Đề kiểm tra 1 tiết môn Công nghệ lớp 9 trường THCS Minh Tân

Đề kiểm tra 1 tiết lớp 9 môn Công nghệ trường THCS Minh Tân, Phòng GD&ĐT Dầu Tiếng năm học 2018 – 2019 là đề tham khảo dành cho các bạn học sinh và thầy cô nghiên cứu, học tập tốt môn Công nghệ lớp 9 cũng như luyện tập nhằm chuẩn bị tốt nhất cho các kì thi sắp diễn ra. Mời các bạn tham khảo.

PGD&ĐT DẦU TIẾNG KIỂM TRA 1TIẾT HKI – NH: 2018-2019

TR. THCS MINH TÂN MÔN: CÔNG NGHỆ – LỚP: 9

THỜI GIAN: 45Phút

Ngày kt: 27/10/2018

A/ Phần trắc nghiệm: (3 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu mà em cho là đúng nhất:

Câu 1: Môi trường làm việc của nghề điện dân dụng không là:

A. Làm việc ngoài trời. B. Thường phải đi lưu động.

C. Không làm việc trên cao. D. Nguy hiểm vì làm việc gần khu vực có điện.

Câu 2: Cấu tạo của dây dẫn điện bọc cách điện gồm 2 phần:

A. Lõi và lớp vỏ bằng đồng. B. Lõi và lớp vỏ cách điện.

C. Vỏ bảo vệ và vỏ cách điện. D. Lõi đồng và lõi nhôm.

Câu 3: Dây dẫn điện trong nhà không được dùng dây dẫn trần vì:

A. Để đảm bảo an toàn điện.

B. Không đạt yêu cầu về mỹ thuật.

C. Không thuận tiện khi sử dụng.

D. Dây dẫn trần không bền bằng dây dẫn có vỏ bọc.

Câu 4: Cấu tạo của dây cáp điện gồm có:

A. Lõi dây, vỏ bảo vệ. B. Lõi cáp, lớp vỏ cách điện, vỏ bảo vệ.

C. Vỏ cách điện, vỏ bảo vệ D. Vỏ bảo vệ, nhiều lõi cáp.

Câu 5: Để đo kích thước đường kính dây điện ta dùng:

A. Thước cặp. B. Thước cuộn.

C. Thước lá. D. Thước gấp.

Câu 6: Khi lắp đặt đèn, biện pháp an toàn là:

A. Mang đồ bảo hộ lao động.

B. Cách điện tốt giữa phần tử mang điện với phần tử không mang điện.

C. Cách điện tốt với đất.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 7: Thước cặp dùng để đo:

A. Đường kính của dây điện và chiều sâu lỗ.

Câu 8: Quy trình nối dây dẫn điện nói chung có mấy bước:

A. 6 bước. B. 7 bước. C. 5 bước. D. 4 bước.

Câu 9: Đồng hồ điện được dùng để đo điện trở mạch điện:

A. Ôm kế. B. Ampe kế. C. Oát kế. D. Vôn kế.

Câu 10: Các yêu cầu của các mối nối dây dẫn điện:

A. Dẫn điện tốt, có độ bền cơ học cao, an toàn điện và có độ thẩm mỹ.

B. Dẫn điện đẹp, có độ bền cơ học cao, an toàn điện và có độ thẩm mỹ.

C. Dẫn điện tốt, có độ bền cơ học cao, an toàn điện.

D. Dẫn điện tốt, không có độ bền cơ học, an toàn điện và có độ thẩm mỹ.

Câu 11: Dây dẫn bọc cách điện có ký hiệu M(nxF), trong đó chữ F là:

A. Lõi dây. B. Số sợi dây.

C.Tiết diện của lõi dây dẫn. D. Ký hiệu lõi dây làm bằng đồng.

Câu 12: Hàn mối nối dây dẫn điện là để :

A. Không ai tháo được. B. Để cho mối nối đẹp.

C. Để cho mối nối không rò điện. D. Để cho mối nối dẫn điện tốt hơn.

B. TỰ LUẬN: (7 đ)

Câu 1: Trình bày yêu cầu của nghề điện dân dụng đối với người lao động? (3 đ)

Câu 2: Em hãy cho ví dụ mô tả về mối liên hệ của nghề điện dân dụng với tốc độ xây dựng nhà ở của nhân dân (1đ)

Câu 3: Tại sao phải lắp vôn kế và ampe kế vào máy biến áp? (1đ)

Câu 4: Em hãy mô tả tóm tắt về cách nối dây dẫn điện của mối nối thẳng (lõi nhiều sợi). (2đ)

Đáp án kiểm tra 1 tiết môn công nghệ lớp 9

A/ Trắc nghiệm: (3đ)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

B

A

B

A

D

A

A

A

A

D

D

A

B/ TỰ LUẬN: (7đ)

Câu

Đáp án

Biểu điểm

1

Về kiến thức: Phải có trình độ văn hóa nhất định để hiểu biết những kiến thức cơ bản của lĩnh vực kĩ thuật điện như an toàn điện, nguyên lí làm việc và cấu tạo của máy điện….

– về kĩ ngăng: Có kĩ năng đo lường, sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt những thiết bị điện và mạng điện.

– Thái độ: Ý thức bảo vệ môi trường, an toàn lao động, làm việc khoa học, kiên trì, thận trọng và chính xác

– Về sức khỏe: Đủ điều kiện về sức khỏe, không mắc bệnh về tim mạch, huyết áp, thấp khớp.

0,75đ

0,75đ

0,75đ

0,75đ

2

Nghề điện dân dụng phải gắn liền với kiến trúc xây dựng và kiểu nhà ở của nhân dân: nhà thái,

Nhà cấp 4, nhà kiểu châu âu…phải gắn liền với kiểu đèn chùm, đèn thường…..

3

Lắp vôn kế và ampe kế trên vỏ máy biến áp giúp ta theo dõi tình trạng hoạt động của máy, xác định được nguyên nhan gây ra sự cố kĩ thuật, tình trạng làm việc không bình thường của mạch điện và đồ dùng điện.

4

* Quy trình tóm tắt như sau:

– Bước 1: Cắt vỏ mối nối: 25-30cm

– Bước 2: Tách lõi: Lồng xen 2 lõi với nhau

– Bước 3: Lồng lõi: lồng xen 2 lõi với nhau

– Bước 4: Vặn xoắn: Vặn xoắn từng phần của lõi về 2 phía và ngược chiều nhau.

(0,5đ)

(0,5đ)

(0,5đ)

(0,5đ)

Mời các bạn tham khảo tài liệu sau: Giải bài tập Công nghệ 9, Giải bài tập Toán lớp 9, Tài liệu học tập lớp 9, Đề thi giữa kì 1 lớp 9, Đề thi học kì 1 lớp 9