Lý thuyết Địa lý lớp 9 bài 13: Vai trò, đặc điểm phát triển và phân bố của dịch vụ được TaiLieuViet đăng tải sau đây bao gồm lý thuyết chính quan trọng được học trong bài 13 Địa lí 9, kèm các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 9 bài 13 giúp các em học sinh vận dụng lý thuyết vào trả lời câu hỏi trong bài một cách nhanh chóng và dễ dàng. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

A. Giải bài tập Địa lí 9 bài 13

  • Giải SGK Địa lý 9 bài 13: Vai trò, đặc điểm phát triển và phân bố của dịch vụ
  • Giải SBT Địa lý 9 bài 13: Vai trò, đặc điểm phát triển và phân bố của dịch vụ

B. Lý thuyết Địa 9 bài 13

1. Cơ cấu và vai trò của dịch vụ trong nền kinh tế

a) Cơ cấu ngành dịch vụ.

– Dịch vụ: là các hoạt động đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người.

– Cơ cấu đa dạng, gồm 3 nhóm ngành:

+ Dịch vụ tiêu dùng: thương nghiệp, dịch vụ sửa chữa, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ cá nhân…

+ Dịch vụ sản xuất: giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính tín dụng, kinh doanh tài sản, tư vấn.

+ Dịch vụ công cộng: khoa học giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, quản lí nhà nước, đoàn thể và bảo hiểm.

b) Vai trò của dịch vụ trong sản xuất và đời sống.

– Cung cấp nguyên liệu, vật tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho các ngành kinh tế.

– Tạo ra mối liên hệ giữa các ngành sản xuất, các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài.

– Tạo nhiều việc làm, góp phần quan trọng nâng cao đời sống nhân dân và đem lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế.

2. Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành dịch vụ ở nước ta

a) Đặc điểm phát triển.

– Dịch vụ nước ta chưa phát triển mạnh so với các nước trong khu vực (38,5% năm 2002).

– Hiện nay:

+ Dịch vụ nước ta phát triển khá nhanh và có nhiều cơ hội vươn lên. Phát triển nhất là ngành dịch vụ tiêu dùng.

+ Thu hút nhiều đầu tư nước ngoài vào các hoạt động dịch vụ như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, du lịch…

=> Nhờ chính sách mở cửa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

– Vấn đề đặt ra:

+ Nâng cao trình độ công nghệ.

+ Đào tạo lao động lành nghề.

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật hiện đại.

b) Đặc điểm phân bố.

– Sự phân bố dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào phân bố dân cư và sự phát triển sản xuất.

– Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất ở nước ta.

+ Dịch vụ là các hoạt động đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người.

+ Ở nước ta, khu vực dịch vụ mới thu hút khoảng 25% lao động nhưng lại chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu GDP. Trong điều kiện mở cửa nền kinh tế, các hoạt động dịch vụ đã phát triển khá nhanh và ngày càng có nhiều cơ hội để vươn lên ngang tầm khu vực và quốc tế.

C. Trắc nghiệm Địa lí 9 bài 13

Câu 1:Trong cơ cấu GDP các ngành dịch vụ, chiếm tỷ trọng lớn nhất là

A. Dịch vụ tiêu dùng

B. Dịch vụ sản xuất

C. Dịch vụ công cộng

D. Ba loại hình ngang bằng nhau

Trong cơ cấu GDP các ngành dịch vụ, chiếm tỷ trọng lớn nhất là ngành dịch vụ tiêu dùng.

Đáp án: A.

Câu 2:Các hoạt động dịch vụ tập trung nhiều nhất ở đâu?

A. Các vùng duyên hải ven biển.

B. Các cao nguyên đất đỏ ba dan.

C. Các thành phố lớn, thị xã, khu công nghiệp.

D. Các đồng bằng phù sa màu mỡ.

Phân bố dân cư và sự phát triển sản xuất có ảnh hưởng lớn đến các hoạt động dịch vụ. Dân cư tập trung đông ở các thành phố lớn, thị xã, khu công nghiệp nên hoạt động dịch vụ tập trung nhiều nhất.

Đáp án: A.

Câu 3: Một bác sĩ mở phòng mạch tư thuộc loại hình dịch vụ nào?

A. Dịch vụ sản xuất

B. Dịch vụ tiêu dùng

C. Dịch vụ công cộng

D. Không thuộc loại hình nào

Một Bác sĩ mở phòng mạch tư thuộc loại hình dịch vụ tiêu dùng.

Đáp án: B.

Câu 4: Cho biểu đồ:

BIỂU ĐỒ CƠ CẤU GDP CỦA CÁC NGÀNH DỊCH VỤ, NĂM 2002 (%)

lý thuyết môn địa lý 9

Ngành dịch vụ nào có tỉ trọng GDP lớn nhất ở nước ta năm 2002:

A. Thương nghiệp, dịch vụ sửa chữa

B. Khách sạn, nhà hàng

C. Khoa học công nghệ, y tế, giáo dục

D. Tài chính, tín dụng

Ngành dịch vụ về thương nghiệp, dịch vụ sửa chữa chiếm tỉ trọng GDP lớn nhất ở nước ta vào năm 2002 (36,7%), tiếp đó là dịch vụ khoa học công nghệ, y tê, giáo dục, văn hóa, thể dục thể thao (15,1%), đứng thứ 3 là dịch vụ kinh doanh tài sản, tư vấn (11,9%). Thấp nhất là tài chính, tín dụng (4,7%).

