C2H5OH → C2H4 + H2O được TaiLieuViet biên soạn là phương trình phản ứng từ C2H5OH ra C2H4 ở nhiệt độ thích hợp. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học sinh biết viết và cân bằng phản ứng một cách chính xác nhất, từ đó vận dụng vào giải các dạng câu hỏi bài tập liên quan đến điều chế etilen trong phòng thí nghiệm. Mời các bạn tham khảo.

>> Mời các bạn tham khảo thêm một số phản ứng liên quan

  • C2H4 + HCl → C2H5Cl
  • C2H4 + Br2 → C2H4Br2
  • C2H4 + O2 → CH3CHO
  • C2H4 + H2O → C2H5OH
  • C2H4 + KMnO4 + H2O → C2H4(OH)2 + MnO2 + KOH

1. Phản ứng điều chế C2H4 từ C2H5OH

2. Điều kiện phản ứng điều chế C2H5OH ra C2H4 

Nhiệt độ: 170°C Xúc tác: H2SO4

3. Điều chế etilen trong phòng thí nghiệm

3.1. Hóa chất và dụng cụ

H2SO4 đặc, rượu etylic (C2H5OH), Canxi cacbua (CaC2), Pd, đá bọt ….

Đèn cồn, ống nghiệm, giá đỡ, kẹp, chậu thủy tinh, ống dẫn khí,…

3.2. Phương pháp thu khí etilen

Cách 1: Sử dụng phương pháp đẩy nước, do khí etilen là chất khí ít tan trong nước.

Cách 2: Điều chế khí axetilen từ canxi cacbua, sau đó cho tác dụng với khí Hidro có xúc tác Pd hoặc Pb.

3.3. Phương trình hóa học

Cách 1: Sử dụng phương pháp đẩy nước, do khí etilen là chất khí ít tan trong nước.

C2H5OH → C2H4 + H2O (Xúc tác của H2SO4 đặc, nhiệt độ 170 độ C)

Cách 2: Điều chế khí axetilen từ canxi cacbua, sau đó cho tác dụng với khí Hidro có xúc tác Pd hoặc Pb.

CaC2 + 2H2O → C2H2 + Ca(OH)2

C2H2 + H2 → C2H4 (Xúc tác Pd hoặc Pb)

4. Tính chất của rượu etylic

4.1. Tính chất vật lí

Rượu etylic là chất lỏng không màu, sôi ở 78,3oC

Nhẹ hơn nước và tan vô hạn trong nước. Rượu etylic hòa tan được nhiều chất như iot, benzen,…

Độ rượu và cách tính độ rượu

Độ rượu là số ml rượu etylic nguyên chất có trong 100 ml hỗn hợp rượu etylic với nước.

Công thức: Độ rượu = frac{{{V}_{{{C}_{2}}{{H}_{5}}OH,nguyen,chat}}}{{{V}_{dd,({{C}_{2}}{{H}_{5}}OH+{{H}_{2}}O)}}}.100

V là thể tích đo bằng ml hoặc lít

4.2. Tính chất hóa học

Phản ứng cháy

Rượu etylic cháy với ngọn lửa màu xanh, tỏa nhiều nhiệt

C2H5OH + 3O2xrightarrow{{{t}^{o}}} 2CO2 + 3H2O

Tác dụng với kim loại mạnh như K, Na

Thả mẩu natri vào cốc đựng rượu etylic, mẩu natri tan dần và có bọt khí thoát ra

2C2H5OH + Na → 2C2H5ONa + H2

Phản ứng với axit axetic

Đổ rượu etylic vào cốc đựng axit axetic với xúc tác H2SO4 đặc, tạo thành dung dịch đồng nhất. Đun nóng hỗn hợp một thời gian, trong ống nghiệm xuất hiện chất lỏng không màu, mùi thơm, không tan trong nước, nổi trên mặt nước.

C2H5OH + CH3COOH overset{{{H}_{2}}S{{O}_{4}},đặc}{leftrightarrows} CH3COOC2H5 + H2O

etylic axit axetic etylaxetat

5. Một số bài tập liên quan

Câu 1: Đun nóng axit axetic với rượu etylic có axit sunfuric làm xúc tác thì người ta thu được một chất lỏng không màu, mùi thơm, không tan trong nước và nổi trên mặt nước. Sản phẩm đó là

A. đimetyl ete

B. etyl axetat

C. rượu etylic

D. metan

Xem đáp án

Đáp án B: CH3COOH + C2H5OH overset{H+, to}{rightarrow}CH3COOC2H5 + H2O => sản phẩm thu được là: etyl axetat

Câu 2. Điều chế etilen trong phòng thí nghiệm từ C2H5OH, (H2SO4 đặc, 170oC) thường lẫn các oxit như SO2, CO2. Chất dùng để làm sạch etilen là

A. dung dịch KMnO4 loãng dư

B. dung dịch brom dư

C. dung dịch NaOH dư

D. dung dịch Na2CO3 dư

Xem đáp án

Đáp án C

Ta dùng NaOH dư sẽ loại bỏ được CO2, SO2 mà không ảnh hưởng đến sản phẩm cần điều chế.

SO2 + 2NaOH dư → Na2SO3 + H2O

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

Ta không dùng KMnO4 và Brom vì nó phản ứng với sản phẩm chính CH2=CH2 và SO2

Na2CO3 thì không phản ứng với SO2

Câu 3. Ancol etylic phản ứng được với natri vì?

A. Trong phân tử có nguyên tử oxi

B. Trong phân tử có nguyên tử hidro và nguyên tử oxi

C. Trong phân tử có nguyên tử cacbon, hidro và oxi

D. Trong phân tử có nhóm -OH

Xem đáp án

Đáp án D: Trong phân tử có nhóm -OH

Câu 4. Ancol etylic có khả năng tan tốt trong nước là do:

A. Ancol etylic tạo được liên kết hidro với nước

B. Ancol etylic uống được

C. Ancol etylic là chất lỏng

D. Ancol etylic chứa cacbon và hidro

Xem đáp án

Đáp án A: Ancol etylic tạo được liên kết hidro với nước

Câu 5. Ancol etylic được điều chế từ nguồn nào sau đây?

A. Tinh bột

B. Glucozo

C. Etilen

D. Cả ba đáp án trên

Xem đáp án

Đáp án D

Câu 6. Ancol etylic có lẫn một ít nước, có thể dùng chất nào sau đây để làm khan ancol?

A. CaO.

B. CuSO4 khan.

C. P2O5.

D. Tất cả đều đúng

Xem đáp án

Đáp án D

Có thể dùng CaO; CuSO4 khan (màu trắng) hoặc P2O5

Câu 7. Thả một mẩu nhỏ natri vào ống nghiệm đựng rượu etylic nguyên chất. Hiện tượng quan sát được là:

A. Mẩu natri chìm xuống đáy; xung quanh mẩu natri có sủi bọt khí.

B. Mẩu natri nổi và chạy trên mặt nước; xung quanh mẩu natri có sủi bọt khí.

Xem đáp án

Đáp án C

Thả một mẩu nhỏ natri vào ống nghiệm đựng rượu etylic nguyên chất. Hiện tượng quan sát được là:

Mẩu natri lơ lửng ở trong ống nghiệm; xung quanh mẩu natri có sủi bọt khí

Câu 8. Thí nghiệm nào sau đây chứng tỏ phân tử rượu etylic có 1 nhóm -OH

A. Đốt cháy rượu etylic thu được CO2 và H2O

B. Cho rượu etylic tác dụng với natri

C. Cho rượu etylic tác dụng với đồng (II) oxit nung nóng

D. Thực hiện phản ứng tách nước điều chế etilen.

Xem đáp án

Đáp án B

Thí nghiệm nào sau đây chứng tỏ phân tử rượu etylic có 1 nhóm -OH

B. Cho rượu etylic tác dụng với natri

Câu 9. Khi đun nóng rượu etylic với axit H2SO4 đặc ở nhiệt độ 170 – 180oC xảy ra phản ứng tách nước tạo thành khí etilen

C2H5OH → CH2=CH2 + H2O

Đun 9,2 gam rượu etylic với axit H2SO4 đặc ở nhiệt độ 170-180oC thì thể tích khí etilen thu được tối đa (đktc) là:

A. 3,36 lít

B. 4,48 lít

C. 2,24 lít

D. 5,6 lít

Xem đáp án

Đáp án B

Câu 10. Ancol etylic được điều chế từ tinh bột bằng phương pháp lên men với hiệu suất toàn bộ quá trình là 90%, Hấp thụ toàn bộ lượng CO2, sinh ra khi lên men m gam tinh bột vào nước vôi trong, thu được 335 gam kết tủa và dung dịch A. Biết khối lượng A giảm đi so với khối lượng nước vôi trong ban đầu là 137 gam. Giá trị của m là:

A. 324

B. 405

C. 297

D. 486

Xem đáp án

Đáp án B

C6H10O5 → C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2

m dd giảm = mCaCO3 – mCO2

=> mCO2 = mCaCO3 – mdd giảm = 335 – 137 = 198 gam

=> nCO2 = 198 : 44 = 4,5 mol

=> m = 4,5:2.162.100/90 = 405 gam

Câu 11. Có 3 lọ mất nhãn chứa 3 chất lỏng: rượu etylic, axit axetic, etyl axetat bằng cách nào sau đây để có thể nhận biết 3 dung dịch trên?

A. Na2CO3 khan.

B. Na, nước.

C. dung dịch Na2CO3.

D. Cu, nước.

Xem đáp án

Đáp án A

Dùng dung dịch Na2CO3 để nhận biết.

Cho dung dịch Na2CO3 vào 3 dung dịch, lọ đựng dung dịch axit axetic sủi bọt khí, lọ tạo dung dịch phân lớp là etyl axetat, lọ không hiện tượng là rượu etylic.

Câu 12. Phát biểu nào dưới đây không đúng:

A. Điều chế etilen trong phòng thí nghiệm bằng cách đun etylic với H2SO4 đặc tới khoảng 170oC

B. Tất cả các ancol khi đun nóng với H2SO4 đặc tới khoảng 170oC đều thu được anken

C. Đun nóng ancol với H2SO4 đặc ở nhiệt độ khoảng 140oC sẽ thu được ete

D. Đun nóng propan-1-ol với H2SO4 đặc ở nhiệt độ 170oC chỉ thu được 1 olefin duy nhất

Xem đáp án

Đáp án B

Một vài ancol, chẳng hạn CH3OH hoặc (CH3)3C-CH2OH. Không có phản ứng tách nước tạo anken (mà chỉ tạo este)

Câu 13. Khi đun nóng hỗn hợp gồm C2H5OH và C3H7OH với H2SO4 đặc ở 140oC có thể thu được số ete tối đa là

A. 6

B. 4

C. 5

D. 3

Xem đáp án

Đáp án A

Đề hỏi số anken tối đa => Xét trường hợp C3H7OH có 2 đồng phân

=> Khi đun hỗn hợp 3 ancol (C2H5OH và C3H7OH) tạo (3.4)/2= 6 ete

Câu 14. Cho các chất sau: etan, propen, isopren, axetilen, toluen và stiren. Số chất làm mất màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường là:

A. 3

B. 5

C. 6

D. 4

Xem đáp án

Đáp án D

Câu 15. Khi dẫn khí etilen vào dung dịch Brom dư đựng trong ống nghiệm có quan sát thấy

A. màu của dung dịch brom nhạt dần, có chất kết tủa

B. màu của dung dịch brom nhạt dần, có chất lỏng không tan chìm xuống đáy ống nghiệm

C. màu của dung dịch brom nhạt dần, có khí thoát ra

D. màu của dung dịch brom không thay đổi

Xem đáp án

Đáp án B

CH2=CH2 + Br­2 → CH2Br-CH2Br

(màu nâu đỏ) (không màu)

Vậy hiện tượng xảy ra khi dẫn khí etilen qua bình đựng dung dịch brom dư là dung dịch nhạt màu dần.

Câu 16. Hiện tượng quan sát được khi sục khí etilen lần lượt vào ống nghiệm thứ (1) chứa dung dịch KMnO4; ống thứ (2) chứa dung dịch AgNO3 là:

A. Ống nghiệm (1) mất màu và xuất hiện kết tủa nâu, ống nghiệm (2) có kết tủa vàng.

B. Ống nghiệm (1) mất màu và xuất hiện kết tủa nâu, ống nghiệm (2) không có hiện tượng.

C. Ống nghiệm (1) không có hiện tượng, ống nghiệm (2) có kết tủa vàng.

D. Cả 2 ống nghiệm đều không có hiện tượng.

Xem đáp án

Đáp án B

Ống nghiệm 1 thuốc tím mất màu, kết tủa nâu tạo thành là MnO2.

3C2H4 + 2KMnO4 + 4H2O → 3C2H4(OH)2 + 2MnO2 + 2KOH

Ống nghiệm 2 không phản ứng.

Câu 17. Dãy các chất làm nhạt (mất) màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường là:

A. Toluen, buta – 1,2 – dien, propin

B. Etilen, axetilen, butadien

C. Benzen, toluen, stiren

D. Benzen, etilen, axetilen

Xem đáp án

Đáp án B

A. Toluen không phản ứng

C. Benzen, toluen không phản ứng

D. Benzen không phản ứng

B. Etilen, axetilen, butadien

3C2H4 + 2KMnO4 + 4H2O → 3C2H4(OH)2 + 2MnO2 + 2KOH

3C2H2 + 8KMnO4 + 4H2O → 3(COOH)2 + 8MnO2 + 8KOH

3CH2=CH-CH=CH2 + 2KMnO4 + 4H2O → 3CH2(OH)CH(OH)CHCH2 + 2MnO2 + 2KOH

Câu 18. Hiện tượng xảy ra khi dẫn khí etilen qua bình đựng dung dịch brom dư là :

A. Dung dịch nhạt màu dần

B. Dung dịch mất màu, có kết tủa màu trắng xuất hiện

C. Dung dịch chuyển dần sang màu xanh

D. Không có hiện tượng gì

Xem đáp án

Đáp án D

CH2=CH2 + Br­2 → CH2Br-CH2Br

(màu nâu đỏ) (không màu)

Vậy hiện tượng xảy ra khi dẫn khí etilen qua bình đựng dung dịch brom dư là dung dịch nhạt màu dần.

…………………………..

Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu liên quan 

  • C2H4 + H2O → C2H5OH
  • CH3CHO + H2 → C2H5OH
  • C2H2 + H2 → C2H4

TaiLieuViet đã gửi tới bạn phương trình hóa học C2H5OH → C2H4 + H2O, khi phân hủy CH4 tạo ra C2H2, có thể thấy đây là phản ứng điều chế axetilen từ metan các bạn sẽ rất hay gặp trong các dạng bài tập điều chế và chuỗi phản ứng hóa học. Hy vọng với tài liệu này sẽ cung cấp các thông tin cần thiết cho các bạn.

Chúc các bạn học tập tốt.