TaiLieuViet xin giới thiệu bài Lý thuyết Ngữ văn 9: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu tới bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 9. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu dưới đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

1/ Tìm hiểu chung tác phẩm Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

a/ Tác giả

– Phạm Đình Hổ sinh năm 1768 mất năm 1839.

– Tên chữ Tùng Niên, hiệu Đông Dã Tiều.

– Quê quán: Đan loan, huyện Đường An, tỉnh Hải Dương

– Cuộc đời

+ Ông sống vào thời đất nước loạn lạc.

+ Thời Minh Mạng Vua mời ông ra làm quan, ông đã nhiều lần từ chức nhưng rồi lại bị triệu ra.

+ Ông đã để lại nhiều công trình biên soạn, khảo cứu có giá trị thuộc các loại: văn học, triết học, sử học,…

b/ Tác phẩm

Trích từ tác phẩm “Vũ trung tùy bút”.

c/ Thể loại

– Tùy bút. Phương thức biểu đạt chính: Tự sự và miêu tả.

d/ Bố cục: 2 phần

– Phần 1: Từ đầu….bất tường: Thói xa hoa của chúa Trịnh.

– Phần 2: Còn lại: Sự nhũng nhiễu của bọn quan lại.

2/ Đọc hiểu văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

a/ Cuộc sống hưởng thụ của chúa Trịnh Sâm

– Thích chơi đèn đuốc.

– Bày đặt nghi lễ.

– Xây nhiều cung điện, dựng đình đài liên miên.

– Bày ra nhiều trò giải trí lố lăng, tốn kém tiền của. “Những cuộc dạo chơi liên miên: mỗi tháng bốn lần, binh lính dàn hầu vòng quanh bốn mặt hồ“. “Các nội thần bịt khăn, giả đàn bà bày hàng bán bên hồ, thuyền ngự đến đâu các quan đại thần vào bờ mua bán”. “Dàn nhạc bố trí khắp nơi để tấu nhạc làm vui”.

– Thu tìm vật quí của dân (trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa, cây cảnh..)

→ Dẫn chứng cụ thể, chân thật, Miêu tả khách quan, tỉ mỉ, không bộc lộ thái độ, bóc trần bản chất nhân vật: vơ vét, tham hoan lạc, ức hiếp, bóc lột dân, xã hội rối ren hỗn loạn, vua chúa mặc sức ăn chơi, hà hiếp dân lành.

⇒ Phản ánh cuộc sống xa hoa, hưởng lạc và dấu hiệu suy vong của vua Lê chúa Trịnh.

b/ Những hành động của bọn quan lại, thái giám

– Thủ đoạn: Mượn gió bẻ măng, vu khống.

– “Có chậu hoa, chim tốt…biên ngay chữ phụng thủ“.

– “Dùng thủ đoạn khép những nhà giàu có vào tội giấu vật cung phụng để dọa lấy tiền“.

– “Hòn đá, cây to phải phá nhà, hủy tường“.

– Tác giả đã kể lại câu chuyện của gia đình mình nhằm minh chứng hùng hồn cho thực trạng rối ren của đất nước, tăng thêm tính thuyết phục.

⇒ Thủ đoạn xấu xa bỉ ổi, vừa ăn cắp vừa la làng, vừa vơ vét lại vừa được tiếng là mẫn cán. Chúng có thủ đoạn đó là vì chúng được vua chúa sủng ái nên ỷ thế hoành hành, tác oai tác quái.

c/ Thái độ của tác giả

– Thái độ của tác giả với bọn quan lại: Tố cáo, khinh bỉ bọn quan lại, bất bình và phê phán bọn quan lại trong phủ chúa Trịnh. Thể hiện qua giọng điệu, từ ngữ lột tả bản chất của bọn quan lại.

⇒ Phê phán bọn quan lại ỷ thế, cậy quyền ức hiếp dân lành.

3/ Bài tập minh họa bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

Đề bài: Phân tích tình trạng đất nước ta vào thời vua Lê – chúa Trịnh vào cuối thế kỉ XVIII qua đoạn trích “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh“.

1/ Mở bài

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm “Vũ trung tùy bút” của Phạm Đình Hổ.

– Tóm lược nội dung chính và bài học cụ thể tình hình đất nước vào thời vua Lê – Trịnh cuối thế kỉ XVIII.

2/ Thân bài

– Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh: bộ mặt của giới cầm quyền phong kiến thời Lê – Trịnh được kể lại một cách sinh động, chân thực.

+ “Những cuộc dạo chơi liên miên: mỗi tháng bốn lần, binh lính dàn hầu vòng quanh bốn mặt hồ“.

+ “Các nội thần bịt khăn, giả đàn bà bày hàng bán bên hồ, thuyền ngự đến đâu các quan đại thần vào bờ mua bán”.

+ “Dàn nhạc bố trí khắp nơi để tấu nhạc làm vui”.

– Ngôn ngữ miêu tả và kể chuyện của tác giả không che giấu thái độ căm ghét những kẻ gây hại cho nhân dân.

– Những thú xa hoa của chúa Trịnh Sâm: tô vẽ phô trương vẻ hào nhoáng, thú chơi phong lưu, sính đàn ca nhã nhạc.

+ “Có chậu hoa, chim tốt…biên ngay chữ phụng thủ“.

+ “Dùng thủ đoạn khép những nhà giàu có vào tội giấu vật cung phụng để dọa lấy tiền“.

+ “Hòn đá, cây to phải phá nhà, hủy tường“.

– Ngôn ngữ miêu tả của Phạm Đình Hổ tỉ mỉ chi tiết giúp người đọc hình dung đầy đủ.

– Bọn cận thần “nhờ gió bẻ măng”: lời kể cụ thể từng vụ việc và thủ đoạn bất lương của bọn tay chân nhà Chúa.

– Tình cảnh khốn khổ của nhân dân: nhà văn ghi lại câu chuyện có thực kể lại việc xảy ra trong nhà mình.

– Thái độ bất bình của nhà văn qua giọng kể.

– Nghệ thuật tùy bút đem lại cái nhìn sinh động về bọn người quyền quý cũng như nỗi khổ của nhân dân.

– Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm

3/ Kết bài

Nêu cảm nhận sâu sắc về bản thân.

—————————————

Với nội dung bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về hoàn cảnh sáng tác, giá trị nghệ thuật và nhân đạo được tác giả gửi gắm qua tác phẩm Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh…

Trên đây TaiLieuViet đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn 9: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh cho các bạn tham khảo. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 9, Soạn văn 9, Tác giả – Tác phẩm Ngữ văn 9, Giải VBT Ngữ văn 9, soạn bài lớp 9.