Lý thuyết Ngữ văn 9: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu tới bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 9. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu dưới đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

1/ Tìm hiểu chung tác phẩm Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

a/ Tác giả

– Ga–bri–en Gác–xi –a Mác–két là nhà văn Cô-lôm-bi-a.

– Sinh năm 1928 mất năm 2014

– Nhận giải thưởng Nô ben về văn học năm 1982.

– Ông viết nhiều tiểu thuyết, truyện ngắn, nổi tiếng nhất là tiểu thuyết “Trăm năm cô đơn (1967)”.

b/ Tác phẩm

– Ra đời tháng 8 năm 1986.

– Vị trí: Trích tham luận tại cuộc họp nguyên thủ nước họp ở Mê-hi-cô.

Các bạn độc giả có thể tham khảo thêm bài Tóm tắt Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

c/ Bố cục

Có thể chia làm 3 phần:

– Phần 1: Từ đầu đến “vận mệnh thế giới“: Hiểm họa chiến tranh hạt nhân đang đè nặng lên toàn trái đất.

– Phần 2: Tiếp theo đến “điểm xuất phát của nỏ”: Sự phi lí và tốn kém của cuộc chạy đua vũ trang.

– Phần 3: Còn lại: Ngăn chặn chiến tranh là nhiệm vụ của mọi người.

d/ Thể loại: Văn bản nhật dụng: Nghị luận chính trị, xã hội.

2/ Đọc hiểu văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

a/ Hiểm họa chiến tranh hạt nhân

– Nguy cơ chiến tranh hạt nhân.

+ Ngày 8/8/1986, hơn 50000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí khắp hành tinh.

+ Tất cả mọi người ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ.

+ Tất cả chỗ đó nổ tung sẽ hủy hoại 12 lần Trái đất và các hành tinh khác.

– Chiến tranh hạt nhân được so sánh như thanh gươm Đa-mô-clet.

– Cuộc sống tốt đẹp của con người bị chiến tranh hạt nhân đe dọa.

– Chiến tranh hạt nhân đi ngược lý trí loài người.

– Nhiệm vụ đấu tranh cho một thế giới hòa bình.

⇒ Mở đầu bằng một câu hỏi rồi tự trả lời bằng một thời điểm thực tại với những con số cụ thể, cách tính toán cụ thể, đơn giản.

⇒ Tác động vào nhận thức về sức mạnh ghê gớm của vũ khí hạt nhân, gợi sự đồng tình của người đọc.

b/ Chạy đua chiến tranh hạt nhân là cực kỳ tốn kém

– Ngược với lí trí của con người

Các lĩnh vực đời sống xã hội

Chi phí chuẩn bị chiến tranh hạt nhân

100 tỉ USD để giải quyết vấn đề cấp bách, cứu trợ ý tế, GD cho 500 triệu trẻ em nghèo trên thế giới.

Gần bằng chi phí cho 100 máy bay ném bom chiến lược B.1B và 7000 tên lửa vượt đại dương.

Kinh phí của chương trình phòng bệnh 14 năm cứu hơn 14 triệu trẻ em Châu Phi.

Bằng giá 10 chiếc tàu sân bay Ni-mít mang vũ khí hạt nhân của Mĩ dự định sản xuất từ năm 1986 – 2000.

Năm 1985 có 575 triệu người thiếu dinh dưỡng.

Gần bằng kinh phí sản xuất 149 tên lửa MX.

Tiền nông cụ cần thiết cho các nước nghèo dinh dưỡng.

Gần bằng kinh phí sản xuất 27 tên lửa MX.

Xóa nạn mù chữ cho toàn thế giới.

Bằng tiền đóng 2 tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân.

→ Các dẫn chứng cụ thể, nhiều lĩnh vực thiết yếu của đời sống được so sánh với sự tốn kém của chi phí hạt nhân.

⇒ Cho thấy sự vô nhân đạo, lời tố cáo của những kẻ độc ác đang đẩy loài người đến cái chết.

– Chiến tranh đi ngược với cá tự nhiên.

+ 180 triệu năm bông hồng mới nở.

+ 380 triệu năm con bướm mới biết bay.

+ Hàng triệu triệu năm con người mới hình thành.

