Cảm nhận của em về người phụ nữ xưa và nay là bài văn nghị luận xã hội do TaiLieuViet biên soạn giúp các em học sinh lớp 9 có thêm tài liệu để tham khảo phục vụ quá trình học tập. Cảm nhận của em về người phụ nữ xưa và nay bao gồm dàn ý và bài văn mẫu Cảm nhận về người phụ nữ xưa và nay đầy đủ,chi tiết nhất mang đến cho các em học sinh một bài làm văn hoàn chỉnh và ý nghĩa.
Bản quyền tài liệu thuộc về TaiLieuViet. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.
Mục Lục
ToggleDàn ý Cảm nhận của em về người phụ nữ xưa và nay
1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: người phụ nữ xưa và nay.
2. Thân bài
a. Người phụ nữ xưa
- Ngoại hình: nhuộm răng đen, mặc áo bà ba, áo nâu, áo tứ thân,… kín đáo; tóc búi cao.
- Tính cách: công dung ngôn hạnh, luôn là người có đức hi sinh, một lòng vì chồng, theo chồng,…
- Quyền lợi: không có nhiều quyền lợi, không được xã hội tôn trọng, bảo vệ, không có tiếng nói, không được tham gia vào những việc hệ trọng, quanh năm chỉ gắn liền với bếp núc, chịu đựng nhiều hủ tục lạc hậu,…
→ Không được tự quyết định cuộc đời, số phận của mình dẫn đến thiệt thòi.
→ Người phụ nữ ngày xưa là những người giàu đức tính quý báu nhưng lại chịu nhiều đau thương, có những cảnh ngộ khiến người đời sau phải đau lòng.
b. Người phụ nữ ngày nay
- Ngoại hình: có quyền tự do lựa chọn phong cách cho mình mà không cần theo một chuẩn mực nhất định nào.
- Tính cách: người phụ nữ hiện nay tự do, phóng khoáng trong việc thể hiện tính tình, phong cách của bản thân mình.
- Quyền lợi: người phụ nữ có nhiều quyền lợi, bình đẳng với nam giới, không bị phụ thuộc vào ai, được xã hội tôn trọng và bảo vệ, được tự do lựa chọn cách sống cho mình, tự lập về tài chính,…
→ Người phụ nữ được tự quyết định, làm chủ cuộc đời mình và làm những gì mình muốn, họ góp phần làm đa dạng và phong phú cuộc sống sắc màu.
3. Kết bài: Khái quát lại vấn đề nghị luận: xã hội ngày càng phát triển, người phụ nữ ngày càng được trân trọng và nâng niu xứng đáng với những gì đáng ra họ phải được nhận từ lâu.
Cảm nhận của em về người phụ nữ xưa và nay Ngắn gọn
Phụ nữ là một nửa của thế giới này, với vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng. Khi xã hội bước vào thời kì hiện đại, đã có những thay đổi vô cùng mạnh mẽ và ngoạn mục về mọi mặt. Và phụ nữ cũng vậy.
Thay đổi đầu tiên mà chúng ta có thể nhìn thấy được rõ nhất, chính là thay đổi về ngoại hình. Từ kiểu tóc, cách trang điểm, áo quần, phụ kiện… của phụ nữ hiện đại đều trở nên đa dạng hơn, phóng khoáng hơn. Điều đó nhờ vào việc giao hòa giữa các nền văn hóa và sự thay đổi trong tư duy, lối sống của họ.
Đặc biệt hơn, thì phải nói về sự thay đổi về vị thế của người phụ nữ trong xã hội ngày nay. Thay vì không được đi học, chỉ ở nhà chăm con, lệ thuộc vào chồng và không có tiếng nói trong xã hội như trước. Thì ngày nay, phụ nữ cũng đến trường, lao động, cống hiến cho xã hội không khác gì nam giới. Họ cũng có những vị trí và tiếng nói nhất định trong xã hội, không phải phụ thuộc vào bất kì ai cả. Đây là một bước tiến mạnh mẽ về sự bình đẳng giới trong xã hội hiện đại. Giờ đây, phụ nữ đã dám tự tin thể hiện suy nghĩ, thực hiện ước mơ và nói lên khát vọng của chính mình.
Tuy nhiên, bên cạnh những khác biệt ấy, người phụ nữ hiện đại vẫn giữ vẹn nguyên những phẩm chất tốt đẹp từ ngày xưa truyền lại. Đó là sự tảo tần, giàu tình yêu thương, chia sẻ. Những người phụ nữ vẫn luôn là người giữ lửa cho tổ ấm bình yên. Họ vẫn chịu thương, chịu khó, luôn sẵn sàng hi sinh vì hạnh phúc gia đình.
Chính vì thế, thật tự hào để nói rằng, dù là ngày xưa hay hiện nay, thì những người phụ nữ vẫn là những đóa hồng xinh đẹp và quý giá của thế giới này với những điều tuyệt vời nhất.
