Lý thuyết Ngữ văn 9: Các phương châm hội thoại được TaiLieuViet sưu tầm và giới thiệu tới bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 9. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu dưới đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

1/ Phương châm quan hệ

“Ông nói gà, bà nói vịt”.

– Là một tình huống hội thoại mỗi người nói về một đề tài khác nhau.

– Hậu quả là người nói và người nghe không hiểu nhau.

– Khi giao tiếp phải nói đúng đề tài, nếu không sẽ không giao tiếp được với nhau.

2/ Phương châm cách thức

a/ Ví dụ 1

“Dây cà ra dây muống, lúng túng như ngậm hột thị”.

– Hai thành ngữ chỉ cách nói năng dài dòng, rườm rà. Nói năng không rành mạch, không thành lời.

– Hậu quả làm người nghe không hiểu hoặc hiểu sai. Làm cho người nghe ức chế, không có thiện cảm với người nói.

– Bài học: Khi giao tiếp cần nói ngắn gọn, rõ ràng, rành mạch.

b/ Ví dụ 2

– Có thể hiểu câu “Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy” theo 2 cách.

– Cách 1: Tôi đồng ý nhận định về truyện ngắn mà ông ấy sáng tác.

– Cách 2: Tôi đồng ý với những nhận định của các bạn về truyện ngắn của ông ấy.

– Bài học: Trong giao tiếp cần nói đúng vào ngữ cảnh để người nghe hiểu đúng ý.

3/ Phương châm lịch sự

– Cả hai đều nhận được tình cảm mà người kia dành cho mình, đặc biệt là tình cảm của cậu bé đối với ông lão ăn xin.

– Bài học: Biết yêu thương, giúp đỡ và tôn trọng người khác.

Các bạn có thể tham khảo bài Các phương châm hội thoại (tiết 1)

—————————————

Với nội dung bài Các phương châm hội thoại các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, vai trò và đặc điểm của các phương châm hội thoại trong đoạn văn và văn bản…

Trên đây TaiLieuViet đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn 9: Các phương châm hội thoại. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 9, Soạn văn 9, Tác giả – Tác phẩm Ngữ văn 9, Giải VBT Ngữ văn 9, soạn bài lớp 9.