Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lý lớp 9

TaiLieuViet xin giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô bộ tài liệu: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lý lớp 9 để bạn đọc cùng quý thầy cô tham khảo. Tài liệu ôn thi học kì 2 lớp 9 này sẽ giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới đây. Đề cương được biên soạn chi tiết và đầy đủ. Chúc bạn học tốt. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

PHẦN I: Lý thuyết

Câu 1: Tại sao vùng Đông Nam Bộ có sức thu hút mạnh đầu tư nước ngoài ?

Trả lời:

Đông Nam bộ có sức thu hút đầu tư nước ngoài vì:

-Vị trí địa lí thuận lợi: Cầu nối các vùng Tây Nguyên – duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nam Bộ. Trung tâm khu vực Đông Nam Á.

-Đông Nam Bộ có tiềm năng kinh tế lớn hơn các vùng khác.

-Là vùng phát triển năng động, có trình độ phát triển kinh tế cao vượt trội.

-Số lao động có trình độ kỹ thuật cao, nhạy bén với tiến bộ khoa học kỹ thuật.

-Năng động với nền sản xuất hàng hóa.

-Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước trong hoạt động xuất – nhập khẩu

Câu 2: Em hãy trình bày tiềm năng và tình hình phát triển của ngành dầu khí ở nước ta?

Trả lời:

*Tiềm năng và tình hình phát triển ngành dầu khí của nước ta:

-Dầu mỏ phân bố trong các mỏ trầm tích ở thềm lục địa trữ lượng lớn.

-Là ngành kinh tế biển mũi nhọn. Có giá trị xuất khẩu cao.

-Khu công nghiệp hóa dầu Dung Quất đang hình thành.

-Công nghiệp chế biến dầu khí phục vụ cho các ngành khác (điện, phân bón,hóa học..)

Câu 3: Hoạt động xuất khẩu của thành phố Hồ Chí Minh có những thuận lợi gì ?

Trả lời:

-Thành phố Hồ Chí Minh có vị trí thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa, Cảng Sài Gòn có công suất lớn nhất nước.

-Cơ sở hạ tầng hoàn thiện và hiện đại.

-Có nhiều ngành kinh tế phát triển như công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, . . .. Tạo ra nhiều hàng hóa xuất khẩu.

-Là nơi thu hút đầu tư nước ngoài nhiều nhất nước.

Câu 4: Tại sao các tuyến du lịch từ thành phố Hồ Chí Minh đến Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu quanh năm hoạt động nhộn nhịp ?

Trả lời:

Các tuyến du lịch từ thành phố Hồ Chí Minh đến Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu quanh năm hoạt động nhộn nhịp vì:

-Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm vùng du lịch phía Nam.

-Số lượng khách du lịch trong và ngoài nước rất đông.

-Vùng Đông Nam Bộ có số dân đông, thu nhập cao nhất nước.

-Các điểm du lịch trên có cơ sở hạ tầng rất phát triển như: khách sạn, khu vui chơi,

-Khí hậu tốt cho sức khỏe quanh năm.

-TP. HCM đi Đà Lạt quốc lộ 20 hoặc 1A

– TP. HCM đi Vũng Tàu quốc lộ 51

– TP. HCM đi Nha Trang quốc lộ 1A

– TP. HCM đi Hà Nội quốc lộ 1A

Câu 6: Vùng Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi gì để phát triển các ngành dịch vụ?

Trả lời:

Điều kiện thuận lợi phát triển ngành dịch vụ ở Đông Nam Bộ:

-Vị trí địa lí thuận lợi, cầu nối các vùng kinh tế, trung tâm khu vực Đông Nam Á.

-Có nhiều mỏ dầu khí, bãi biển đẹp, vườn quốc gia, di tích văn hóa lịch sử.

-Có nhiều ngành kinh tế phát triển mạnh.

-Cơ sở hạ tầng hiện đại và hoàn thiện.

-Là nơi thu hút đầu tư nước ngoài cao nhất nước.

Câu 7: Dịch vụ vùng Đông Nam Bộ bao gồm những hoạt động nào? Từ Thành phố Hồ Chí Minh có thể đi đến các Tỉnh, Thành phố khác trong nước bằng những loại hình giao thông nào?

Trả lời:

-Dịch vụ vùng Đông Nam bộ rất đa dạng gồm những hoạt động: Thương mại, du lịch, vận tải và bưu chính viễn thông

-Từ TP HCM có thể đi đến các Tỉnh, Thành phố khác trong nước bằng những loại hình giao thông như.

+ Đường bộ. +Đường sắt. +Đường thủy. +Đường hàng không

Câu 8: Em hãy nêu vị trí, giới hạn và ý nghĩa của vị trí địa lí vùng đồng bằng sông Cửu Long ?

Trả lời:

a) Vị trí: Vùng đồng bằng sông Cửu Long liền kề phía tây vùng Đông Nam Bộ.

b) Giới hạn: -Bắc giáp Campuchia.

-Đông Bắc giáp Đông Nam Bộ.

-Đông Nam giáp biển Đông.

-Tây Nam giáp vịnh Thái Lan.

c) Ý nghĩa vị trí địa lí:

-Nằm liền kề vùng Đông Nam Bộ. Khu kinh tế năng động nhất.

-Gần các tuyến đường giao thông khu vực và quốc tế, tiểu vùng sông Mêcông.

-Vùng biển giàu tài nguyên, bờ biển dài, nhiều đảo và quần đảo.

Câu 9: Trình bày vị trí địa lý của đồng bằng sông Cửu Long nêu những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế- xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long.

Trả lời:

* Đồng bằng sông Cửu Long ở vị trí liền kề phía Tây vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Camphuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông.

* Thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế- xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long:

– Có vị trí dịa lý thuận lợi (giáp Đông Nam Bộ, Campuchia, Biển Đông), điều kiện tốt để phát triển kinh tế trên đất liền, trên biển và mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong tiểu vùng sông Mê Kông.

– Địa hình thấp, bằng phẳng, diện tích đất phù sa ngọt lớn (1,2 triệu ha).

– Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào.

– Biển ấm quanh năm, nhiều ngư trường rộng lớn, nguồn lợi hải sản hết sức phong phú, nhiều đảo, quần đảo thuận lợi cho khai thác.

– Diện tích rừng ngập mặn lớn, phát triển mạnh.

Câu 10: Các yếu tố nào đã giúp cho đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất cả nước ?

Trả lời:

Vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực lớn nhất cả nước là nhờ:

– Vị trí địa lý thuận lợi; diện tích rộng, địa hình bằng phẳng, diện tích ,đất phù sa ngọt là: 1,2 triệu ha.

– Khí hậu cận xích đạo, nóng ẩm, mưa nhiều, nguồn nước phong phú.

– Người dân cần cù, chịu khó, có kinh nghiệm trồng lúa và sản xuất hàng hoá.

– Có diện tích trồng lúa lớn nhất cả nước: 3834,8 nghìn ha (cả nước 7504,3 nghìn ha), chiếm 51,10%. Có sản lượng lúa lớn nhất cả nước 17,7 triệu tấn/ 34,4 triệu tấn (chiếm 51,45%).

Câu 11: Điều kiện tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long có những thuận lợi, khó khăn gì trong phát triển kinh tế?

Trả lời:

* Thuận lợi:

– Đất: Là nơi có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất so với các vùng khác; hàng năm được phù sa sông Cửu Long bồi đắp; phù sa màu mở.

– Khí hậu: Nóng quanh năm, ít chịu tai biến do khí hậu gây ra; thuận lợi cho việc trồng trọt, nhất là lúa.

– Sông ngòi: Có hệ thống sông Mê Kông với lượng nước dồi dào; kênh rạch chằng chịt; đó là nguồn cung cấp nước để thau chua, rửa mặn, cung cấp thuỷ sản, nuôi trồng thuỷ sản và phát triển giao thông đường thuỷ.

– Có nhiều rừng ngập mặn và rừng tràm; có nhiều loài chim, thú.

– Động vật biển: Có hàng trăm bãi cá với nhiều loại hải sản quí chiếm khoảng 54% trữ lượng cá biển của cả nước.

– Khoáng sản: chủ yếu là than bùn, vật liệu xây dựng, dầu khí.

* Khó khăn:

– Đất phèn và mặn chiếm quá nửa diện tích đất (2,5 triệu ha).

– Mùa khô sâu sắc kéo dài; thêm vào đó là sự xâm nhập sâu vào đất liền của nước mặn làm cho tính chất chua mặn của đất ngày càng cao.

– Lũ hàng năm gây thiệt hại về người và của cải.

Câu 12: Những yếu tố thiên nhiên nào mà vùng đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh ngành nông nghiệp ? Vấn đề hiện nay ngành nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long cần thực hiện là gì ?

Trả lời:

* Những yếu tố thiên nhiên để đồng bằng sông Cửu Long phát triển ngành nông nghiệp là: – Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm.

– Đa dạng sinh học.

– Địa hình thấp, bằng phẳng, diện tích tương đối rộng.

– Nguồn nước sông Mê Kông dồi dào.

* Vấn đề hiện nay ngành nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long cần thực hiện là: – Quy hoạch cư trú nông thôn để chủ động sống chung với lũ.

– Khai thác lợi thế của lũ sông Mê Kông, tìm các biện pháp thoát lũ về biển Tây. – Cải tạo đất phèn, đất mặn.

Câu 13: Em hãy cho biết đồng bằng sông Cửu Long có những loại đất chính nào và sự phân bố của chúng ?

Trả lời:

Các loại đất chính ở đồng bằng sông Cửu Long và sự phân bố của chúng:

-Đất phù sa ngọt: ở ven biển sông Tiền – sông Hậu.

-Đất phèn: ở Đồng Tháp Mười – Hà Tiên – Cà Mau.

-Đất mặn: ở dọc vành đai biển Đông và vịnh Thái Lan.

Câu 14: Phân tích vai trò của sông Cửu Long đối với sự phát triển kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long ?

Trả lời:

Vai trò của sông Cửu Long rất to lớn:

-Nguồn nước tự nhiên dồi dào, cung cấp nước ngọt cho đời sống và sản xuất.

-Nguồn thủy sản, tôm – cá phong phú.

-Lượng phù sa lớn, màu mỡ. Bồi đắp hàng năm, mở rộng đất mũi Cà Mau từ 60 – 80m mỗi năm.

-Giao thông đường thủy quan trọng trong nước và ngoài nước.

Tài liệu vẫn còn dài, mời các bạn tải về để xem toàn bộ

………………………………………

Trên đây TaiLieuViet.vn vừa gửi tới bạn đọc Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lý lớp 9. Để chuẩn bị cho kì thi học kì 2 lớp 9 sắp tới, các em học sinh cần ôn tập theo đề cương, bên cạnh đó cần thực hành luyện đề để làm quen với nhiều dạng đề khác nhau cũng như nắm được cấu trúc đề thi. Chuyên mục Đề thi học kì 2 lớp 9 trên TaiLieuViet tổng hợp đề thi của tất cả các môn, là tài liệu phong phú và hữu ích cho các em ôn tập và luyện đề. Đây cũng là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề. Mời thầy cô và các em tham khảo.