TaiLieuViet.vn xin giới thiệu tới các bạn tài liệu “Các dạng bài tập về kim loại kiềm thổ”. Tài liệu này giúp các bạn học sinh tổng hợp lại các kiến thức về kim loại nhóm IIA và nhôm, là tài liệu hữu ích với các bạn thi tốt nghiệp THPT cũng như thi đại học, cao đẳng khối A, B. Mời các bạn cùng tham khảo.

BÀI TẬP VỀ KIM LOẠI KIỀM THỔ

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VỀ KIM LOẠI NHÓM IIA VÀ NHÔM

1. DẠNG I: Bài tập củng cố lý thuyết

Câu 1: Nguyên tử hay ion nào sau đây có số proton nhiều hơn số electron

A. Na B. S C. Ca2+ D. Cl

Câu 2: Cấu hình electron nào giống khí hiếm
A. Mg2+ B. Fe2+ C. Cu2+ D. Cr2+

Câu 3: Cho các kim loại Mg, Ba, Zn, Fe, Cu. Chỉ dùng thêm một thuốc thử để nhận biết các kim loại trên. Thuốc thử đó là

A. d2 NaOH B. d2 Ca(OH)2 C. d2 HCl D. d2 H2SO4 loãng

Câu 4: Đá rubi (hồng ngọc) màu đỏ là corundun chứa vết

A. Fe2+ B. V+ C. Cr3+ D. Si2+

Câu 5: Công thức của phèn nhôm – kali

A. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O B. K2SO4.Al2(SO4)3.nH2O

C. K2SO4.2Al2(SO4)3.24H2O D. K2SO4.nAl2(SO4)3.24H2O

Câu 6: Nêu hiện tượng khi cho dung dịch NH3 từ từ vào dung dịch AlCl3

A. Tạo kết tủa dạng keo trắng sau đó tan dần

B. Tạo kết tủa dạng keo trắng không tan

C. Không có hiện tượng gì

D. Lúc đầu không có hiện tượng gì sau đó tạo kết tủa dạng keo trắng

Câu 7: Những chất nào sau đây không có khả năng vừa tác dụng được với cả bazơ và axit

A. Al(OH)3 B. Na2CO3 C. Al2O3 D. NaHCO3

Câu 8: Phương pháp điều chế Al(OH)3 trong phòng thí nghiệm

A.Cho dd NH3 dư vào dd AlCl3

B. Cho dd NaOH dư vào dd AlCl3

C. Cho dd AlCl3 vào dd NaOH

D. Cho Al tác dụng với dung dịch kiềm NaOH

Câu 9: α – Al2O3 trong tự nhiên thường gặp ở dạng khoáng nào

A. Criolit B. corundun C. boxit D. cả A,B và C

Câu 10: Băng thạch là tên của khoáng chất thiên nhiên nào

A. criolit (Na3AlF6) B. Boxit (Al2O3x H2O) C AL2O3. 2SiO2. 2H2O

Câu 11: Hỗn hợp tecmit là hỗn hợp của Al với oxit nào

A. Fe2O3 B. Fe3O4 C. FeO D. CrO2