Dàn ý Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt vừa được TaiLieuViet.vn sưu tập và xin gửi tới bạn đọc để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết gồm có 3 mẫu bài dàn ý giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Bài viết cho thấy rõ được sự trong sáng của tiếng Việt là gì, những chuẩn mực của tiếng Việt, trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt… Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết tại đây.

Dàn ý Nghị luận giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt mẫu 1

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

2. Thân bài

a. Giải thích

Tình yêu, giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt chính là sự tôn trọng ngôn ngữ mẹ đẻ, sử dụng tiếng việt một cách hợp lí, đúng đắn, không chêm xen quá nhiều ngôn ngữ khác khi giao tiếp, có ý thức giữ gìn và phát huy tiếng việt cũng như quảng bá đến bạn bè trên thế giới.

b. Phân tích

Mỗi một quốc gia có một nền văn hóa, một ngôn ngữ khác nhau, là công dân của quốc gia, mỗi người có ý thức giữ gìn, phát huy cũng như truyền bá văn hóa, ngôn ngữ của mình.

Chúng ta cần phải bảo vệ tiếng việt, giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt, không để người khác làm mai một, bão hòa ngôn ngữ riêng của mình với bất kì thứ ngôn ngữ nào khác.

Tuy nhiên, giữ gìn tiếng mẹ đẻ không có nghĩa là bài trừ những ngôn ngữ khác mà cần sử dụng tiếng nước ngoài sao cho phù hợp, không được lạm dụng quá mức.

c. Chứng minh

Học sinh lấy dẫn chứng những tác phẩm tiếng việt nổi tiếng hoặc những con người, những hành động cao đẹp bảo vệ, quảng bá tiếng việt ra thế giới,… để làm ví dụ minh họa cho bài làm văn của mình.

d. Phản đề

Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều trường hợp lạm dụng tiếng nước ngoài vào trong giao tiếp, cũng có những trường hợp sử dụng tiếng việt với mục đích xấu làm mất đi sự trong sáng của tiếng việt,… những hành động này cần ngăn ngừa.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Dàn ý Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt mẫu 2

I. Sự trong sáng của Tiếng Việt

Trong sáng thuộc về bản chất của ngôn ngữ nói chung và Tiếng Việt nói riêng.

+ “Trong có nghĩa là trong trẻo, không có tạp chất, không đục”.

+ “Sáng có nghĩa là sáng tỏ, sáng chiếu, sáng chói, nó phát huy cái trong nhờ đó nó phản ánh được tư tưởng và tình cảm của người Việt Nam ta, diển tả sự trung thành và sáng tỏ những điều chúng ta muốn nói” (Phạm văn Đồng – Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt).

a. Tiếng Việt có những chuẩn mực và hệ thống chung làm cơ sở cho giao tiếp (nói và viết).

+ Phát âm.

+ Chữ viết.

+ Dùng từ.

+ Đặt câu.

+ Cấu tạo lời nói, bài viết.

b. Tiếng Việt có hệ thống quy tắc chuẩn mực nhưng không phủ nhận (loại trừ) những trường hợp sáng tạo, linh hoạt khi biết dựa vào những chuẩn mực quy tắc.

c. Tiếng Việt không cho phép pha tạp, lai căng một cách tuỳ tiện những yếu tố của ngôn ngữ khác.

d. Thể hiện ở chính phẩm chất văn hoá, lịch sự của lời nói.

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

+ Phải biết xin lỗi nguời khác khi làm sai, khi nói nhầm.

+ Phải biết cám ơn nguời khác.

+ Phải giao tiếp đúng vai, đúng tâm lí, tuổi tác, đúng chỗ.

+ Phải biết điều tiết âm thanh khi giao tiếp.

II. Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt

– Mỗi cá nhân nói và viết cần có ý thức tôn trọng và yêu quý Tiếng Việt.

– Có thói quen cẩn trọng,cân nhắc, lựa lời khi sử dụng Tiếng Việt để giao tiếp sao cho lời nói phù hợp với nhân tố giao tiếp để đạt hiệu quả cao nhất.

– Rèn luyện năng lực nói và viết theo đúng chuẩn mực.

– Loại bỏ những lời nói thô tục, kệch cỡm pha tạp, lai căng không đúng lúc.

– Biết cách tiếp nhận những từ ngữ của nước ngoài.

– Biết cách làm cho Tiếng Việt phát triển

III. Kết luận

– Chốt lại vấn đề

Dàn ý Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt mẫu 3

Mở bài

– Cùng với quá trình hội nhập thế giới, sự giao thoa văn hóa xã hội đòi hỏi ngôn ngữ phải có những thay đổi để đáp ứng các nhu cầu giao tiếp mới.

