Lý thuyết Địa lý lớp 9 bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư được TaiLieuViet tổng hợp và đăng tải, bao gồm lý thuyết cơ bản và câu hỏi trắc nghiệm trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích giúp các em học tốt môn Địa lí 9 hơn. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

A. Giải Địa 9 bài 3

  • Giải SGK Địa lí 9 bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư
  • Giải SBT Địa lí 9 bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư

B. Lý thuyết Địa lý 9 bài 3

1. Mật độ dân số và phân bố dân cư

– Mật độ dân số nước ta cao (246 người/km2 năm 2003).

– Dân cư nước ta phân bố không đều:

+ Giữa miền núi và đồng bằng:

Tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển (trên 1000 người/km2) và các đô thị. Mật độ dân số cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng (1192 người/km2) .

Miền núi dân cư thưa thớt (khoảng 100 người/km2).

Miền núi dân cư thưa thớt (khoảng 100 người/km2).

=> Miền núi thiếu lao động để khai thác tiềm năng kinh tế. Đồng bằng chịu sức ép dân số đến kinh tế – xã hội và môi trường.

+ Giữa thành thị và nông thôn: tập trung chủ yếu ở nông thôn (74%), ít hơn ở thành thị (26%).

2. Các loại hình quần cư

Đặc điểm Quần cư nông thôn Quần cư thành thị
Phân bố dân cư Tập trung thành các điểm dân cư. Tập trung ở thị trấn, đô thị lớn.
Tên gọi điểm quần cư Làng, ấp (người Kinh). Bản (người Tày, Thái, Mường,…); Buôn, plây (các dân tộc ở Trường Sơn, Tây Nguyên); Phum, sóc (Khơ-me). Phường, quận, khu đô thị, chung cư,…
Hình thái nhà cửa Nhà cửa thấp, phân bố thưa thớt. Nhà ống, cao tầng nằm san sát nhau hoặc biệt thự; các chung cư, khu đô thị mới.
Hoạt động kinh tế chủ yếu Nông nghiệp Công nghiệp, dịch vụ
Mật độ dân cư Thấp Cao

3. Đô thị hoá

– Nhờ sự phát triển kinh tế, quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao:

+ Số dân đô thị tăng.

+ Quy mô đô thị được mở rộng.

+ Phổ biến lối sống thành thị.

– Tuy nhiên: trình độ đô thị hoá còn thấp, phần lớn các đô thị nước ta thuộc loại vừa và nhỏ.

+ Nước ta có mật độ dân số cao. Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và các đô thị; miền núi dân cư thưa thớt.

+ Từ cuối những năm 50 của thế kỉ XX, nước ta bắt đầu có hiện tượng “bùng nổ dân số”. Nhờ thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình nên tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số có xu hướng giảm.

+ Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta đang có sự thay đổi, tỉ lệ trẻ em giảm xuống, tỉ lệ người trong độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động tăng lên.

C. Trắc nghiệm Địa lý 9 bài 3

Câu 1:Trên thế giới, nước ta nằm trong số các nước có mật độ dân số

A. Thấp

B. Trung bình

C. Cao

D. Rất cao

Trên thế giới, nước ta nằm trong số các nước có mật độ dân số cao. Năm 1989: 195 người/km2, năm 2003: 246 người/km2 (thế giới: 47 người/km2), năm 2016: 280 người/km2 (thế giới: 57 người/km2).

Đáp án: C.

B. Miền núi

C. Đồng bằng

D. Đô thị

Dân cư nước ta tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, các khu đô thị và ven biển còn ở vùng trung du và miền núi dân cư tập trung thưa thớt.

Đáp án: B.

Câu 3: Dân cư nước ta phân bố không đồng đều, tập trung đông đúc ở các vùng nào?

A. Hải đảo

B. Miền núi

C. Trung du

D. Đồng bằng

Dân cư nước ta tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, các khu đô thị và ven biển còn ở vùng trung du và miền núi, hải đảo dân cư tập trung thưa thớt.

Đáp án: D.

Câu 4: Quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra ở mức độ

A. Rất thấp

B. Thấp

C. Trung bình

D. Cao

Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra ở mức độ thấp, trình độ đô thị hóa thấp.

Đáp án: B.

Câu 5: Các đô thị ở nước ta phần lớn có quy mô

A. Vừa và nhỏ

B. Vừa

C. Lớn

D. Rất lớn

Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra ở mức độ thấp và phần lớn các đô thị ở nước ta có quy mô vừa và nhỏ. Một số đô thị tiêu biểu như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Biên Hòa,…

Đáp án: A.

Câu 6: Số dân và tỉ lệ dân thành thị có xu hướng

A. Số dân thành thị tăng, tỉ lệ dân thành thị tăng.

B. Số dân thành thị tăng, tỉ lệ dân thành thị giảm.

C. Số dân thành thị giảm, tỉ lệ dân thành thị giảm.

D. Số dân thành thị giảm, tỉ lệ dân thành thị tăng.

Áp dụng công thức tính mật độ dân số = số dân/diện tích (người/km2).

Đáp án: A.

Câu 7: Nguyên nhân của đô thị hóa ở nước ta là do

A. Di dân tự do từ nông thôn lên thành phố.

B. Tác động của thiên tai, bão lũ, triều cường.

C. Hệ quả của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa

D. Nước ta là nước chủ yếu trồng lúa nước.

Nguyên nhân của đô thị hóa ở nước ta là do hệ quả của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Đây cũng là nhân tố thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Đáp án: A.

Câu 8: Quần cư thành thị là khu vực phát triển ngành

A. Công nghiệp, nông nghiệp.

B. Công nghiệp, dịch vụ.

C. Nông nghiệp, dịch vụ.

D. Tất cả các ngành đều phát triển.

Quần cư thành thị là khu vực phát triển ngành: Công nghiệp, dịch vụ vì đây là nơi tập trung đông dân cư, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại.

Đáp án: B.

Câu 9: Vùng Đồng Bằng Sông Hồng có diện tích: 15000km2, dân số: 20,7 triệu người (Năm 2016). Vậy, mật độ dân số của vùng là:

A. 13 người/km2

B. 138 người/km2

C. 1380 người/km2

D. 13800 người/km2

Áp dụng công thức tính mật độ dân số = số dân/diện tích (người/km2).

Đáp án: C.

Câu 10: Cho bảng số liệu:

lý thuyết địa lý 9

Mật độ dân số của nước ta năm 1989 và 2016 lần lượt là

A. 1900 người/km2 và 2800 người/km2

B. 1950 người/km2 và 280 người/km2

C. 195 người/km2 và 2800 người/km2

D. 195 người/km2 và 280 người/km2

Áp dụng công thức tính mật độ dân số = số dân/diện tích (người/km2).

Đáp án: D.

Câu 11: Vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta là

A. Bắc Trung Bộ

B. Đồng bằng sông Hồng

C. Đông Nam Bộ

D. Đồng bằng sông Cửu Long

Đáp án: B

Câu 12: Dân cư nước ta tập trung đông ở khu vực

A. đồng bằng, ven biển

B. miền núi

C. vùng biên giới

D. cao nguyên

Đáp án: A

Câu 13: Dân cư nước ta phân bố thưa thớt ở

A. đồng bằng

B. ven biển

C. miền núi

D. thành phố lớn

Đáp án: C

Câu 14: Mật độ dân số của khu vực miền núi khoảng

A. trên 1000 người/km2

B. 500 người/km2

C. 100 – 1000 người/km2

D. 100 người/km2

Đáp án: D

Câu 15: Dân cư nước ta sinh sống chủ yếu ở

A. ngoại thành

B. ven biển

C. nông thôn

D. thành thị

Đáp án: C

Câu 16: Tỉ lệ dân nông thôn nước ta có đặc điểm

A. thấp hơn tỉ lệ dân thành thị

B. bằng tỉ lệ dân thành thị

C. cao hơn tỉ lệ dân thành thị

D. bằng một nửa tỉ lệ dân thành thị

Đáp án: C

Câu 17: Người Kinh ở vùng nông thôn sinh sống tập trung thành các điểm dân cư gọi là

A. làng, ấp

Đáp án: A

Câu 18: Các dân tộc ở Trường Sơn, Tây Nguyên sinh sống tập trung thành các điểm dân cư gọi là

A. làng, ấp

B. phum, sóc

C. buôn, plây

D. bản

Đáp án: C

Câu 19: Người Tày, Thái Mường gọi các điểm dân cư là

A. làng

B. plây

C. phum

D. bản

Đáp án: D

Câu 20: Người Khơ-me gọi các điểm dân cư là

A. làng

B. bản

C. phum, sóc

D. plây

Đáp án: C

Câu 21: Hoạt động kinh tế chủ yếu của dân cư ở quần cư nông thôn là

A. dịch vụ

B. nông nghiệp

C. công nghiệp

D. du lịch

Đáp án: B

Câu 12: Do hoạt động kinh tế chủ yếu của dân cư ở nông thôn là nông nghiệp nên các điểm dân cư nông thôn thường phân bố

A. trải rộng theo lãnh thổ

B. thưa thớt

C. đông đúc

D. tại một số khu vực cụ thể

Đáp án: A

Câu 23: Các đô thị ở nước ta chủ yếu có quy mô

A. Lớn

B. Rất lớn

C. Vừa và nhỏ

D. Nhỏ

Đáp án: C

Câu 24: Trình độ đô thị hóa nước ta có đặc điểm gì?

A. Cao

B. Đứng đầu khu vực Đông Nam Á

C. Thấp

D. Thấp nhất khu vực Đông Nam Á

Đáp án: C

Câu 25: Tác động tiêu cực của sự phân bố dân cư không đều đối với khu vực miền núi là

A. sức ép dân số đến kinh tế – xã hội

B. thiếu lao động để khai thác tiềm năng kinh tế

C. cạn kiệt tài nguyên

D. ô nhiễm môi trường

Đáp án: B

…………………………………

Trên đây là Lý thuyết Địa 9 bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư. Việc nắm vững lý thuyết rất quan trọng giúp các em học sinh có thể vận dụng trả lời câu hỏi liên quan trong bài một cách dễ dàng hơn. Chuyên mục Lý thuyết Địa lí 9 trên TaiLieuViet tổng hợp phần lý thuyết quan trọng được học trong từng bài, giúp các em nắm vững kiến thức được học hiệu quả.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm Địa lý lớp 9, Giải bài tập Địa lí 9, Giải tập bản đồ Địa lí 9, Giải bài tập Địa Lí 9 ngắn nhất, Giải Vở BT Địa Lí 9, Tài liệu học tập lớp 9 được cập nhật liên tục trên TaiLieuViet.vn.

Địa 9 bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cưBài tiếp theo: Lý thuyết Địa lý lớp 9 bài 4: Lao động và việc làm – Chất lượng cuộc sống