Đáp án: A.

Câu 5: Nhóm ngành dịch vụ nào có tỉ trọng GDP lớn nhất ở nước ta năm 2002:

BIỂU ĐỒ CƠ CẤU GDP CỦA CÁC NGÀNH DỊCH VỤ, NĂM 2002 (%)

lý thuyết môn địa lý 9

A. Dịch vụ kinh doanh

B. Dịch vụ tiêu dùng

C. Dịch vụ công cộng

D. Dịch vụ sản xuất

Nhóm ngành dịch vụ có tỉ trọng GDP lớn nhất ở nước ta năm 2002 là dịch vụ tiêu dùng (51%), tiếp đến là dịch vụ công cộng (34,1%), cuối cùng là nhóm ngành dịch vụ sản xuất (14,9%).

Đáp án: B.

Câu 6: Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất ở nước ta không biểu hiện ở đặc điểm

A. Là hai đầu mối giao thông vận tải, viễn thông lớn nhất cả nước

B. Là nơi tập trung nhiều trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước

C. Là nơi tập trung nhiều trường đại học, viện nghiên cứu và bệnh viện lớn.

D. Là hai trung tâm thương mại, tài chính ngân hàng lớn nhất nước ta

Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất ở nước ta có đặc điểm: Là hai đầu mối giao thông vận tải, viễn thông lớn nhất cả nước. Là nơi tập trung nhiều trường đại học, viện nghiên cứu và bệnh viện lớn. Đồng thời cũng là hai trung tâm thương mại, tài chính ngân hàng lớn nhất nước ta. Tập trung nhiều trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước là biểu hiện của công nghiệp.

Đáp án: B.

Câu 7: Việc nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ phải dựa trên cơ sở chủ yếu nào?

A. Dân cư và nguồn lao động.

B. Thu hút đầu tư nước ngoài.

C. Trình độ công nghệ, lao động, cơ sở vật chất kĩ thuật tốt.

D. Chính sách phát triển ngành dịch vụ của nhà nước.

Việc nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ phải dựa trên cơ sở trình độ khoa học – công nghệ cao, nguồn lao động lành nghề và các cơ sở vật chất kĩ thuật tốt.

Đáp án: C.

Câu 8: Yếu tố nào tác động mạnh mẽ đến sự phân bố ngành dịch vụ?

A. Vị trí địa lí thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú.

B. Nền kinh tế phát triển năng động.

C. Giao thông vận tải phát triển.

D. Sự phân bố dân cư và phát triển kinh tế.

Sự phân bố dân cư và sự phát triển kinh tế là hai yếu tố có tác động mạnh mẽ nhất đến sự phát triển và phân bố của ngành dịch vụ.

Đáp án: D.

Câu 9: Hoạt động dịch vụ tập trung ở thành phố lớn và thị xã nhiều hơn ở khu vực nông thôn do

A. Dân cư tập trung đông và kinh tế phát triển hơn khu vực nông thôn.

B. Giao thông vận tải phát triển hơn.

C. Thu nhập bình quân đầu người cao hơn.

D. Có nhiều chợ hơn.

Nguyên nhân chủ yếu các hoạt động dịch vụ tập trung ở thành phố lớn và thị xã nhiều hơn ở khu vực nông thôn là do ở khu vực này có dân cư tập trung đông và kinh tế phát triển hơn khu vực nông thôn.

Đáp án: A.

Câu 10: Sự phân bố của dịch vụ phụ thuộc nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất là

A. Địa hình.

B. Sự phân bố công nghiệp.

C. Sự phân bố dân cư.

D. Khí hậu.

Sự phân bố của dịch vụ phụ thuộc nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất là sự phân bố của dân cư.

Đáp án: C.

………………………..

Trên đây TaiLieuViet đã gửi tới các bạn Lý thuyết Địa 9 bài 13: Vai trò, đặc điểm phát triển và phân bố của dịch vụ. Hy vọng tài liệu sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức về cơ cấu và vai trò của dịch vụ trong nền kinh tế, các đặc điểm phát triển và phân bố ngành dịch vụ……, từ đó áp dụng tốt để giải các bài tập liên quan trong bài. Để xem thêm những bài tiếp theo, mời các bạn vào chuyên mục Lý thuyết Địa 9 trên TaiLieuViet nhé. Chuyên mục tổng hợp lý thuyết cơ bản được học trong từng bài, giúp các em ghi nhớ kiến thức lâu hơn.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm Địa lý lớp 9, Giải bài tập Địa lí 9, Giải tập bản đồ Địa lí 9, Giải bài tập Địa Lí 9 ngắn nhất, Giải Vở BT Địa Lí 9, Tài liệu học tập lớp 9 được cập nhật liên tục trên TaiLieuViet để học tốt môn Địa lí hơn.

Địa 9 bài 13: Vai trò, đặc điểm phát triển và phân bố của dịch vụBài tiếp theo: Giải bài tập SGK Địa lý lớp 9 bài 14: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông