Lý thuyết Địa lý lớp 9 bài 17: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộđược TaiLieuViet tổng hợp và đăng tải. Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ nằm phía bắc đất nước có địa hình đồi núi đa dạng phát triển các ngành sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp; vùng đồi bát úp là địa bàn thuận lợi cho việc xây dựng các khu công nghiệp và đô thị. Để tìm hiểu chi tiết về vùng Trung du và miền núi Bắc bộ các em cùng tìm hiểu nội dung chi tiết dưới đây nhé.

A. Giải bài tập Địa lí 9 bài 17

  • Giải bài tập SGK Địa lý lớp 9 bài 17: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
  • Giải bài tập SBT Địa lý 9 bài 17: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ

B. Lý thuyết Địa lí 9 bài 17

1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

– Ở phía Bắc đất nước:

+ Diện tích lớn nhất nước ta (30,7 % diện tích cả nước năm 2002).

+ Dân số trên 12 triệu người (14,4% dân số cả nước năm 2002).

– Tiếp giáp: Trung Quốc, Lào, đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ.

– Đường bờ biển kéo dài, vùng biển giàu tiềm năng phát triển.

=> Ý nghĩa: dễ dàng giao lưu kinh tế – xã hội với các khu vực trong nước và ngoài nước, lãnh thổ giàu tiềm năng phát triển kinh tế, có ý nghĩa quan trọng về mặt an ninh quốc phòng.

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

a) Thuận lợi.

– Địa hình có sự phân hóa rõ rệt :

+ Núi cao, cắt xẻ mạnh ở phía bắc và địa hình núi trung bình ở phía đông bắc.

+ Vùng đồi bát úp xen cánh đồng thung lũng bằng phẳng ở vùng trung du Bắc Bộ thuận lợi cho

=> Sự đa dạng của địa hình tạo thế mạnh để phát triển các ngành sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp; vùng đồi bát úp là địa bàn thuận lợi cho việc xây dựng các khu công nghiệp và đô thị.

– Khí hậu nhiệt đới ẩm, có mùa đông lạnh tạo nên cơ cấu cây trồng đa dạng gồm cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.

– Khoáng sản giàu có, đa dạng nhất cả nước, nhiều loại có trữ lượng lớn.

– Nhiều sông lớn, có trữ lượng thủy điện dồi dào.

– Đất đai đa dạng, gồm đất feralit đồi núi và đất phù sa.

– Vùng biển Quảng Ninh thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển (du lịch, đánh bắt nuôi trồng thủy sản, vận tải biển,…).

Sự khác nhau về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế giữa tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.

Lý thuyết Địa lý lớp 9 bài 17: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

b) Khó khăn.

– Địa hình bị chia cắt, thời tiết diễn biến thất thường, gây trở ngại cho giao thông vận tải, sản xuất và đời sống.

– Khoáng sản có trữ lượng nhỏ và điều kiện khai thác phức tạp.

– Xói mòn đất, sạt lở đất, lũ quét…do nạn chặt phá rừng bừa bãi.

3. Đặc điểm dân cư xã hội

– Đặc điểm:

+ Đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người: Thái, Tày, Nùng…

– Thuận lợi:

+ Đồng bào dân tộc có kinh nghiệm sản xuất (canh tác trên đất dốc, trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới…).

+ Đa dạng về văn hóa.

– Khó khăn:

+ Trình độ văn hóa, kĩ thuật của người lao động còn hạn chế.

+ Đời sống người dân con nhiều khó khăn.

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ có điều kiện giao lưu kinh tế – xã hội với Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, đồng thời với các tỉnh phía nam Trung Quốc và Thượng Lào.

+ Tài nguyên khoáng sản và thủy điện phong phú, đa dạng. Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh thích hợp cho cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới.

+ Đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc, đời sống một bộ phận dân cư vẫn còn nhiều khó khăn nhưng đang được cải thiện.

C. Trắc nghiệm Địa lí 9 bài 17

Câu 1: Trung du và miền núi Bắc Bộ bao gồm

A. 11 tỉnh

B. 15 tỉnh

C. 13 tỉnh

D. 14 tỉnh

Trung du và miền núi Bắc Bộ gồm có 15 tỉnh, đó là: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên và Lai Châu.

Đáp án: B.

Câu 2:Về mặt tự nhiên Trung du và miền núi Bắc Bộ có đặc điểm chung là

A. chịu sự chi phối sâu sắc của độ cao địa hình.

B. chịu tác động rất lớn của biển.

C. chịu ảnh hưởng sâu sắc của vĩ độ.

D. chịu ảnh hưởng nặng của mạng lưới thủy văn.

Về mặt tự nhiên Trung du và miền núi Bắc Bộ có đặc điểm chung là chịu sự chi phối sâu sắc của độ cao địa hình.

Đáp án: A.

Câu 3: Đặc điểm nào sau đây không phải của Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. có diện tích lớn nhất so với các vùng khác.

B. có sự phân hóa thành hai tiểu vùng.

C. có số dân đông nhất so với các vùng khác.

D. giáp cả Trung Quốc và Lào.

Đặc điểm Trung du và miền núi Bắc Bộ là có diện tích lớn nhất so với các vùng khác, có sự phân hóa thành hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc và có vị trí địa lí giáp cả Trung Quốc và Lào. Số dân của Trung du và miền núi Bắc Bộ vẫn thấp hơn Đồng bằng sông Hồng, ĐB Sông Cửu Long.

Đáp án: C.

Câu 4: Tỉnh nào của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có các đặc điểm: Vừa giáp Trung Quốc, vừa giáp vịnh Bắc Bộ, vừa giáp vùng Đồng bằng sông Hồng?

A. Bắc Kạn.                          B. Bắc Giang.

C. Quảng Ninh.                    D. Lạng Sơn.

Quảng Ninh là tỉnh có vị trí địa lý rất đặc biệt: Vừa giáp Trung Quốc, vừa giáp vịnh Bắc Bộ, vừa giáp vùng Đồng bằng sông Hồng.

Đáp án: C.

Câu 5: Về mùa đông khu vực Đông Bắc lạnh hơn Tây Bắc là do

A. Gió mùa, địa hình.

B. Núi cao, nhiều sông.

C. Thảm thực vật, gió mùa.

D. Vị trí ven biển và đất.

Về mùa đông khu vực Đông Bắc lạnh hơn Tây Bắc là do ở Đông Bắc các dãy núi chạy theo hướng vòng cung mở rộng ra phía Bắc và trụm đầu tại Tam Đảo. Đông Bắc là nơi đầu tiên cũng là nơi cuối cùng đón những đợt gió mùa đầu tiên và cuối cùng thổi vào nước ta.

Đáp án: A.

Câu 6: Khoáng sản có trữ lượng lớn nhất vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. Đồng                       B. Sắt

C. Đá vôi                     D. Than đá

Than Đá là loại khoáng sản có trữ lượng lớn nhất vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nhưng tập trung chủ yếu ở tỉnh Quảng Ninh (khoảng 90%).

Đáp án: D.

Câu 7: Các dân tộc ít người ở Tây Bắc chủ yếu là

A. Tày, Nùng, Hoa, Chăm,…

B. Thái, Mường, Dao, Mông,…

C. Gia-rai, Cơ-ho, Ê-đê, Mạ,…

D. Ê – đê, Dao, Giáy, Lự,…

Các dân tộc ít người ở Tây Bắc chủ yếu là Thái, Mường, Dao, Mông,…

Đáp án: B.

Câu 8: Đông Bắc là nơi cư trú phổ biến dân tộc

A. Tày                   B. Thái

C. Kinh                 D. Mông

Đông Bắc là nơi cư trú phổ biến dân tộc Kinh.

Đáp án: C.

Câu 9: Trong số các tỉnh dưới đây, tỉnh nào nằm ở Tây Bắc?

A. Lạng Sơn.                    B. Quảng Ninh .

C. Hoà Bình.                    D. Phú Thọ.

Hòa Bình là một trong bốn tỉnh Tây Bắc.

Đáp án: C.

Câu 10: Cho bảng số liệu:

MỘT SỐ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN DÂN CƯ, XÃ HỘI Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ (ĐÔNG BẮC, TÂY BẮC) VÀ CẢ NƯỚC, NĂM 1999

lý thuyết địa lý 9

Những chỉ số phát triển nào ở Tây Bắc cao hơn Đông Bắc?

A. Mật độ dân số

B. Tỷ lệ gia tăng dân số và hộ nghèo

C. Thu nhập và tỷ lệ biết chữ

D. Tuổi thọ, tỷ lệ thị dân

Những chỉ số phát triển mà ở Tây Bắc cao hơn Đông Bắc tỷ lệ gia tăng dân số và hộ nghèo.

Đáp án: B.

………………………

Lý thuyết Địa lý lớp 9 bài 17: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ được TaiLieuViet chia sẻ trên đây. Hy vọng thông qua tài liệu này sẽ giúp các em nắm vững kiến thức về vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm dân cư…

Ngoài Lý thuyết Địa lý lớp 9 bài 17: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, mời các bạn tham khảo thêm Địa lý lớp 9, Giải bài tập Địa lí 9, Giải tập bản đồ Địa lí 9, Giải bài tập Địa Lí 9 ngắn nhất, Giải Vở BT Địa Lí 9, Tài liệu học tập lớp 9.

Địa 9 bài 17: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ Đặt câu hỏi về học tập, giáo dục, giải bài tập của bạn tại chuyên mục Hỏi đáp của TaiLieuViet
Hỏi – Đáp Truy cập ngay: Hỏi – Đáp học tập