.

Đáp án: A.

Với nội dung bài Lao động và việc làm – Chất lượng cuộc sống các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về nguồn lao động và sử dụng lao động, vấn đề việc làm và chất lượng cuộc sống…

…………………………………

Trên đây là Địa 9 bài 4: Lao động và việc làm – Chất lượng cuộc sống. Việc nắm vững lý thuyết rất quan trọng giúp các em học sinh có thể vận dụng tốt vào giải bài tập Địa lí 9 một cách dễ dàng hơn. Chuyên mục Lý thuyết Địa lí 9 trên TaiLieuViet tổng hợp phần lý thuyết quan trọng được học trong từng bài, giúp các em nắm vững kiến thức được học hiệu quả.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm Địa lý lớp 9, Giải bài tập Địa lí 9, Giải tập bản đồ Địa lí 9, Giải bài tập Địa Lí 9 ngắn nhất, Giải Vở BT Địa Lí 9, Tài liệu học tập lớp 9 được cập nhật liên tục trên TaiLieuViet.vn.

Địa 9 bài 4: Lao động và việc làm - Chất lượng cuộc sốngBài tiếp theo: Lý thuyết Địa lý lớp 9 bài 5: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam