TaiLieuViet xin giới thiệu bài Lý thuyết Ngữ văn 9: Các thành phần biệt lập (tiếp theo) được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu tới bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 9. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu dưới đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

1/ Thành phần gọi – đáp

Đọc các câu sau đây (trích từ truyện ngắn Làng của Kim Lân) và trả lời câu hỏi.

a/ Trong những từ ngữ in đậm trên đây, từ ngữ nào được dùng để gọi, từ ngữ nào được dùng để đáp?

– Trong các từ ngữ in đậm ở phần trích, từ này dùng để gọi, cụm từ thưa ông dùng để đáp.

b/ Những từ ngữ dùng để gọi người khác hay đáp lời người khác có tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu hay không?

– Những từ ngữ dùng để gọi người khác hay đáp lời gọi của người khác không nằm trong sự việc được diễn đạt của câu.

c/ Trong những từ ngữ in đậm đó, từ ngữ nào được dùng để tạo lập cuộc thoại, từ ngữ nào được dùng để duy trì cuộc thoại đang diễn ra?

– Trong những từ ngữ in đậm, từ này dùng để thiết lập quan hệ giao tiếp (mở đầu sự giao tiếp), cụm từ thưa ông có tác dụng duy trì sự giao tiếp.

2/ Thành phần phụ chú

Đọc các câu sau đây, chú ý các từ ngữ in đậm và trả lời câu hỏi.

a) Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh – và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

b) Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi cũng buồn lắm.

(Nam Cao)

Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm. nghĩa sự việc của mỗi câu trên có thay đổi không? Vì sao?

– Khi bỏ qua các từ ngữ in đậm, nghĩa sự việc của các câu nêu trên vẫn không thay đổi. Bởi vì nó không phải là một bộ phận thuộc cấu trúc cú pháp của câu, nó chỉ có tác dụng bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.

Ở câu (a), các từ ngữ in đậm được thêm vào để chú thích cho cụm từ nào?

– Những từ ngữ in đậm ở câu (a) chú thích them cho cụm từ “đứa con gái đầu lòng”.

Trong câu (b), cụm chủ – vị in đậm chú thích điều gì?

– Cụm chủ – vị ở câu (b) “tôi nghĩ vậy” ý giải thích thêm rằng điều “lão không hiểu tôi” chưa hẳn đã đúng, nhưng tôi cho đó là lí do làm cho “tôi cũng buồn lắm”.

3/ Ghi nhớ bài Các thành phần biệt lập

– Thành phần gọi đáp và thành phần phụ chú là những thành phần biệt lập.

– Thành phần gọi đáp được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp.

– Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung cho một số chi tiết chính của câu.

—————————————

Với nội dung bài Các thành phần biệt lập (tiếp theo) các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, vai trò và đặc điểm của các thành phần biệt lập…

Trên đây TaiLieuViet đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn 9: Các thành phần biệt lập (tiếp theo). Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 9, Soạn văn 9, Tác giả – Tác phẩm Ngữ văn 9, Giải VBT Ngữ văn 9, soạn bài lớp 9.