Mục Lục
ToggleBài thơ Con cò của Chế Lan Viên
Cảm nhận về bài thơ Con cò của Chế Lan Viên dưới đây được TaiLieuViet sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 9 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình.
- Phân tích bài thơ Con cò của Chế Lan Viên
- Soạn bài lớp 9: Con cò
- Văn mẫu lớp 9: Suy nghĩ của em về vai trò của quê hương đối với đời sống tâm hồn của mỗi người
Đề bài: Cảm nhận về bài thơ Con cò của Chế Lan Viên
Bài tham khảo 1
Chế Lan Viên là một nhà thơ tài năng của nền văn học Việt Nam. Ông có một phong cách nghệ thuật rõ nét, độc đáo đó là những suy tưởng, triết lý đậm chất trí tuệ và tính hiện đại. Đặc biệt, Chế Lan Viên còn có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng hình ảnh thơ: Hình ảnh thơ đa dạng, phong phú, kết hợp giữa thực và ảo. Con cò là một bài thơ như thế.
Con cò là hình tượng thơ xuyên suốt bài thơ. Hình ảnh này xuất hiện rất phổ biến trong ca dao và dùng với nhiều ý nghĩa. Đó là hình ảnh người nông dân chân lấm tay bùn, vất vả cực nhọc; là người phụ nữ cần cù, lam lũ nhưng tất cả đều giàu đức hi sinh. Trong bài thơ này, nhà thơ vận dụng hình tượng ấy để làm biểu trưng cho tấm lòng người mẹ và những lời hát ru.
Bài thơ có bố cục ba phần ba đoạn với những nội dung được gắn với nhau bằng một lôgic khá mạch lạc: Hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi thơ ấu; Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo cùng con người trên mọi chặng của cuộc đời; từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lý về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi người.
Xuyên suốt bài thơ, hình tượng con cò được bổ sung biến đổi trong mối quan hệ với cuộc đời con người, từ thơ bé đến trưởng thành và suốt cả đời người.
Mở đầu bài thơ, hình ảnh con cò được gợi ra liên tiếp từ những câu ca dao dùng làm lời hát ru. Ở đây tác giả chỉ lấy vài chữ trong mỗi câu ca dao nhằm gợi nhớ những câu ca dao ấy. Những câu ca dao được gợi lại đã thể hiện ít nhiều sự phong phú trong ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò trong ca dao. Câu “con cò Cổng Phủ con cò Đồng Đăng” gợi tả không gian và khung cảnh quen thuộc của cuộc sống ngày xưa từ làng quê đến phố xá.
Hình ảnh con cò gợi vẻ nhịp nhàng, thong thả, bình yên của cuộc sống vốn ít biến động thời xưa. Câu ca dao “con cò mà đi ăn đêm” hình ảnh con cò lại tượng trưng cho những con người cụ thể là người mẹ, người phụ nữ nhọc nhằn vất vả, lặn lội kiếm sống…
Qua lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đến với tâm hồn ấu thơ một cách vô thức. Đây chính là sự khởi đầu con đường đi vào thế giới tâm hồn của con người qua lời ru, của ca dao, dân ca.
Con trẻ chưa hiểu nội dung, ý nghĩa của bài ca dao nhưng chúng được vỗ về trong âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru. Chúng được đón nhận bằng trực giác tình yêu và sự che chở của người mẹ. Và khép lại đoạn thơ là hình ảnh thanh bình của cuộc sống.
Sau những năm tháng nằm nôi, cánh cò trở thành người bạn đồng hành của tuổi thơ:
Cò trắng đến làm quen
Cò đứng ở quanh nơi
Rồi cò vào trong tổ
Con ngủ yên thì cò cũng ngủ
Cánh của cò, hai đứa đáp chung đôi”
Đến tuổi tới trường:
“Con theo cò đi học
Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân”.
Và khi con trưởng thành:
“Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
Trước hiên nhà
Và trong hơi mát câu văn…
Con cò từ trong lời ru đã đi vào tiềm thức của tuổi thơ trở nên gần gũi, thân thiết và theo con người đi suốt cuộc đời. Từ trong ca dao, cánh cò đã được tiếp tục sự sống của nó trong tâm thức con người. Hình ảnh ấy được xây dựng bằng sự liên tưởng như được bay ra từ trong ca dao để sống trong lòng con người, theo cùng và nâng đỡ con người trong từng chặng đường. Hình ảnh con cò gợi ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của người mẹ.
Đến phần thứ ba của bài thơ, hình ảnh cánh cò đã được đồng nhất với hình ảnh người mẹ. Tấm lòng của mẹ như cánh cò lúc nào cũng ở gần bên con trong suốt cuộc đời:
Dù ở gần con
Dù ờ xa con
Lên rừng xuống bể
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con
Câu thơ đi từ cảm xúc đến liên tưởng để khái quát thành những triết lý. Dù đi đâu, bên mẹ hay đến phương trời khác, dù còn nhỏ hay đã lớn khôn thì con vẫn được mẹ hết lòng thương yêu, che chở.
Một con cò thôi
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi
Lời ru cũng là khúc hát yêu thương. Sự hóa thân của người mẹ vào cánh cò mang nhiều ý nghĩa sâu xa, kết tụ những hi sinh, gian khổ, nhọc nhằn để những lời yêu thương càng trở nên sâu sắc, đằm thắm. Câu thơ cuối là một hình ảnh rất đẹp. Cánh cò vỗ qua nôi như dáng mẹ đang nghiêng xuống chở che, đang nói với con những lời tha thiết của lòng mẹ.
Bài thơ sử dụng thể thơ tự do nhưng cũng có câu mang dáng dấp của thể thơ 8 chữ. Thể thơ tự do giúp tác giả khả năng thể hiện cảm xúc một cách linh hoạt, dễ dàng biến đổi. Các đoạn thơ được bắt đầu bằng câu thơ ngắn, có cấu trúc giống nhau, nhiều chỗ lặp lại hoàn toàn gợi âm điệu lời ru. Đặc biệt, giọng thơ gợi được âm hưởng của lời ru nhưng không phải là một lời ru thực sự. Đó còn là giọng suy ngẫm triết lý. Nó làm cho bài thơ không cuốn người ta vào hẳn điệu ru êm ái đều đặn mà hướng vào sự suy ngẫm, phát hiện.
Không chỉ vậy, trong bài thơ này, Chế Lan Viên vẫn chứng tỏ được sức sáng tạo trong việc tạo ra những hình ảnh nghệ thuật giàu sức gợi. Đó là việc vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò trong ca dao. Hình ảnh con cò là nơi xuất phát, là điểm tựa cho những liên tưởng tưởng tượng hình ảnh của tác giả. Chế Lan Viên đã chứng minh rằng hình ảnh biểu tượng dù gần gũi, quen thuộc đến đâu vẫn có khả năng hàm chứa những ý nghĩa mới, có giá trị biểu cảm.
Con cò của Chế Lan Viên là một bài thơ độc đáo. Viết về một đề tài không mới: tình mẫu tử; chọn những thi liệu đã thành truyền thống: Hình ảnh con cò và âm điệu lời ru. Song, bằng sức sáng tạo và tài năng nghệ thuật, Chế Lan Viên đã để lại cho văn học một tứ thơ lạ và đầy suy tưởng sâu sắc. Đọc Con cò, ta như thấy trong mình ăm ắp những yêu thương mà cả cuộc đời của mẹ đã dành trọn cho mình.
Bài tham khảo 2
Con người ta ai chẳng có tuổi thơ. Ở vào cái tuổi nằm nôi hay lớn hơn một chút khi chập chững những bước đầu đời, đó là cái thời đẹp nhất. Sau này, khi nhớ lại, biết bao kỉ niệm ùa về chấp chới như một giấc mơ hoa. Trong tâm thức người Việt, sự cất cánh của tâm hồn con trẻ không thể rời xa những cánh đồng bát ngát, những lời ru êm ái ngọt ngào. Và cả hai thường hoà vào một hình ảnh thơ ngây: con cò cánh trắng.
