Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Ngữ văn 9: Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten được TaiLieuViet sưu tầm và giới thiệu tới bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 9. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu dưới đây.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết
Mục Lục
Toggle1/ Tìm hiểu chung bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten
a/ Tác giả
– Hi-pô-lít Ten (1828-1893).
– Cuộc đời:
+ Là triết gia, sử gia đồng thời cũng là nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng của Pháp, Viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp.
+ Ông đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về truyện ngụ ngôn của La-phông-ten.
b/ Tác phẩm
Đây là một bài nghị luận văn chương, trích từ chương II, phần II của công trình La-phông-ten và thơ ngụ ngôn của ông, in năm 1853.
c/ Bố cục
Bài văn được chia là 2 phần
– Phần 1: Từ đầu đến “tốt bụng như thế”: hình tượng con cừu trong thơ La-phông-ten.
– Phần 2: Còn lại: Hình tượng chó sói trong thơ La-phông-ten.
2/ Đọc – hiểu văn bản Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten
a/ Hình tượng con cừu trong thơ La-phông-ten
– Dưới con mắt nhà khoa học Buy – phông, cừu là con vật đần độn, sợ hãi, thụ động, không biết trốn tránh nguy hiểm.
– Trong con mắt của nhà thơ La-phông-ten, ngoài những đặc tính trên, cừu là con vật dịu dàng, tội nghiệp, đáng thương, tốt bụng, giàu tình cảm. Cừu có sợ sệt nhưng không đần độn, sắp bị sói ăn thịt mà cừu vẫn dịu dàng, rành mạch đáp lời sói. Không phải cừu không ý thức được tình huống của mình mà thể hiện tình mẫu tử cao đẹp, là sự chịu đựng tự nguyện hy sinh của cừu mẹ cho con, bất chấp nguy hiểm.
→ La-phông-ten đã động lòng thương cảm, đó là cái nhìn khách quan kết hợp với cảm xúc chủ quan. Tạo được hình ảnh vừa chân thực vừa xúc động về con vật này.
b/ Hình tượng chó sói trong cái nhìn của Buy-phông và La-phông-ten
– Theo Buy-phông chó sói là tên bạo chúa khát máu và đáng ghét, sống gây hại, chết vô hại, bẩn thỉu, hôi hám, hư hỏng. Biểu hiện bản năng về thói quen và sự xấu xí.
– Theo La-phông-ten Chó sói có tính cách phức tạp, độc ác mà khổ sở, trộm cướp bất hạnh, vụng về, thường xuyên đói meo, bị ăn đòn, truy đuổi, đáng ghét, đáng thương.
– Chó sói độc ác, gian xảo, muốn ăn thịt cừu non một cách hợp pháp nhưng những lý do nó đưa ra đều vụng về, sơ hở bị cừu non vạch trần, bị dồn vào thế bí. Cuối cùng sói đành ăn thịt cừu non bất chấp lý do. Chó sói vừa là bi kịch độc ác, vừa là hài kịch của sự ngu ngốc.
c/ Nghệ thuật sáng tạo của La-phông-ten
– Nhà khoa học: Tả chính xác, khách quan, dựa trên quan sát, nghiên cứu, phân tích để khái quát những đặc tính cơ bản của từng loài vật.
– Nhà nghệ sĩ: Tả với quan sát tinh tế, nhạy cảm bằng cả trái tim, trí tưởng tượng phong phú. Đó là đặc điểm, bản chất của sáng tạo nghệ thuật. Người nghệ sĩ khi tả đối tượng thì không chỉ hiểu sâu, kỹ mà còn phải tưởng tượng, nhập thân vào đối tượng.
– La-phông-ten viết về hai con vật giúp người đọc hiểu thêm, nghĩ thêm về đạo lý trên đời, đó là sự đối mặt giữa thiện và ác, kẻ yếu và kẻ mạnh. Chú cừu và chó sói đã được nhân hóa, nói năng, hành động như người với những tâm trạng khác nhau.
Tổng kết
Nội dung: Bằng cách so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn La-phông-ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông, H. Ten nêu bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là in đậm dấu ấn cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn.
