Lý thuyết Địa lý lớp 9 bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp được TaiLieuViet đăng tải sau đây bao gồm lý thuyết chính quan trọng được học trong bài 12 Địa lí 9, kèm các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 9 bài 12 giúp các em học sinh vận dụng lý thuyết vào trả lời câu hỏi trong bài một cách nhanh chóng và dễ dàng. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

A. Giải bài tập Địa lí 9 bài 12

  • Giải SGK Địa lý lớp 9 bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp
  • Giải SBT Địa lý 9 bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp

B. Lý thuyết Địa lí 9 bài 12

1. Cơ cấu ngành công nghiệp

– Cơ cấu ngành đa dạng với nhiều ngành công nghiệp trọng điểm.

– Các ngành trọng điểm là những ngành chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản lượng công nghiệp, phát triển dựa trên thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động.

– Bao gồm: khai thác nhiên liệu, điện, cơ khí, điện tử, hóa chất, vật liệu xây dựng, chế biến lương thực thực phẩm, dệt may.

2. Các ngành công nghiệp trọng điểm

a) Công nghiệp khai thác nhiên liệu.

– Khai thác than:

+ Sản lượng khai thác: 15 – 20 triệu tấn/năm.

+ Chủ yếu khai thác lộ thiên, còn lại là khai thác hầm lò.

+ Phân bố chủ yếu ở Quảng Ninh.

– Khai thác dầu khí:

+ Đã khai thác hàng trăm triệu tấn và hàng tỉ m3 khí.

+ Là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.

+ Phân bố ở thềm lục địa phía Nam.

b) Công nghiệp điện.

– Sản lượng điện tăng lên nhanh.

– Các nhà máy thủy điện lớn: Sơn La (công suất lớn nhất: 2400 MW), Hòa Bình, Y-a-ly, Trị An,..

– Nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí (Phú Mỹ) và chạy bằng than (Phả Lại).

c) Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.

– Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp.

– Các phân ngành chính:

+ Chế biến sản phẩm trồng trọt.

+ Chế biến sản phẩm chăn nuôi.

+ Chế biến thủy sản.

– Phân bố rộng khắp cả nước, tập trung nhất ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Đà Nẵng.

d) Công nghiệp dệt may.

– Là ngành sản xuất hàng tiêu dùng quan trọng, dựa trên ưu thế về nguồn lao động rẻ.

– Là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.

3. Các trung tâm công nghiệp lớn

– Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.

+ Công nghiệp nước ta có cơ cấu đa dạng. Các ngành công nghiệp trọng điểm chủ yếu vẫn dựa trên những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên như công nghiệp khai thác nhiên liệu, công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm hoặc dựa trên thế mạnh về lao động như công nghiệp dệt may.

+ Các trung tâm công nghiệp lớn nhất là Thành Phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

+ Công nghiệp phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa đất nước.

C. Trắc nghiệm Địa lí 9 bài 12

Câu 1:Trong các ngành công nghiệp sau, ngành nào của nước ta có thế mạnh đặc biệt và cần đi trước một bước so với các ngành khác?

A. Công nghiệp điện tử.

B. Công nghiệp hoá chất.

C. Công nghiệp thực phẩm.

D. Công nghiệp năng lượng.

“Điện – đường – trường – trạm”. Trong các ngành công nghiệp thì ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta có thế mạnh đặc biệt và cần đi trước một bước so với các ngành khác.

Đáp án: D.

Câu 2:Ngành công nghiệp năng lượng phát triển mạnh nhất ở Tây Nguyên là

A. Khai thác than

B. Hoá dầu

C. Nhiệt điện

D. Thuỷ điện

Ngành công nghiệp năng lượng phát triển mạnh nhất ở Tây Nguyên là ngành công nghiệp năng lượng thủy điện do có nguồn thủy năng dồi dào trên các sông, với một số nhà máy thủy điện lớn như Yaly, Xê Xan 3, Xê Xan 3A, Xê Xan 4, Dray Hling,…

Đáp án: D.