1. Thành công trước hết ở bài thơ là sự khai thác truyền thống (ca dao) một cách sáng tạo. Trong phần đầu của tác phẩm, ta bắt gặp ba bài ca dao: Cánh cò Đồng Đăng, cánh cò cổng phủ, cánh cò ăn đêm… nghĩa là một không khí lung linh hoài niệm. Quá khứ tưởng xa xôi mà lại hoá rất gần. Nói một cách khác đi là những cánh cò tưởng đã ngủ yên, nay được đánh thức. Sự đánh thức lại nằm trong khuôn khổ lời ru, nó êm đềm như tiếng đưa nôi muôn đời nay vẫn thế. Toàn bộ bài thơ là sự cấu tứ xung quanh hình ảnh cánh cò: Cánh cò trong vòng tay người mẹ, cánh cò cắp sách đến trường, cánh cò khôn lớn mai sau. Do có sự xuyên suốt này mà bài thơ có dược một hương vị ngọt ngào, đằm thắm, trẻ trung và sự liền mạch toàn bài. Nhưng nói khai thác truyền thống không có nghĩa là lặp lại quá khứ. Sự sáng tạo của bài thơ tạo nên tính hiện đại cho thơ thể hiện trên nhiều yếu tố.
– Yếu tố lời dẫn. Bài thơ bắt dầu bằng những lời dẫn đáng yêu:
Con còn bế trên tay
Con chưa biết con cò
Nhưng trong lời mẹ hát
Có cánh cò đang bay
Yếu tố lời dẫn ấy đi suốt cuộc hành trình mà ba đoạn thơ là ba chặng dừng chân. Con cò đầu tiên chỉ mới hiện ra trong câu hát (đoạn I), sau đó, nó đến làm quen kết bạn (đoạn II) rồi đến khi bước chân của đứa con biết “Lên rừng xuống bể”, cò vẫn lặn lội đi tìm (đoạn III). Kết hợp với yếu tố lời dẫn là nhịp diệu vỗ về “Ngủ yên ! Ngủ yên”, hoặc “Lớn lên, lớn lên, lớn lên…”, rồi sau đó “Dù ở gần con – Dù ở xa con”…
– Cùng với yếu tố lời dẫn là giọng điệu tâm tình. Ta bắt gặp giọng diệu này trong cấu trúc âm diệu của lời thơ. Đó là những hiện tượng lặp từ có nghệ thuật rất trìu mến thân thương. Ngay trong hai câu mớ đầu, những từ “con” được nhắc đi nhắc lại vừa để căn dặn, vừa để giãi bày và đó không phải là hiện tượng duy nhất hoặc hiếm hoi:
Con chưa biết con cò con vạc.
Con chưa biết những cành mềm mẹ hát.
Nói đến cánh cò cũng thế “Cò sẽ tìm con – Cò mãi yêu con”. Giọng điệu tâm tình có khi trong lời thoại: Mẹ hỏi con rồi ngay sau đó, thay con, mẹ tự trả lời: “Lớn lên, lớn lên, lớn lên… Con làm gì? – Con làm thi sĩ!”. Có khi lại thể hiện ở yếu tố tự sự, nghĩa là miêu tả trong thơ.
Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên!,
Cho cò trắng đến làm quen,
Cò đứng ở quanh nôi
Rồi cò vào trong tổ.
Con ngủ yên thì cò cũng ngủ,
Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi.
– Biện pháp đối chiếu, lấy nay đối chiếu với xưa, hình tượng con cò có những bổ sung, biến hoá, một mặt nhằm khẳng định hệ số an toàn của thời đại mới cho thế hệ trẻ thơ, một mặt gợi được không khí xót xa của những cuộc đời nhọc nhằn trong quá khứ.
Biện pháp này dễ thấy nhất ở những đối câu đối lập, song hành như hai mảng tối sáng của thời gian được đặt cạnh nhau:
Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn,
Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.
Hoặc “Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi, chớ sợ!
– Cánh cò mềm, mẹ đã sẵn tay nâng!”.