Văn mẫu Cảm nhận của em về người phụ nữ xưa và nay
Những người phụ nữ, một nửa của thế giới luôn có những vai trò quan trọng, nhất định trong cuộc sống và xã hội từ xưa đến nay. Thế nhưng không phải lúc nào những vai trò ấy cũng được mọi người trong xã hội công nhận và trân trọng, chúng ta có thể thấy rõ ràng điều này qua hình ảnh người phụ nữ xưa và nay.
Trong xã hội phong kiến, khi đạo Khổng còn giữ vai trò quan trọng trong nền giáo dục nước nhà nó còn mặt hạn chế lớn nhất là xem thường vai trò, vị trí của những người phụ nữ, coi họ là tầng lớp thấp hơn trong xã hội cho dù có là con cái trong hoàng tộc hay gia đình giàu sang đi chăng nữa. Từ đó trong suốt thời kì phong kiến, quan niệm “trọng nam khinh nữ” đã ăn sâu vào tiềm thức tất cả người dân Việt Nam ta. Những người phụ nữ không được phép đến trường, không được phép học chữ, học văn, không được phép đặt chân đến những nơi tôn nghiêm như văn miếu và hơn cả là tương lai, cuộc đời của họ cũng không do họ tự do định đoạt mà là “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, khi một người con gái đến tuổi cập kê thì việc lựa chọn đấng lang quân sẽ do cha mẹ quyết định chứ không được quyền tự do yêu đương. Số phận của họ thật bạc bẽo, đáng thương.
Thời gian dần trôi đi, xã hội phong kiến cũ và chiến tranh đã sớm lùi xa nhường chỗ lại cho một xã hội mới hiện đại, tân tiến hơn. Xã hội thay đổi kéo theo những chuẩn mực trong xã hội đã thay đổi nhiều so với trước kia, một trong số đó phải kể đến quan niệm về vai trò của người phụ nữ trong xã hội. So với thế hệ trước thì bây giờ những người phụ nữ đã được đến trường học như nam giới và có thể làm bất kì công việc nào mà mình yêu thích chứ không bị cấm cản như trước nữa. Điển hình trong xã hội hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp được điều hành bằng những nữ doanh nhân và nhiều vị trí quan trọng trong nhà nước và bộ máy chính quyền cũng do phụ nữ đảm nhiệm như bà Nguyễn Thị Kim Ngân hay bà Trương Mỹ Hoa.
Nếu không có phụ nữ, thế gian này sẽ chẳng thể hoàn hảo được như nó vốn có, vì vậy mà vai trò của người phụ nữ trong xã hội là không một ai có thể phủ nhận và chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng theo sự thay đổi của thời gian thì giờ đây, vị thế của người phụ nữ đã được đặt vào đúng vị trí mà họ xứng đáng được hưởng.
Nghị luận xã hội về người phụ nữ xưa và nay
Cuộc sống thay đổi khi xã hội phát triển, quyền lợi của con người là thứ được quan tâm và đặt lên hàng đầu. Một trong số đó không thể không nhắc đến đó là sự thay đổi về quyền lợi của người phụ nữ xưa và nay.
Người phụ xưa thường có một chuẩn mực chung nhất định về ngoại hình. Họ thường nhuộm răng đen, mặc những trang phục kín đáo đã trở thành “huyền thoại” như áo bà ba, áo nâu, áo tứ thân,… mái tóc nuôi dài luôn được búi cao trên đầu. Bên cạnh đó, người phụ nữ xưa được rèn luyện từ nhỏ để trở thành người có khuôn phép, đầy đủ công dung ngôn hạnh, một lòng một dạ theo chồng, phải có đức hi sinh chịu đựng mà không được đòi hỏi hay thắc mắc. Họ không có nhiều quyền lợi, không được xã hội tôn trọng, bảo vệ; không có tiếng nói và thậm chí không được lựa chọn cuộc sống, số phận cho bản thân mình mà phải nghe theo sự sắp xếp của “bề trên”. Quanh năm suốt đời người phụ nữ chỉ gắn liền với việc “tề gia nội trợ”, chịu đựng nhiều hủ tục lạc hậu. Họ phải chịu nhiều thiệt thòi mà không được kêu than. Có thể thấy, người phụ nữ ngày xưa là những người giàu đức tính quý báu nhưng lại chịu nhiều thương tâm, có những cảnh ngộ khiến người đời sau phải đau lòng.
Trái ngược với người phụ nữ trong xã hội cũ, người phụ nữ hiện nay có nhiều thay đổi đáng kể. Người phụ nữ hiện đại có quyền tự do lựa chọn, quyết định phong cách, ngoại hình của mình mà không cần theo một chuẩn mực nhất định hoặc bất cứ một khuôn phép nào. Họ được tự do, phóng khoáng trong việc thể hiện tính tình, phong cách của bản thân mình mà không bị phụ thuộc vào ai hoặc bị thế lực nào kìm hãm. Người phụ nữ có nhiều quyền lợi, bình đẳng với nam giới, không bị phụ thuộc, được xã hội tôn trọng và bảo vệ, được tự do lựa chọn cách sống cho mình, tự lập về tài chính,… họ được tự quyết định, làm chủ cuộc đời mình và làm những gì mình muốn góp phần làm đa dạng và phong phú cuộc sống sắc màu.
Xã hội ngày càng phát triển, quyền lợi của người phụ nữ nói chung và quyền lợi của con người nói riêng ngày càng được tôn trọng và đề cao. Sự chuyển biến của người phụ nữ trong xã hội xưa và nay là một điều đáng được chú ý và tuyên dương. Người phụ nữ là một phần quan trọng không thể thiếu dù ở bất cứ thời đại nào. Trong tương lai, vai trò của người phụ nữ sẽ còn được đề cao hơn nữa xứng đáng với những điều tốt đẹp mà họ mang đến cho cuộc đời này.
- Những bài văn nghị luận xã hội hay nhất
- Soạn Văn 9: Ôn tập về truyện
- Khởi ngữ, các phần biệt lập – Ngữ văn 9
Related posts
Tài liệu nổi bật
Categories
- Âm Nhạc – Mỹ Thuật Lớp 9 (17)
- Âm nhạc lớp 6 – KNTT (31)
- Âm Nhạc Lớp 7- CTST (23)
- Bài tập Toán 9 (8)
- Chưa phân loại (32)
- Chuyên đề Hóa học 12 (196)
- Chuyên đề Sinh học lớp 12 (61)
- Chuyên đề Toán 9 (50)
- Công Nghệ Lớp 10- CD (58)
- Công Nghệ Lớp 10- KNTT (52)
- Công nghệ Lớp 11 – KNTT (22)
- Công Nghệ Lớp 6 – CTST (15)
- Công Nghệ Lớp 6 – KNTT (16)
- Công Nghệ Lớp 7- CTST (18)
- Công Nghệ Lớp 7- KNTT (19)
- Công nghệ Lớp 8 – CD (21)
- Công nghệ Lớp 8 – CTST (18)
- Công nghệ Lớp 8 – KNTT (7)
- Công Nghệ Lớp 9 (114)
- Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn (35)
- Địa Lí Lớp 10- CD (99)
- Địa Lí Lớp 10- KNTT (77)
- Địa lí Lớp 11 – CD (31)
- Địa lí Lớp 11 – CTST (23)
- Địa lí Lớp 11 – KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 12 (134)
- Địa lí Lớp 6 – CTST (36)
- Địa lí Lớp 6 – KNTT (30)
- Địa Lí Lớp 7- CTST (22)
- Địa Lí Lớp 7- KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 9 (290)
- GDCD 12 (28)
- GDCD Lớp 6 – CTST (8)
- GDCD Lớp 6 – KNTT (12)
- GDCD Lớp 9 (94)
- Giải bài tập Địa Lí 12 (12)
- Giải bài tập SGK Toán 12 (8)
- Giải bài tập Sinh học 12 (45)
- Giải SBT Hóa học 12 (71)
- Giải vở BT Văn 9 (122)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- CTST (12)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- KNTT (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CD (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CTST (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – KNTT (10)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- CD (12)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- KNTT (12)
- Hóa Học Lớp 10- CD (30)
- Hóa Học Lớp 10- KNTT (61)
- Hoá Học Lớp 11 – CD (19)
- Hoá học Lớp 11 – CTST (19)
- Hoá học Lớp 11 – KNTT (25)
- Hóa Học Lớp 12 (130)
- Hóa Học Lớp 9 (717)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 10- KNTT (52)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- CTST (40)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- KNTT (16)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CD (19)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CTST (9)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – KNTT (18)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – CTST (46)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – KNTT (57)
