Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Ngữ văn 9: Bố của Xi-mông được TaiLieuViet sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 9. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu dưới đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

1/ Tìm hiểu chung bài Bố của Xi-mông

a/ Tác giả

– Ông có nhiều tiểu thuyết và truyện ngắn.

– Các tác phẩm như: Một cuộc đời (1883), Ông bạn đẹp (1885) và khoảng 300 truyện ngắn.

– Các tác phẩm của ông phản ánh sâu sắc hiện hiện thực xã hội Pháp nửa cuối thế kỉ XIX.

b/ Tác phẩm: “Bố của Xi – mông” trích trong truyện ngắn cùng tên.

c/ Bố cục: 4 phần

– Phần 1: từ đầu đến “chỉ khóc hoài”: Tâm trạng tuyệt vọng của Xi – mông.

– Phần 2: Tiếp theo đến “một ông bố”: Xi – mông gặp bác Phi – líp.

– Phần 3: Tiếp theo đến “bỏ đi rất nhanh”: Phi -líp gặp chị Blang – sốt.

– Phần 4: Còn lại: Câu truyện ở trường sáng hôm sau.

2/ Đọc – hiểu văn bản Bố của Xi-mông

a/ Nhân vật Xi mông

– Là một bé trai độ 7- 8 tuổi, hơi xanh xao, rất sạch sẽ nhưng có vẻ nhút nhát.

– Cậu không biết bố là ai.

– Bị lũ bạn trêu chọc, em rất đau khổ.

→ Là một đứa trẻ đáng thương và có hoàn cảnh đáng thương.

– Tâm trạng ở bờ sông.

– Xi – mông ra bờ sông định tự tử.

+ Trước cảnh đẹp, trời ấm, ánh nắng mặt trời êm đềm, nước lấp lánh như ánh gương,… làm em quên đi chuyện đau khổ, chỉ muốn ngủ rồi muốn chơi đùa.

+ Em theo đuổi con nhái rồi vồ hụt, tóm được hai đầu chân sau, rồi bật cười. Tâm trạng vui đùa, bị cuốn hút bởi thiên nhiên.

+ Em nhớ mẹ, em lại khóc

⇒ Tâm trạng của một em bé hiện ra qua cảnh thiên nhiên đẹp, hành động và cử chỉ rất phù hợp với tâm lí lứa tuổi. Miêu tả tài tình diễn biến tâm lí lứa tuổi.

– Tâm trạng khi gặp bác Phi – líp và về nhà

+ Khi gặp bác em được dịp trút nỗi lòng đau khổ. Mắt đẫm lệ, giọng nghẹn ngào, nấc buồn tủi. → Sự bất lực, tuyệt vọng của đứa bé.

+ Khi gặp mẹ: em la khóc, đau đớn, buồn tủi.

+ Hỏi bác Phi – líp: “Bác có muốn làm bố cháu không?” → mong muốn có bố rất mãnh liệt.

⇒ Lời đối thoại rất tự nhiên, khát khao, ước mơ rất đáng thương, ngây thơ của Xi – mông dù là những điều bình dị nhất.

– Sáng hôm sau đến trường.

+ Xi – mông quát vào mặt chúng: “Bố tao tên là Phi – líp” → sự hãnh diện, tự hào.

– Cách đặt tay lên vai em, an ủi và đưa em về.

– Lúc đầu suy nghĩ có thể đùa cợt với chị Blang – sốt. Nhưng khi gặp bác hiểu chị là người tốt, không thể đùa được.

– Thương Xi – mông, cảm mến chị Blang – sốt.

– Nhận làm bố của Xi – mông.

⇒ Cách miêu tả ngắn gọn, giản dị. Lòng nhân hậu, thương người, đáng quí trọng.

c/ Nhân vật chị Blang – sốt

– Từng là cô gái đẹp nhất vùng. Vì nhẹ dạ nên đã một lần lầm lỡ.

– Cô gái cao lớn, xanh xao, đứng nghiêm nghị → thái độ nghiêm nghị khiến người khác không thể đùa cợt.

– Mặt đỏ bừng tái tê đến tận xương tủy, hôn con, nước mắt lã chã. → thương và hiểu lòng con.

⇒ Miêu tả, phân tích tâm lí. Hoàn cảnh rất cần sự cảm thông và phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ bất hạnh.

* Tổng kết

Nội dung: Ca ngợi tình yêu thương và lòng nhân hậu của con người.

Nghệ thuật: Miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật đặc sắc.

3/ Bài tập minh họa bài Bố của Xi-mông

Đề bài: Phân tích nhân vật Xi – mông trong tác phẩm Bố của Xi – mông

1/ Mở bài

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nhân vật Xi -mông.

– Nêu tóm tắt nội dung chính của bài.

2/ Thân bài

– Giới thiệu về hoàn cảnh của Xi – mông.

– Là một bé trai độ 7-8 tuổi, hơi xanh xao, rất sạch sẽ nhưng có vẻ nhút nhát.

– Cậu không biết bố là ai.

– Bị lũ bạn trêu chọc, em rất đau khổ

⇒ Tâm trạng đau khổ, tuyệt vọng, buồn tủi của Xi – mông khi không có bố.

– Khi em ra bờ sông tự tử:

+ Khung cảnh thơ mộng, bầu trời ấm áp, ánh mặt trời êm đềm, nước lấp lánh trong gương. Chạy đuổi, bắt con nhái màu xanh.

+ Thiên nhiên đã lôi cuốn em và em không cảm thấy buồn, quên đi tự tử.

+ Em muốn ngủ, em nhớ đến nhà, nhớ đến mẹ.

+ Điều đó làm cho em thấy buồn, thấy tủi thân và tuyệt vọng.

– Khi gặp Bác Phi – líp: Em đã kể cho bác nghe về nỗi khổ của mình.

– Khi về đến nhà em đã ôm cổ mẹ, khóc nức lên.

– Em muốn bác Phi – líp làm bố. Đưa ra tình huống “Nếu bác không động ý cháu sẽ đi tự tử”.

– Khi có bố rồi em thấy hãnh diện, tự tin để đáp lại sự trêu chọc của các bạn.

⇒ Là một em bé đáng yêu, nhưng cũng đáng thương.

3/ Kết bài

– Biết đồng cảm và sẻ chia với nhân vật Xi – mông.

– Biết trao ban tình yêu thương cho những người gặp khó khăn. Câu truyện như một chân lý về tình phụ tử.

—————————————

Với nội dung bài Bố của Xi-mông các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung và nghệ thuật, tình yêu thương con người được thể hiện qua tác phẩm Bố của Xi-mông..

Trên đây TaiLieuViet đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn 9: Bố của Xi-mông. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục dưới đây như: Lý thuyết môn Ngữ Văn 9, Soạn văn 9, Tác giả – Tác phẩm Ngữ văn 9, Giải VBT Ngữ văn 9, soạn bài lớp 9.