– Hình thức nâng cấp ý thơ biến cái nhỏ thành cái lớn, biến cái riêng thành cái chung. Trong câu “Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân”, lời ru là của một người, nhưng “hơi xuân” là của cuộc đời, của cả thiên nhiên tạo vật thấm vào, và về mặt tinh thần, nó cũng là một dòng sữa ngọt. Nhất là trong đoạn kết: Câu hát như cánh cò vỗ cánh qua nôi, nghĩa là chí trong một “chớp mắt đời người” mà dứa trẻ lớn lên có cả một bát ngát trời xanh cao rộng. Đó là giấc mơ, đó cũng là hiện thực:
Ngủ đi! Ngủ đi!
Cho cánh cò, cánh vạc,
Cho cả sắc trời
Đến hát Quanh nôi.
– Trong sự đổi mới cho thơ, Chế Lan Viên có những triết lí bất ngờ mà vô cùng thấm thía. Ví dụ như chiều sâu của tình mẫu tử:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.
Trước người mẹ, đứa con, dù có lớn đến dâu vẫn cứ mãi là bé bỏng. Vì tình thương của người mẹ là không bến không bờ. “Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” thì làm sao có thể vơi cạn được. Mặt khác, đứa con là bến bờ của mẹ, là mặt trời mang lại hơi ấm nồng nàn, mang lại sức sống trẻ trung cho mẹ, làm sao người mẹ có thể rời xa. Với người mẹ, đứa con giống như một lẽ sống để sinh tồn. Chân lí ấy, quy luật ấy muôn đời vẫn là vĩnh hằng bất biến. Bản thân ý nghĩ ấy đã thấm đượm chất thơ.
2. Về nghệ thuật bài thơ, như ta biết: Thơ Chế Lan Viên có một phong cách riêng, ấy là suy tướng triết lí, giàu hình ảnh, lấp lánh vẻ đẹp của trí tuệ và tài hoa, đặc điểm này trên một phương diện nào đó đã thể hiện ở đây. Trước hết về đề tài, đề tài tình mẹ con vốn không mới, nhưng Chế Lan Viên đã làm mới cho nó một cách rất thông minh. Hình tượng con cò trong ca dao đã hội nhập được cách nghĩ, cách nhìn của thời đại. Tương ứng với sự đổi mới đề tài là thể loại, không nhất thiết cứ phải là ca dao mới diễn tả được nhịp điệu êm đềm của lòng yêu thương – một tình cảm vốn ít gập ghềnh gấp khúc. Với thể loại đã được cách tân, chúng ta nhận ra dòng chảy của thơ đã khác. Người ta có thể ngụp lặn trong đó mà không phải là thứ “ao nhà” quen thuộc lâu nay. Đồng hành với sự đổi mới thể loại này là bao nhiêu ý thơ, giọng thơ, lúc thầm thì tâm sự, lúc đau đáu thiết tha, khi thì bồng bột dâng trào. Đa dạng, phong phú hết cỡ, hết tầm, nhưng cái vòng tròn tâm tưởng dù có mở rộng đến đâu vẫn cứ xoay quanh một điểm trung tâm bất di bất dịch. Ấy là hình tượng con cò lúc nhập thân, khi phân thân, là đứa trẻ và khi không còn là đứa trẻ, và nhất là cốt cách lời ru. Lời ru ấy thực chất là tiếng “À ơi” nhưng cũng vô cùng biến hoá, khi thì con cò bay la, con cò bay lả, lúc là giọng điệu vỗ về, có lúc lại là một phát hiện mới mẻ thú vị “Con ngủ yên thì cò cũng ngủ – Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi”.
Bởi vậy, sự mở rộng của chủ nghĩa nhân văn (ở đây là tình mẹ thương con) đã kết hợp làm một với sự mở rộng để tài, giọng điệu, hình ảnh không chỉ làm phong phú cho nội dung mà còn đưa nghệ thuật của thơ lên một trình độ mới. Đóng góp của Chế Lan Viên trong bài thơ thật đáng kể biết bao!
- Con cò của Chế Lan Viên – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9
Audio Cảm nhận về bài thơ Con cò của Chế Lan Viên
Video Cảm nhận về bài thơ Con cò của Chế Lan Viên
Related posts
Tài liệu nổi bật
Categories
- Âm Nhạc – Mỹ Thuật Lớp 9 (17)
- Âm nhạc lớp 6 – KNTT (31)
- Âm Nhạc Lớp 7- CTST (23)
- Bài tập Toán 9 (8)
- Chưa phân loại (32)
- Chuyên đề Hóa học 12 (196)
- Chuyên đề Sinh học lớp 12 (61)
- Chuyên đề Toán 9 (50)
- Công Nghệ Lớp 10- CD (58)
- Công Nghệ Lớp 10- KNTT (52)
- Công nghệ Lớp 11 – KNTT (22)
- Công Nghệ Lớp 6 – CTST (15)
- Công Nghệ Lớp 6 – KNTT (16)
- Công Nghệ Lớp 7- CTST (18)
- Công Nghệ Lớp 7- KNTT (19)
- Công nghệ Lớp 8 – CD (21)
- Công nghệ Lớp 8 – CTST (18)
- Công nghệ Lớp 8 – KNTT (7)
- Công Nghệ Lớp 9 (114)
- Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn (35)
- Địa Lí Lớp 10- CD (99)
- Địa Lí Lớp 10- KNTT (77)
- Địa lí Lớp 11 – CD (31)
- Địa lí Lớp 11 – CTST (23)
- Địa lí Lớp 11 – KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 12 (134)
- Địa lí Lớp 6 – CTST (36)
- Địa lí Lớp 6 – KNTT (30)
- Địa Lí Lớp 7- CTST (22)
- Địa Lí Lớp 7- KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 9 (290)
- GDCD 12 (28)
- GDCD Lớp 6 – CTST (8)
- GDCD Lớp 6 – KNTT (12)
- GDCD Lớp 9 (94)
- Giải bài tập Địa Lí 12 (12)
- Giải bài tập SGK Toán 12 (8)
- Giải bài tập Sinh học 12 (45)
- Giải SBT Hóa học 12 (71)
- Giải vở BT Văn 9 (122)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- CTST (12)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- KNTT (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CD (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CTST (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – KNTT (10)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- CD (12)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- KNTT (12)
- Hóa Học Lớp 10- CD (30)
- Hóa Học Lớp 10- KNTT (61)
- Hoá Học Lớp 11 – CD (19)
- Hoá học Lớp 11 – CTST (19)
- Hoá học Lớp 11 – KNTT (25)
- Hóa Học Lớp 12 (130)
- Hóa Học Lớp 9 (717)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 10- KNTT (52)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- CTST (40)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- KNTT (16)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CD (19)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CTST (9)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – KNTT (18)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – CTST (46)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – KNTT (57)
- Khoa Học Tự Nhiên Lớp 7- CTST (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CD (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CTST (33)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – KNTT (37)
- Kinh Tế & Pháp Luật Lớp 10 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CTST (11)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – KNTT (11)
- Lịch Sử Lớp 10- CD (34)
- Lịch Sử Lớp 10- CTST (20)
- Lịch Sử Lớp 10- KNTT (42)
- Lịch sử Lớp 11 – CTST (13)