Câu 3: Ngành công nghiệp năng lượng phát triển mạnh nhất ở Bà Rịa – Vũng Tàu là

A. Than

B. Hoá dầu

C. Nhiệt điện

D. Thuỷ điện.

Ngành công nghiệp năng lượng phát triển mạnh nhất ở Bà Rịa – Vũng Tàu là nhiệt điện với một số nhà máy nhiệt điện như Phú Mỹ, Bà Rịa nhờ có nguồn cung cấp nguyên liệu từ dầu khí.

Đáp án: C.

Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không phải của ngành công nghiệp trọng điểm

A. Chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu công nghiệp.

B. Có thế mạnh phát triển lâu dài.

C. Đem lại hiệu quả kinh tế cao.

D. Có tác động mạnh đến sự phát triển các ngành kinh tế khác

Đặc điểm của ngành công nghiệp trọng điểm là: Có thế mạnh phát triến lâu dài; Đem lại hiệu quả kinh tế cao; Có tác động mạnh đến sự phát triển các ngành kinh tế khác.

Đáp án: A.

Câu 5: Hệ thống công nghiệp của nước ta hiện nay gồm có

A. Các trung tâm công nghiệp có quy mô rất lớn, lớn, trung bình và nhỏ.

B. Các cơ sở nhà nước, ngoài nhà nước và các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài.

C. Các cơ sở chế biến, các nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất.

D. Có nhiều ngành công nghiệp trọng điểm, các ngành xuất khẩu chủ lực.

Hệ thống công nghiệp của nước ta hiện nay gồm có: các cơ sở nhà nước, ngoài nhà nước và các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài.

Đáp án: B.

Câu 6: Xuất khẩu dầu thô đem lại nhiều ngoại tệ, nhưng lại tổn thất lớn cho nền kinh tế vì

A. Tổng giá trị xuất chưa nhiều

B. Biểu hiện nền công nghiệp chậm phát triển

C. Giá trị xuất thấp

D. Làm giàu cho các nước khác

Xuất khẩu dầu thô đem lại nhiều ngoại tệ, nhưng lại tổn thất lớn cho nền kinh tế vì đó là một trong những biểu hiện của nền công nghiệp còn chậm phát triển. Chưa phát triển mạnh lọc hóa, chế biến dầu.

Đáp án: B.

Câu 7: Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam, cho biết các nhà máy nhiệt điện có công suất trên 1000MW của nước ta là

A. Phả Lại, Cà Mau, Sơn La

B. Hòa Bình, Phả Lại, Phú Mĩ

C. Hòa Bình, Phú Mĩ, Phả Lại

D. Phả Lại, Phú Mĩ, Cà Mau

Các nhà máy nhiệt điện có công suất trên 1000MW của nước ta là nhà máy nhiệt điện Phả Lại (Hải Dương), Phú Mỹ (Bà Rịa – Vũng Tàu) và Cà Mau (Cà Mau).

Đáp án: D.

Câu 8: Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam, cho biết các trung tâm công nghiệp cơ khí – điện tử lớn nhất của nước ta hiện nay là

A. Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng.

B. Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng.

C. Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Biên Hòa.

D. Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Thái Nguyên.

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng là 3 trung tâm công nghiệp cơ khí – điện tử lớn nhất của nước ta hiện nay.

Đáp án: B.

Câu 9: Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam, cho biết các trung tâm dệt may lớn nhất của nước ta là

A. Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam Định.

B. Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Biên Hòa, Thủ Dầu Một.

C. Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Biên Hòa, Đà Nẵng.

D. Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Thủ Dầu Một.

Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam Định là các trung tâm công nghiệp dệt may lớn nhất của nước ta hiện nay.

Đáp án: A.

Câu 10: Cho biểu đồ:

BIỂU ĐỒ TỈ TRỌNG CỦA CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM TRONG CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP NĂM 2002 (%)

lý thuyết địa lý 9

Dựa vào biểu đồ cho biết ngành công nghiệp nào chiếm tỉ trọng lớn nhất

A. Công nghiệp khai thác nhiên liệu

B. Công nghiệp hoá chất

C. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.