– Từ khi nước ta bắt đầu hội nhập thì ngôn ngữ cũng dần dần xuất hiện những hiện tượng mới mẻ.
Những từ ngữ mới, cách diễn đạt mới được hình thành để thêm vào những khái niệm, ngữ nghĩa mà trong vốn tiếng Việt trước đó còn thiếu vắng. Cùng với mặt tích cực ấy, mặt tiêu cực cũng biểu hiện với không ít các cách nói, cách viết “khác lạ” trong giới trẻ làm mất đi hoàn toàn bản sắc vốn có của tiếng Việt.

Thân bài

Giải thích:

– Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người và xã hội loài người, đảm bảo một mặt truyền đạt và hiểu biết lẫn nhau của các thành viên xã hội.

– Ngôn ngữ không chỉ truyền đạt thông tin mà còn tác động đến nhân cách, hình thành nhân cách và biến đổi theo chiều hướng tốt hoặc xấu.

– Ngôn ngữ không chỉ là tấm gương phản chiếu thụ động đời sống xung quanh mà còn can thiệp vào bức tranh thế giới nhân cách, vào văn hóa ngôn ngữ của nó, đặt vào nó nhãn quan thế giới, chỉnh sửa, làm biến đổi nhân cách một cách hợp lý.

Kết bài

– Vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong giai đoạn hiện nay đã trở thành vấn đề cấp bách, cần sự chung tay của các lực lượng xã hội.

– Chủ thể của nhận thức và hành động, giới trẻ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt trên cơ sở “kế thừa và phát huy truyền thống đi đôi với việc sáng tạo những giá trị mới phù hợp với tinh thần thời đại…”.

Dàn ý Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt mẫu 4

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

2. Thân bài

a. Giải thích

– Trong sáng là gì? Sự thuần khiết trong tiếng Việt là gì?

– Có những chuẩn mực và quy tắc chung của tiếng Việt. Không pha tạp, hòa nhập nhưng không hòa tan

– Sáng tạo phải tuân theo quy luật và đảm bảo văn hóa, lịch sự, đạo đức Việt Nam

– Tình yêu, giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt chính là sự tôn trọng ngôn ngữ mẹ đẻ, sử dụng tiếng việt một cách hợp lý, đúng đắn, không chêm xen quá nhiều ngôn ngữ khác khi giao tiếp, có ý thức giữ gìn và phát huy tiếng việt cũng như quảng bá đến bạn bè trên thế giới.

b. Phân tích

– Mỗi một quốc gia có một nền văn hóa, một ngôn ngữ khác nhau, là công dân của quốc gia, mỗi người có ý thức giữ gìn, phát huy cũng như truyền bá văn hóa, ngôn ngữ của mình.

– Chúng ta cần phải bảo vệ tiếng việt, giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt, không để người khác làm mai một, bão hòa ngôn ngữ riêng của mình với bất kỳ thứ ngôn ngữ nào khác.

– Giữ gìn giá trị Tiếng Việt bằng cách thường xuyên sử dụng Tiếng Việt và sử dụng nó một cách chuẩn mực và lịch sự

– Tuy nhiên, giữ gìn tiếng mẹ đẻ không có nghĩa là bài trừ những ngôn ngữ khác mà cần sử dụng tiếng nước ngoài sao cho phù hợp, không được lạm dụng quá mức.

c. Chứng minh

– Lấy dẫn chứng những tác phẩm tiếng việt nổi tiếng hoặc những con người, những hành động cao đẹp bảo vệ, quảng bá tiếng việt ra thế giới,… để làm ví dụ minh họa cho bài làm văn của mình.

– Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều trường hợp lạm dụng tiếng nước ngoài vào trong giao tiếp, cũng có những trường hợp sử dụng tiếng việt với mục đích xấu làm mất đi sự trong sáng của tiếng việt,… những hành động này cần ngăn ngừa.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

————————————

TaiLieuViet.vn đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Dàn ý Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Để có kết quả cao hơn trong học tập, TaiLieuViet xin mời các bạn học sinh tham khảo tài liệu bài soạn văn mẫu bài Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt mà TaiLieuViet tổng hợp và đăng tải. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 12, Tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12…

  • Soạn văn bài: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
  • Nghị luận xã hội về vấn đề ô nhiễm môi trường
  • Nghị luận xã hội về ý chí, nghị lực sống của con người
  • Nghị luận giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt