Bài tập trắc nghiệm môn Hóa học lớp 12 có đáp án

TaiLieuViet.vn xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Câu hỏi trắc nghiệm có đáp án Hóa học lớp 12: Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm với bộ câu hỏi trắc nghiệm gồm 298 câu hỏi kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh ôn luyện cách giải bài tập Hoá học nhanh và chính xác nhất. Mời các bạn và thầy cô tham khảo chi tiết tại đây nhé.

  • 200 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án Hóa học lớp 12: Este – Lipit
  • 360 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án môn Hóa học lớp 12: Crom, sắt, đồng, niken, chì, kẽm, vàng, bạc, thiếc
  • 130 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án Hóa học lớp 12: Cacbohidrat

Câu hỏi trắc nghiệm có đáp án Hóa học lớp 12: Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm

Câu 1: Khối lượng riêng của kim loại kiềm nhỏ là do:

A. Bán kính nguyên tử lớn, cấu tạo mạng tinh thể kém đặc khít.

B. Bán kính nguyên tử nhỏ, cấu tạo mạng tinh thể đặc khít.

C. Bán kính nguyên tử nhỏ, cấu tạo mạng tinh thể kém đặc khít.

D. Bán kính nguyên tử lớn, cấu tạo mạng tinh thể đặc khít.

Câu 2: Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp hơn kim loại khác là do:

A. Lực liên kết trong mạng tinh thể kém bền vững.

B. Lớp ngoài cùng có một e.

C. Độ cứng nhỏ hơn các kim loại khác.

D. Chúng là kim loại điển hình nằm ở đầu mỗi.

Câu 3: Nguyên tử của các kim loại trong trong nhóm IA khác nhau về:

A. Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.

B. Cấu hình electron nguyên tử.

C. Số oxi hoá của nguyên tử trong hợp chất.

D. Kiểu mạng tinh thể của đơn chất.

Câu 4: Câu nào sau đây mô tả đúng sự biến đổi tính chất của các kim loại kiềm theo chiều điện tính hạt nhân tăng dần?

A. Bán kính nguyên tử giảm dần.

B. Nhiệt độ nóng chảy tăng dần.

C. Năng lượng ion hoá I1 của nguyên tử giảm dần.

D. Khối lượng riêng của đơn chất giảm dần.

Câu 5: Các ion nào sau đây đều có cấu hình 1s22s22p6:

A. Na+, Ca2+, Al3+.

B. K+, Ca2+, Mg2+.

C. Na+, Mg2+, Al3+.

D. Ca2+, Mg2+, Al3+.

Câu 6: Khi cắt miếng Na kim loại, bề mặt vừa cắt có ánh kim lập tức mờ đi, đó là do có sự hình thành các sản phẩm rắn nào sau đây?

A. Na2O, NaOH, Na2CO3, NaHCO3.

B. NaOH, Na2CO3, NaHCO3.

C. Na2O, Na2CO3, NaHCO3.

B. Be, Mg, Ca, Ba.

C. Ba, Na, K, Ca.

D. K, Na, Ca, Zn.

Câu 8: Để điều chế kim loại Na, người ta thực hiện phản ứng:

A. Điện phân dung dịch NaOH.

B. Điện phân nóng chảy NaCl hoặc NaOH .

C. Cho dd NaOH tác dụng với dd HCl.

D. Cho dd NaOH tác dụng với H2O.

Câu 9: Kim loại kiềm có nhiều ứng dụng quan trọng: (1) Chế tạo các hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp; (2) Kim loại Na và K dùng làm chất trao đổi nhiệt trong các lò phản ứng hạt nhân; (3) Kim loại xesi dùng làm tế bào quang điện; (4) Các kim loại Na, K dùng để điều chế các ddung dịchbazơ; (5) kim loại kiềm dùng để điều chế các kim loại hiếm bằng phương pháp nhiệt luyện. Phát biểu đúng là:

A. 1, 2, 3, 5.

B. 1, 2, 3, 4.

C. 1, 3, 4, 5.

D. 1, 2, 4, 5.

Câu 10: Chất nào sau đây khi cho vào nước không làm thay đổi pH?

A. NH4Cl.

B. KCl.

C. Na2CO3.

D. HCl.

Câu 11: Cho các dung dịch sau: NaOH; NaHCO3; Na2CO3; NaHSO4; Na2SO4. Dung dịch làm cho quỳ tím đổi màu xanh là:

A. NaOH; Na2SO4; Na2CO3.

B. NNaHSO4; NaHCO3; Na2CO3.

C. NaOH; NaHCO3; Na2CO3.

D. NaHSO4; NaOH; NaHCO3

Câu 12: Dịch vị dạ dày thường có pH trong khoảng từ 2-3. Những người nào bị mắc bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng thường có pH < 2. Để chữa căn bệnh này, người bệnh thường uống trước bữa ăn chất nào sau đây?

A. Dung dịch natri hiđrocacbonat.

B. Nước đun sôi để nguội.

C. Nước đường saccarozơ.

D. Một ít giấm ăn.

Câu 13: Có thể dùng NaOH (ở thể rắn) để làm khô các chất khí

A. NH3, SO2, CO, Cl2.

B. N2, NO2, CO2, CH4, H2.

C. NH3, O2, N2, CH4, H2.

D. N2, Cl2, O2, CO2, H2.

Câu 14: Sục từ từ khí CO2 vào dung dịch NaOH, tới một lúc nào đó tạo ra được hai muối. Thời điểm tạo ra 2 muối như thế nào?

A. NaHCO3 tạo ra trước, Na2CO3 tạo ra sau.

B. Na2CO3 tạo ra trước, NaHCO3 tạo ra sau.

C. Cả 2 muối tạo ra cùng lúc.

D. Không xác định được.

Câu 15: Cho a mol NO2 hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch chứa a mol NaOH. pH của dung dịch thu được là?

A. 7.

B. 0.

C. > 7.

D. < 7.

Câu 16: Những đặc điểm nào sau đây phù hợp với tính chất của muối NaHCO3: (1) Chất lưỡng tính; (2) Kém bền với nhiệt; (3) Thuỷ phân cho môi trường kiềm mạnh; (4) Thuỷ phân cho môi trường kiềm yếu; (5) Thuỷ phân cho môi trường axit; (6) Chỉ tác dụng với axit mạnh.

A. 1, 2, 4.

B. 2, 4, 6.

C. 1, 2, 3.

D. 2, 5, 6.

Câu 17: Tính chất nào nêu dưới nay sai khi nói về 2 muối NaHCO3 và Na2CO3?

A. Cả 2 đều dễ bị nhiệt phân.

B. Cả 2 đều tác dụng với axit mạnh giải phóng khí CO2.

C. Cả 2 đều bị thủy phân tạo môi trường kiềm.

D. Chỉ có muối NaHCO3 tác dụng với dd NaOH.

Câu 18: Cho các chất rắn: Al2O3, ZnO, NaOH, Al, Zn, Na2O, K2O, Be, Ba. Chất rắn nào có thể tan hoàn toàn trong dung dịch KOH dư?

A. Al, Zn, Be.

B. ZnO, Al2O3, Na2O; KOH.

C. Al, Zn, Be, ZnO, Al2O3.

D. Tất cả chất rắn đã cho.

Câu 19: Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2. Hiện tượng xảy ra là

A. Dung dịch vẫn trong suốt, không có hiện tượng gì.

B. Có kết tủa trắng tạo thành, kết tủa không tan khi CO2 dư.

C. Ban đầu dung dịch vẫn trong suốt, sau đó mới có kết tủa trắng.

D. Ban đầu có kết tủa, sau đó kết tủa tan tạo dung dịch trong suốt.

Câu 20: X, Y, Z là 3 hợp chất của 1 kim loại hoá trị I, khi đốt nóng ở nhiệt độ cao cho ngọn lửa màu vàng. X tác dụng với Y tạo thành Z. Nung nóng Y thu được chất Z và 1 chất khí làm đục nước vôi trong, nhưng không làm mất màu dung dịch nước Br2. X, Y, Z là

A. X là K2CO3; Y là KOH; Z là KHCO3.

B. X là NaHCO3; Y là NaOH; Z là Na2CO3.

C. X là Na2CO3; Y là NaHCO3; Z là NaOH.

D. X là NaOH; Y là NaHCO3; Z là Na2CO3.

Mời các bạn tải tài liệu để tham khảo.

Trên đây TaiLieuViet.vn vừa giới thiệu tới các bạn bài viết Câu hỏi trắc nghiệm có đáp án Hóa học lớp 12: Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa học lớp 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 12, Ngữ văn 12, tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12…