D. Công nghiệp cơ khí, điện tử.

Dựa vào biểu đồ ta thấy:

Công nghiệp khai thác nhiên liệu: 10,3%

Công nghiệp hoá chất: 9,5%

Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm: 24,4%

Công nghiệp cơ khí, điện tử: 12,3%

Đáp án: C

Câu 11: Cơ cấu công nghiệp ở nước ta chia theo thành phần hiện nay gồm có

A. Các trung tâm công nghiệp có quy mô rất lớn, lớn, trung bình và nhỏ.

B. Các cơ sở nhà nước, ngoài nhà nước và các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài.

C. Đầy đủ các ngành công nghiệp thuộc các lĩnh vực.

D. Có nhiều ngành công nghiệp trọng điểm.

Đáp án: B

Câu 12: Ngành công nghiệp năng lượng phát triển mạnh nhất ở Quảng Ninh là

A. Khai thác than

B. Hoá dầu

C. Nhiệt điện

D. Thuỷ điện.

Đáp án: A

Câu 13: Nhà máy thủy điện lớn nhất nước ta hiện nay là nhà máy thủy điện

A. Thái Bình.

B. Hòa Bình.

C. Ninh Bình.

D. Quảng Bình.

Đáp án: B

Câu 14: Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về ngành công nghiệp trọng điểm

A. Có thế mạnh lâu dài

B. Đóng góp ít trong cơ cấu thu nhập quốc dân

C. Mang lại hiệu quả kinh tế cao

D. Tác động đến các ngành khác

Đáp án: B

Câu 15: Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp năm 2002, nước ta đã hình thành được mấy ngành công nghiệp trọng điểm?

A. 8

B. 9

C. 7

D. 10

Đáp án: C

Câu 16: Ưu thế lớn nhất của công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản ở nước ta

A. Có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú.

B. Có thị trường tiêu thụ rộng lớn.

C. Có sự đầu tư lớn.

A. khai khoáng, năng lượng.

B. hóa chất,

C. vật liệu xây dựng.

D. chế biến

Đáp án: A

Câu 18: Công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản phát triển mạnh nhất ở đâu?

A. Đồng bằng Bắc Bộ.

B. Đồng bằng Duyên hải miền Trung,

C. Miền Đông Nam Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Đáp án: D

Câu 19: Công nghiệp luyện kim đen và luyện kim màu phát triển mạnh nhất

A. Bắc Bộ.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Nam Trung Bộ.

D. Nam Bộ.

Đáp án: A

Câu 20: Apatit, pirít, phôtphorit là khoáng sản thuộc loại

A. Nhiên liệu.

B. Kim loại.

C. Phi kim loại.

D. Vật liệu xây dựng.

Đáp án: C

………………………..

Trên đây TaiLieuViet đã gửi tới các bạn Lý thuyết Địa 9 bài 12 Sự phát triển và phân bố công nghiệp. Hy vọng tài liệu sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức về cơ cấu ngành công nghiệp, các ngành công nghiệp trọng điểm, các trung tâm công nghiệp lớn tại nước ta…, từ đó áp dụng tốt để giải các bài tập liên quan trong bài. Để xem thêm những bài tiếp theo, mời các bạn vào chuyên mục Lý thuyết Địa 9 trên TaiLieuViet nhé. Chuyên mục tổng hợp lý thuyết cơ bản được học trong từng bài, giúp các em ghi nhớ kiến thức lâu hơn.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm Địa lý lớp 9, Giải bài tập Địa lí 9, Giải tập bản đồ Địa lí 9, Giải bài tập Địa Lí 9 ngắn nhất, Giải Vở BT Địa Lí 9, Tài liệu học tập lớp 9 được cập nhật liên tục trên TaiLieuViet để học tốt môn Địa lí hơn.

Địa 9 bài 12 Sự phát triển và phân bố công nghiệpBài tiếp theo: Lý thuyết Địa lý lớp 9 bài 13