→ Đó là cả một quá trình kì công nhưng nếu chiến tranh diễn ra nó sẽ trở thành con số không.

⇒ Đối lập, khẳng định một sự phản tiến hóa, phản tự nhiên đến điên rồ khiến ta thấy được hiểm họa của hạt nhân.

c/ Nhiệm vụ của mọi người

– Tích cực đoàn kết, xiết chặt đội ngũ đấu tranh vì hòa bình, phản đối ngăn chặn chiến tranh xảy ra.

– Đây là lời trăng trối nhưng cũng là lời thức tỉnh mọi người trong cuộc chiến tranh hạt nhân.

3/ Bài tập minh họa bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

Đề bài: Bằng lí lẽ dẫn chứng em hãy chứng minh phân tích và đánh giá làm sáng tỏ vấn đề Đấu tranh cho một thế giới hòa bình có phải là một bài văn nghị luận sống động không?

1/ Mở bài

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”.

– Tóm lược nội dung chính và bài học cho mỗi chúng ta.

2/ Thân bài

– Đấu tranh cho một thế giới hòa bình là một văn bản nghị luận.

– Luận điểm chính mà tác giả nêu ra trong bài viết này là: “Chiến tranh hạt nhân là một hiểm họa khủng khiếp đang đe dọa loài người và sự sống trên Trái Đất, vì vậy nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là đoàn kết đấu tranh để loại bỏ nguy cơ ấy”.

+ Kho vũ khí hạt nhân đang tàng trữ có khả năng hủy diệt sự sống trên Trái Đất và các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời.

+ Cuộc chạy đua vũ trang vô cùng tốn kém đã làm mất đi cơ hội cải thiện đời sống cho hàng tỉ người nghèo khổ nhất trên thế giới.

+ Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại lí trí của loài người mà còn trái với quy luật tự nhiên, phản lại sự tiến hóa.

+ Vì vậy, tất cả chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn cuộc chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hòa bình, vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người.

– Mác-két đã sử dụng nghệ thuật lập luận chặt chẽ, sắc bén kết hợp với chứng cứ phong phú, xác thực, cụ thể.

– Sự khủng khiếp của nguy cơ chiến tranh hạt nhân, tác giả đã nêu cụ thể thời gian và đưa ra số liệu cụ thể đầu đạn hạt nhân với một phép tính rất đơn giản, rất dễ hiểu: 50.000 đầu đạn hạt nhân chia bình quân cho đầu người trên thế giới, mỗi người phải hứng chịu trung bình 4 tấn thuốc nổ.

+ Tính chất phi lí của cuộc chạy đua vũ trang, tác giả đã đưa ra hàng loạt so sánh giữa chi phí cho vũ khí hạt nhân với chi phí cho các hoạt động cứu trợ, phát triển xã hội, y tế, tiếp tế thực phẩm, giáo dục, đặc biệt ở các nước nghèo:

+ Chạy đua vũ trang là đi ngược lại lí trí của tự nhiên.

+ Thông điệp mà tác giả muốn gửi tới loài người: Một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng.

– Đấu tranh cho một thế giới h bình giàu sức thuyết phục còn bởi cảm xúc mãnh liệt và nhiệt huyết chứa chan của tác giả.

3/ Kết bài

– Bằng lập luận sắc bén, chứng cứ phong phú, xác thực và nhiệt huyết Mác-két đã nêu rõ mối hiểm họa hạt nhân đối với nhân loại.

– Sự tốn kém vô cùng phi lí của cuộc chạy đua vũ trang.

– Kêu gọi mọi người phải hành động để ngăn chặn nguy cơ chiến tranh hạt nhân, đấu tranh vì một thế giới hoà bình.

– Đấu tranh cho một thế giới hòa bình là bài văn nghị luận xuất sắc.

—————————————

Với nội dung bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về hoàn cảnh sáng tác, giá trị nghệ thuật và nhân đạo được tác giả gửi gắm qua tác phẩm Đấu tranh cho một thế giới hòa bình…

Trên đây TaiLieuViet đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn 9: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình cho các bạn tham khảo. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 9, Soạn văn 9, Tác giả – Tác phẩm Ngữ văn 9, Giải VBT Ngữ văn 9, soạn bài lớp 9.