- Lịch sử Lớp 11 – KNTT (13)
- Lịch sử Lớp 6 – CTST (21)
- Lịch sử Lớp 6 – KNTT (22)
- Lịch Sử Lớp 7- CTST (19)
- Lịch sử lớp 7- KNTT (18)
- Lịch Sử Lớp 9 (148)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – CTST (40)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – KNTT (33)
- Lý thuyết Địa lý 12 (4)
- Lý thuyết Lịch sử lớp 9 (33)
- Lý thuyết Ngữ Văn (83)
- Lý thuyết Ngữ Văn 12 (18)
- Lý thuyết Sinh học 12 (41)
- Mở bài – Kết bài hay (55)
- Mở bài lớp 12 hay (24)
- Nghị luận xã hội (34)
- Ngữ Văn Lớp 10- CD (113)
- Ngữ Văn Lớp 10- CTST (79)
- Ngữ Văn Lớp 10- KNTT (198)
- Ngữ Văn Lớp 11 – CD (51)
- Ngữ văn Lớp 11 – CTST (89)
- Ngữ Văn Lớp 11 – KNTT (107)
- Ngữ Văn Lớp 12 (379)
- Ngữ Văn Lớp 6 – KNTT (293)
- Ngữ Văn Lớp 7- CTST (103)
- Ngữ Văn Lớp 7- KNTT (66)
- Ngữ văn Lớp 8 – CD (48)
- Ngữ văn Lớp 8 – CTST (123)
- Ngữ văn Lớp 8 – KNTT (196)
- Ngữ Văn Lớp 9 (28)
- Phân tích các tác phẩm lớp 12 (12)
- Sinh Học Lớp 10- CD (49)
- Sinh Học Lớp 10- CTST (61)
- Sinh Học Lớp 10- KNTT (71)
- Sinh Học Lớp 11 – CD (16)
- Sinh học Lớp 11 – CTST (18)
- Sinh học Lớp 11 – KNTT (18)
- Sinh Học Lớp 9 (229)
- Soạn Anh 12 mới (86)
- Soạn văn 9 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 1 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 2 (50)
- Tác giả – Tác phẩm (41)
- Tác giả – Tác phẩm Ngữ Văn 12 (13)
- Thi THPT QG môn Địa lý (12)
- Thi THPT QG môn Sinh (8)
- Tiếng Anh Lớp 10 Friends Global (57)
- Tiếng Anh Lớp 10 Global Success (604)
- Tiếng Anh Lớp 10 iLearn Smart World (98)
- Tiếng anh Lớp 11 Friends Global (171)
- Tiếng anh Lớp 11 Global Success (368)
- Tiếng anh Lớp 11 iLearn Smart World (104)
- Tiếng Anh Lớp 12 cũ (168)
- Tiếng Anh Lớp 6 Friends Plus (114)
- Tiếng Anh Lớp 6 Global Success (174)
- Tiếng Anh Lớp 7 Friends Plus (160)
- Tiếng Anh Lớp 8 Friends plus (71)
- Tiếng anh Lớp 8 Global Success (79)
- Tiếng anh Lớp 8 iLearn Smart World (40)
- Tiếng Anh Lớp 9 Mới (211)
- Tin Học Lớp 10- CD (24)
- Tin Học Lớp 10- KNTT (33)
- Tin học Lớp 11 – KNTT (21)
- Tin Học Lớp 6 – CTST (41)
- Tin Học Lớp 6- KNTT (17)
- Tin Học Lớp 7- CTST (14)
- Tin Học Lớp 7- KNTT (16)
- Tin học Lớp 8 – CD (36)
- Tin học Lớp 8 – CTST (10)
- Tin học Lớp 8 – KNTT (5)
- Tin Học Lớp 9 (21)
- Toán 10 sách Chân trời sáng tạo (42)
- Toán Lớp 1 – KNTT (1)
- Toán Lớp 10- CD (44)
- Toán Lớp 10- CTST (39)
- Toán Lớp 10- KNTT (161)
- Toán Lớp 11 – CD (19)
- Toán Lớp 11 – CTST (44)
- Toán Lớp 11 – KNTT (46)
- Toán Lớp 12 (123)
- Toán Lớp 6 – CTST (62)
- Toán Lớp 6 – KNTT (102)
- Toán Lớp 7- CTST (52)
- Toán Lớp 7- KNTT (74)
- Toán Lớp 8 – CD (23)
- Toán Lớp 8 – CTST (21)
- Toán Lớp 8 – KNTT (34)
- Toán Lớp 9 (194)
- Tóm tắt Ngữ văn (16)
- Trắc nghiệm Ngữ Văn (75)
- Trắc nghiệm Toán 9 (61)
- Trải nghiệm hướng nghiệp Lớp 11 – KNTT (8)
- Văn mẫu 12 phân tích chuyên sâu (12)
- Văn mẫu 9 (273)
- Vật Lí Lớp 10- CD (39)
- Vật Lí Lớp 10- KNTT (61)
- Vật Lí Lớp 11 – CD (18)
- Vật lí Lớp 11 – CTST (20)
- Vật lí Lớp 11 – KNTT (26)
- Vật Lý Lớp 9 (217)