Nghệ thuật
– Cách lập luận, sử dụng phân tích, so sánh, chứng minh để làm nổi bật, sáng tỏ, sống động, thuyết phục.
3/ Bài tập minh họa bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten
1/ Mở bài
– Nêu vài nét sơ lược về tác giả H. Ten và tác phẩm “Chó sói và cừu non trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten“
– Qua văn bản chỉ ra sự khác nhau giữa Buy-phông và Phông-ten.
2/ Thân bài
– Buy phông đã mô tả và chỉ ra những đặc tính tự nhiên của con cừu như ngu ngốc và sợ sệt, hay tụ tập thành bầy, co cụm lại với nhau, sợ sệt và đần độn. Chỉ biết đứng nguyên trong mưa hay trên tuyết. Chỉ biết làm theo con đầu đàn, nếu không bị gã chăn cừu thôi thúc hay bị chó xua đi.
– Còn La Phông-ten trong bài thơ ngụ ngôn của mình, đã chỉ ra đời sống tâm hồn của con cừu.
– Con cừu rất “thân thương và tốt bụng”.
– “Nghe tiếng cừu con kêu thì cừu mẹ liền chạy tới, nó có thể nhận ra con mình trong đàn cừu, nó đứng yên trên nền đất lạnh và bùn lầy cho con bú xong, với vẻ nhẫn nhục, mắt nhìn lơ đãng”.
→ Có thể nói, hình tượng con cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten còn ngụ ý về tình mẫu tử và đức hy sinh của người mẹ trong cuộc đời. Đúng như Hi-pô-lít Ten đã nói: “La Phông-ten đã động lòng thương cảm với bao nỗi buồn rầu và tốt bụng như thế…”.
– Chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten là một tên trộm cướp nhưng khốn khổ và bất hạnh. Mắt thì lấm lét, cơ thể gầy gò, bị truy đuổi. Nó là “một gã vô lại, luôn luôn đói dài và luôn luôn bị ăn đòn”.
– Buy-phông đã nói lên bản năng của chó sói, một con thú dữ, hoang dã. Chúng chỉ biết kết bầy lúc săn mồi, khi cuộc chinh chiến đã xong xuôi thì mỗi con một nơi, sống lặng lẽ và cô đơn. Bộ mặt lấm lét, dáng vẻ hoang dã, tiếng hú rùng rợn, mùi hôi gớm ghiếc… là đặc tính tự nhiên của loài sói.
– Sói trong thơ La-phông-ten là một bạo chúa. Hắn vu khống đặt điều. Hắn gầm lên. Và cuối cùng “Sói nhai Chiên nhỏ, chẳng cần đôi co”. Nếu nhà bác học Buy-phông chỉ nhìn thấy sói là con vật có hại thì nhà thơ với đầu óc phóng khoáng và trí tưởng tượng đã phát hiện ra những khía cạnh khác: con sói độc ác mà khổ sở, thường bị mắc mưu, vụng về, bị đói meo, và vì đói mà hóa rồ!
– Buy-phông “dựng một vở bi kịch về sự độc ác” (thú dữ hoang dã), còn La Phông-ten “dựng một vở hài kịch về sự ngu ngốc” (bị đói khát, thường bị mắc mưu và ăn đòn).
– Qua văn bản Hi-pô-lít Ten đã chỉ ra sự khác biệt giữa hai loại văn bản khoa học và văn bản nghệ thuật.
3/ Kết bài
“Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten” trong thơ ngụ ngôn là một văn bản nghệ thuật. Chó sói là một bạo chúa, độc ác, quỷ quyệt. Cừu là một thần dân, một vật tế thần đau khổ, đáng thương.
Qua đây ta cần nắm rõ đặc trưng của văn bản nghệ thuật, đó là ngôn ngữ hình tượng và biểu cảm được tưởng tượng, hư cấu.
—————————————
Với nội dung bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về hoàn cảnh sáng tác, giá trị nghệ thuật và tính châm biếm được thể hiện qua bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten..
Trên đây TaiLieuViet đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn 9: Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten nhằm giúp các bạn tham khảo. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 9, Soạn văn 9, Tác giả – Tác phẩm Ngữ văn 9, Giải VBT Ngữ văn 9, soạn bài lớp 9.
Related posts
Tài liệu nổi bật
Categories
- Âm Nhạc – Mỹ Thuật Lớp 9 (17)
- Âm nhạc lớp 6 – KNTT (31)
- Âm Nhạc Lớp 7- CTST (23)
- Bài tập Toán 9 (8)
- Chưa phân loại (32)
- Chuyên đề Hóa học 12 (196)
- Chuyên đề Sinh học lớp 12 (61)
- Chuyên đề Toán 9 (50)
- Công Nghệ Lớp 10- CD (58)
- Công Nghệ Lớp 10- KNTT (52)
- Công nghệ Lớp 11 – KNTT (22)
- Công Nghệ Lớp 6 – CTST (15)
- Công Nghệ Lớp 6 – KNTT (16)
- Công Nghệ Lớp 7- CTST (18)
- Công Nghệ Lớp 7- KNTT (19)
- Công nghệ Lớp 8 – CD (21)
- Công nghệ Lớp 8 – CTST (18)
- Công nghệ Lớp 8 – KNTT (7)
- Công Nghệ Lớp 9 (114)
- Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn (35)
- Địa Lí Lớp 10- CD (99)
- Địa Lí Lớp 10- KNTT (77)
- Địa lí Lớp 11 – CD (31)
- Địa lí Lớp 11 – CTST (23)
- Địa lí Lớp 11 – KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 12 (134)
- Địa lí Lớp 6 – CTST (36)
- Địa lí Lớp 6 – KNTT (30)
- Địa Lí Lớp 7- CTST (22)
- Địa Lí Lớp 7- KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 9 (290)
- GDCD 12 (28)
- GDCD Lớp 6 – CTST (8)
- GDCD Lớp 6 – KNTT (12)
- GDCD Lớp 9 (94)
- Giải bài tập Địa Lí 12 (12)
- Giải bài tập SGK Toán 12 (8)
- Giải bài tập Sinh học 12 (45)
- Giải SBT Hóa học 12 (71)
- Giải vở BT Văn 9 (122)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- CTST (12)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- KNTT (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CD (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CTST (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – KNTT (10)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- CD (12)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- KNTT (12)
- Hóa Học Lớp 10- CD (30)
- Hóa Học Lớp 10- KNTT (61)
- Hoá Học Lớp 11 – CD (19)
- Hoá học Lớp 11 – CTST (19)
- Hoá học Lớp 11 – KNTT (25)
- Hóa Học Lớp 12 (130)
- Hóa Học Lớp 9 (717)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 10- KNTT (52)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- CTST (40)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- KNTT (16)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CD (19)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CTST (9)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – KNTT (18)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – CTST (46)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – KNTT (57)
- Khoa Học Tự Nhiên Lớp 7- CTST (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CD (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CTST (33)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – KNTT (37)
- Kinh Tế & Pháp Luật Lớp 10 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CTST (11)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – KNTT (11)
- Lịch Sử Lớp 10- CD (34)
- Lịch Sử Lớp 10- CTST (20)
- Lịch Sử Lớp 10- KNTT (42)
- Lịch sử Lớp 11 – CTST (13)
- Lịch sử Lớp 11 – KNTT (13)
- Lịch sử Lớp 6 – CTST (21)
- Lịch sử Lớp 6 – KNTT (22)
- Lịch Sử Lớp 7- CTST (19)
- Lịch sử lớp 7- KNTT (18)
- Lịch Sử Lớp 9 (148)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – CTST (40)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – KNTT (33)
- Lý thuyết Địa lý 12 (4)
- Lý thuyết Lịch sử lớp 9 (33)
- Lý thuyết Ngữ Văn (83)
- Lý thuyết Ngữ Văn 12 (18)
- Lý thuyết Sinh học 12 (41)
- Mở bài – Kết bài hay (55)
- Mở bài lớp 12 hay (24)
- Nghị luận xã hội (34)
- Ngữ Văn Lớp 10- CD (113)
- Ngữ Văn Lớp 10- CTST (79)
- Ngữ Văn Lớp 10- KNTT (198)
- Ngữ Văn Lớp 11 – CD (51)
- Ngữ văn Lớp 11 – CTST (89)
- Ngữ Văn Lớp 11 – KNTT (107)
- Ngữ Văn Lớp 12 (379)
- Ngữ Văn Lớp 6 – KNTT (293)
- Ngữ Văn Lớp 7- CTST (103)
- Ngữ Văn Lớp 7- KNTT (66)
- Ngữ văn Lớp 8 – CD (48)
- Ngữ văn Lớp 8 – CTST (123)
- Ngữ văn Lớp 8 – KNTT (196)
- Ngữ Văn Lớp 9 (28)
- Phân tích các tác phẩm lớp 12 (12)
- Sinh Học Lớp 10- CD (49)
- Sinh Học Lớp 10- CTST (61)
- Sinh Học Lớp 10- KNTT (71)
- Sinh Học Lớp 11 – CD (16)
- Sinh học Lớp 11 – CTST (18)
- Sinh học Lớp 11 – KNTT (18)
- Sinh Học Lớp 9 (229)
- Soạn Anh 12 mới (86)
- Soạn văn 9 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 1 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 2 (50)
- Tác giả – Tác phẩm (41)
- Tác giả – Tác phẩm Ngữ Văn 12 (13)
- Thi THPT QG môn Địa lý (12)
- Thi THPT QG môn Sinh (8)
- Tiếng Anh Lớp 10 Friends Global (57)
- Tiếng Anh Lớp 10 Global Success (604)
- Tiếng Anh Lớp 10 iLearn Smart World (98)
- Tiếng anh Lớp 11 Friends Global (171)
- Tiếng anh Lớp 11 Global Success (368)
- Tiếng anh Lớp 11 iLearn Smart World (104)
- Tiếng Anh Lớp 12 cũ (168)
- Tiếng Anh Lớp 6 Friends Plus (114)
- Tiếng Anh Lớp 6 Global Success (174)
- Tiếng Anh Lớp 7 Friends Plus (160)
- Tiếng Anh Lớp 8 Friends plus (71)
- Tiếng anh Lớp 8 Global Success (79)
- Tiếng anh Lớp 8 iLearn Smart World (40)
- Tiếng Anh Lớp 9 Mới (211)
- Tin Học Lớp 10- CD (24)
- Tin Học Lớp 10- KNTT (33)
- Tin học Lớp 11 – KNTT (21)
- Tin Học Lớp 6 – CTST (41)
- Tin Học Lớp 6- KNTT (17)
- Tin Học Lớp 7- CTST (14)
- Tin Học Lớp 7- KNTT (16)
- Tin học Lớp 8 – CD (36)
- Tin học Lớp 8 – CTST (10)
- Tin học Lớp 8 – KNTT (5)
- Tin Học Lớp 9 (21)
- Toán 10 sách Chân trời sáng tạo (42)
- Toán Lớp 1 – KNTT (1)
- Toán Lớp 10- CD (44)
- Toán Lớp 10- CTST (39)
- Toán Lớp 10- KNTT (161)
- Toán Lớp 11 – CD (19)
- Toán Lớp 11 – CTST (44)
- Toán Lớp 11 – KNTT (46)
- Toán Lớp 12 (123)
- Toán Lớp 6 – CTST (62)
- Toán Lớp 6 – KNTT (102)
- Toán Lớp 7- CTST (52)
- Toán Lớp 7- KNTT (74)
- Toán Lớp 8 – CD (23)
- Toán Lớp 8 – CTST (21)
- Toán Lớp 8 – KNTT (34)
- Toán Lớp 9 (194)
- Tóm tắt Ngữ văn (16)
- Trắc nghiệm Ngữ Văn (75)
- Trắc nghiệm Toán 9 (61)
- Trải nghiệm hướng nghiệp Lớp 11 – KNTT (8)
- Văn mẫu 12 phân tích chuyên sâu (12)
- Văn mẫu 9 (273)
- Vật Lí Lớp 10- CD (39)
- Vật Lí Lớp 10- KNTT (61)
- Vật Lí Lớp 11 – CD (18)
- Vật lí Lớp 11 – CTST (20)
- Vật lí Lớp 11 – KNTT (26)
- Vật Lý Lớp 9 (217)