- Khoa Học Tự Nhiên Lớp 7- CTST (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CD (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CTST (33)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – KNTT (37)
- Kinh Tế & Pháp Luật Lớp 10 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CTST (11)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – KNTT (11)
- Lịch Sử Lớp 10- CD (34)
- Lịch Sử Lớp 10- CTST (20)
- Lịch Sử Lớp 10- KNTT (42)
- Lịch sử Lớp 11 – CTST (13)
- Lịch sử Lớp 11 – KNTT (13)
- Lịch sử Lớp 6 – CTST (21)
- Lịch sử Lớp 6 – KNTT (22)
- Lịch Sử Lớp 7- CTST (19)
- Lịch sử lớp 7- KNTT (18)
- Lịch Sử Lớp 9 (148)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – CTST (40)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – KNTT (33)
- Lý thuyết Địa lý 12 (4)
- Lý thuyết Lịch sử lớp 9 (33)
- Lý thuyết Ngữ Văn (83)
- Lý thuyết Ngữ Văn 12 (18)
- Lý thuyết Sinh học 12 (41)
- Mở bài – Kết bài hay (55)
- Mở bài lớp 12 hay (24)
- Nghị luận xã hội (34)
- Ngữ Văn Lớp 10- CD (113)
- Ngữ Văn Lớp 10- CTST (79)
- Ngữ Văn Lớp 10- KNTT (198)
- Ngữ Văn Lớp 11 – CD (51)
- Ngữ văn Lớp 11 – CTST (89)
- Ngữ Văn Lớp 11 – KNTT (107)
- Ngữ Văn Lớp 12 (379)
- Ngữ Văn Lớp 6 – KNTT (293)
- Ngữ Văn Lớp 7- CTST (103)
- Ngữ Văn Lớp 7- KNTT (66)
- Ngữ văn Lớp 8 – CD (48)
- Ngữ văn Lớp 8 – CTST (123)
- Ngữ văn Lớp 8 – KNTT (196)
- Ngữ Văn Lớp 9 (28)
- Phân tích các tác phẩm lớp 12 (12)
- Sinh Học Lớp 10- CD (49)
- Sinh Học Lớp 10- CTST (61)
- Sinh Học Lớp 10- KNTT (71)
- Sinh Học Lớp 11 – CD (16)
- Sinh học Lớp 11 – CTST (18)
- Sinh học Lớp 11 – KNTT (18)
- Sinh Học Lớp 9 (229)
- Soạn Anh 12 mới (86)
- Soạn văn 9 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 1 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 2 (50)
- Tác giả – Tác phẩm (41)
- Tác giả – Tác phẩm Ngữ Văn 12 (13)
- Thi THPT QG môn Địa lý (12)
- Thi THPT QG môn Sinh (8)
- Tiếng Anh Lớp 10 Friends Global (57)
- Tiếng Anh Lớp 10 Global Success (604)
- Tiếng Anh Lớp 10 iLearn Smart World (98)
- Tiếng anh Lớp 11 Friends Global (171)
- Tiếng anh Lớp 11 Global Success (368)
- Tiếng anh Lớp 11 iLearn Smart World (104)
- Tiếng Anh Lớp 12 cũ (168)
- Tiếng Anh Lớp 6 Friends Plus (114)
- Tiếng Anh Lớp 6 Global Success (174)
- Tiếng Anh Lớp 7 Friends Plus (160)
- Tiếng Anh Lớp 8 Friends plus (71)
- Tiếng anh Lớp 8 Global Success (79)
- Tiếng anh Lớp 8 iLearn Smart World (40)
- Tiếng Anh Lớp 9 Mới (211)
- Tin Học Lớp 10- CD (24)
- Tin Học Lớp 10- KNTT (33)
- Tin học Lớp 11 – KNTT (21)
- Tin Học Lớp 6 – CTST (41)
- Tin Học Lớp 6- KNTT (17)
- Tin Học Lớp 7- CTST (14)
- Tin Học Lớp 7- KNTT (16)
- Tin học Lớp 8 – CD (36)
- Tin học Lớp 8 – CTST (10)
- Tin học Lớp 8 – KNTT (5)
- Tin Học Lớp 9 (21)
- Toán 10 sách Chân trời sáng tạo (42)
- Toán Lớp 1 – KNTT (1)
- Toán Lớp 10- CD (44)
- Toán Lớp 10- CTST (39)
- Toán Lớp 10- KNTT (161)
- Toán Lớp 11 – CD (19)
- Toán Lớp 11 – CTST (44)
- Toán Lớp 11 – KNTT (46)
- Toán Lớp 12 (123)
- Toán Lớp 6 – CTST (62)
- Toán Lớp 6 – KNTT (102)
- Toán Lớp 7- CTST (52)
- Toán Lớp 7- KNTT (74)
- Toán Lớp 8 – CD (23)
- Toán Lớp 8 – CTST (21)
- Toán Lớp 8 – KNTT (34)
- Toán Lớp 9 (194)
- Tóm tắt Ngữ văn (16)
- Trắc nghiệm Ngữ Văn (75)
- Trắc nghiệm Toán 9 (61)
- Trải nghiệm hướng nghiệp Lớp 11 – KNTT (8)
- Văn mẫu 12 phân tích chuyên sâu (12)
- Văn mẫu 9 (273)
- Vật Lí Lớp 10- CD (39)
- Vật Lí Lớp 10- KNTT (61)
- Vật Lí Lớp 11 – CD (18)
- Vật lí Lớp 11 – CTST (20)
- Vật lí Lớp 11 – KNTT (26)
- Vật Lý Lớp 9 (217)