TaiLieuViet xin giới thiệu bài Lý thuyết Ngữ văn 9: Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu tới bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 9. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu dưới đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

1/ Đề bài nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí

a/ Đọc các đề bài và trả lời câu hỏi.

Đề 1: Suy nghĩ từ truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường.

Đề 2: Đạo lí Uống nước nhớ nguồn.

Đề 3: Bàn về tranh giành và nhường nhịn.

Đề 4: Đức tính khiêm nhường.

Đề 5: Có chí thì nên.

Đề 6: Đức tính trung thực.

Đề 7: Tinh thần tự học.

Đề 8: Hút thuốc có hại.

Đề 9: Lòng biết ơn thầy, cô giáo.

Đề 10: Suy nghĩ từ câu ca dao: Công cha như núi Thái Sơn – Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Các đề bài trên có điểm gì giống nhau? Chỉ ra sự giống nhau đó?

– Những điểm giống nhau giữa các đề:

+ Các đề đều đưa ra một vấn đề thuộc tư tưởng, đạo lí.

+ Dù có đưa ra mệnh lệnh hay không thì các đề đều có điểm chung về yêu cầu: nghị luận (tức là đòi hỏi người viết phải nhận định, giải thích, bình luận, chứng minh).

b/ Em thử nghĩ thêm một số đề bài khác tương tự như các đề bài trên.

– Bình luận câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

– Suy nghĩ của em về tính trung thực trong học tập.

– Em hiểu câu: “Đoàn kết là sức mạnh” như thế nào?

– Suy nghĩ của em về câu: “Có công mài sắt có ngày nên kim”.

2/ Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí

Cho đề bài: Suy nghĩ về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn.

a/ Tìm hiểu đề và tìm ý

Tìm hiểu nội dung tư tưởng, đạo lí (nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ).

Liên hệ với thực tế (Nội dung câu tục ngữ thể hiện truyền thống ân nghĩa như một nguyên tắc sống của người Việt Nam; Ngày nay, đạo lí Uống nước nhớ nguồn vẫn còn nguyên giá trị và tiếp tục được khẳng định ở những khía cạnh mới…)

b/ Lập dàn bài

* Mở bài

– Giới thiệu tư tưởng, đạo lí sẽ nghị luận (Giới thiệu câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”).

– Nêu khái quát về nội dung và ý nghĩa của tư tưởng, đạo lí (Của câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” và ý nghĩa răn dạy của nó).

– Phân tích những biểu hiện của tư tưởng, đạo lí (những điều hàm chứa trong câu tục ngữ).

– Đánh giá tư tưởng, đạo lí (Sự đúng đắn và sâu sắc của đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”):

+ Đưa dẫn chứng để chứng minh sự đúng đắn của tư tưởng, đạo lí (Truyền thống ân nghĩa của người Việt Nam).

+ Khẳng định sự sâu sắc, đúng đắn của tư tưởng, đạo lí trong đời sống xã hội hiện tại và tương lai.

– Câu tục ngữ khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

– Câu tục ngữ khẳng định một nguyên tắc đối nhân xử thế.

– Câu tục ngữ nhắc nhở trách nhiệm của mọi người đối với dân tộc.

* Kết bài

– Khẳng định ý nghĩa của tư tưởng, đạo lí (Khẳng định truyền thống đạo lí Uống nước nhớ nguồn của dân tộc).

– Tự rút ra bài học cho bản thân từ vấn đề vừa nghị luận.

c/ Viết bài: Dựa trên hệ thống các ý đã sắp xếp trong dàn ý, viết thành bài văn hoàn chỉnh.

d/ Đọc lại bài viết và sửa chữa: Các em cần đọc lại và xem lại bài.

3/ Ghi nhớ bài Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

– Muốn làm tốt bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí, ngoài các yêu cầu chung đối với văn bản, cần chú ý vận dụng các phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp.

* Dàn bài chung

– Mở bài: Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí.

– Thân bài

+ Giải thích, chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng đạo lí.

+ Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lí trong đó bối cảnh của cuộc sống riêng, chung.

– Kết bài: Kết luận, tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động.

– Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để giải thích, đánh giá và đưa ra được ý kiến của người viết.

—————————————

Với nội dung bài Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, vai trò và đặc điểm, cách làm bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng và đạo lí…

Trên đây TaiLieuViet đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn 9: Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 9, Soạn văn 9, Tác giả – Tác phẩm Ngữ văn 9, Giải VBT Ngữ văn 9, soạn bài lớp 9.