Tài liệu Bộ 15 Đề thi Ngữ văn lớp 9 Học kì 2 năm 2022 tải nhiều nhất tổng hợp từ đề thi môn Ngữ văn 9 của các trường THCS trên cả nước đã được biên soạn chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi học kì 2 Ngữ văn lớp 9. Mời các bạn cùng đón xem:
Bộ 15 Đề thi Ngữ văn lớp 9 Học kì 2 năm 2022 tải nhiều nhất – Đề 1
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Học kì 2
Năm học 2022 – 2023
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 9
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
Câu 1 (3 điểm): Đọc kỹ phần trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Có những lúc bạn đặt gia đình ở một vị trí rất bình thường trong trái tim bạn. Chỉ khi nhận ra thật sự mất đi một điều gì đó, bạn mới thấy điều đó quan trọng. Sẽ đến một ngày. Những giây phút bình dị nhất bên gia đình sẽ không còn nữa. Bạn ngoảnh đầu tiếc nuối ư? Sẽ không còn kịp! Bạn hãy dành nhiều thời gian cho gia đình hơn nữa, để yêu thương và cảm nhận đầy đủ những nhọc nhằn của mẹ, những nghiêm khắc của cha hay cái nhõng nhẽo của những đứa em…Vì có thể, một lúc nào đó, sẽ không còn thời gian để quay lại được nữa.
(Hạt giống tâm hồn)
a) Tìm, ghi lại và gọi tên hai phép liên kết câu được sử dụng trong phần trích trên. (1 điểm)
b) Nêu nội dung của phần trích. (1 điểm)
c) Chỉ khi thật sự mất đi một điều gì đó, bạn mới thấy điều đó là quan trọng. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? (Trả lời từ 5 đến 6 câu văn). (1 điểm)
Câu 2 (3 điểm)
Em sẽ làm gì để thể hiện sự quý trọng gia đình của mình? (Trình bày bằng đoạn văn khoàng 200 chữ). (3 điểm)
Câu 3 (4 điểm)
Những ngôi sao xa xôi thuộc trong số những truyện ngắn đầu tay của Lê Minh Khuê, viết về ba cô gái trong tổ trinh sát phá bom ở một cáo điểm trên tuyến đường Trường Sơn những năm chiến tranh chống Mỹ. Trong đó có một đoạn viết:
…., Còn chúng tôi thì chạy trên cao điểm cả ban ngày. Mà ban ngày chạy trên cao điểm thì không phải chuyện chơi. Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẫn trong ruột những quả bom. Tôi bây giờ còn một vết thương chưa lành miệng ở đùi. Tất nhiên, tôi không vào viện quân y. Việc nào cũng có cái thú của nó. Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ…Rồi khi xong việc, nhìn cảnh đoạn đường một lần nữa, thở phào, chạy về hang. Bên ngoài nóng trên 30 độ, chui vào hang là sà ngay đến một thế giới khác. Cái mát lạnh làm toàn thân rung lên đột ngột. Rồi ngửa cổ uống nước, trong ca hay trong bi đông. Nước suối pha đường. Xong thì nằm dài trên nền ẩm, lười biếng nheo mắt nghe ca nhạc từ cái đài bán dẫn nhỏ mà lúc nào cũng có pin đầy đủ. Có thể nghe, có thể nghĩ lung tung… hình như ta sắp mở chiến dịch lớn. Đêm nào xe cũng nườm nượp ngoài đường. Ban đêm chúng tôi được ngủ. Nhưng mấy đêm nay thì chịu. Đứa nào cũng leo tót lên trọng điểm, cầm xẻng xúc, nói một vài câu buồn cười với một anh lái xe nào đó. Vui, Chỉ khổ đứa phải trực máy điện thoại trong hang…
Bộ 15 Đề thi Ngữ văn lớp 9 Học kì 2 năm 2022 tải nhiều nhất – Đề 2
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Học kì 2
Năm học 2022 – 2023
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 9
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn ngữ liệu sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
Khi thế gian huých vai bạn
Làm bạn ngã,
Hãy đứng dậy và tiếp tục bước đi.
Dù bạn có rơi nước mắt vì đau đớn
Dù bạn có cảm thấy xấu hổ đến mức muốn chết
Hãy cứ tiếp tục bước về phía trước
Bước đi được một lúc bạn sẽ cảm thấy mình khá hơn.
Bước đi được một lúc nữa bạn sẽ quên đi mọi chuyện.
(Yêu những điều không hoàn hảo, Hae Min)
a. Người viết khuyên bạn làm gì khi thế gian huých vai làm bạn ngã! Cho biết hàm ý của lời khuyên đó. (1.0 điểm)
b. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đọc đoạn trích trên? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. (1,0 điểm)
c. Theo em, khi “ngã”nên đứng dậy ngay để “tiếp tục bước đi” hay nghỉ một lát để lại sức rồi bước tiếp? Trả lời 3-5 câu. (1.0 điểm)
Phần II: Tạo lập văn bản (7.0 điểm)
a. Em rút ra được bài học gì từ đoạn ngữ liệu nêu ở phần I? Hãy viết bài văn nghị luận ngắn (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ về bài học đó. (3.0 điểm)
b. Học sinh chọn một trong hai đề sau: (4,0 điểm)
Đề 1: Cảm nhận về vẻ đẹp của con người Việt Nam qua đoạn thơ sau:
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu em
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
(Nói với con, Y Phương)
Đề 2: văn chương không chỉ phản ánh hiện thực cuộc sống mà còn gửi gắm những thông điệp ý nghĩa, có tác dụng sâu sắc đến người đọc. Hãy viết về một tác phẩm văn học có tác động tích cực đến bản thân, tiếp thêm ý chí, nghị lực để em vào đời.
Bộ 15 Đề thi Ngữ văn lớp 9 Học kì 2 năm 2022 tải nhiều nhất – Đề 3
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Học kì 2
Năm học 2022 – 2023
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 9
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Mùa tháng mười gặt hái xong, đồng trải rộng mênh mông. Ba một mình giữ luôn cả ba con trâu nhạy họng có tiếng của Năm. Còn Năm thì lom khom mót từng bông lúa rơi rụng đem đổi bún nhà bà Hai khóm cuối làng. Trưa đến, trời nắng như đổ lửa, diều hâu lượn cao tít giữa nền trời trong xanh, hí buồn bã. Hai đứa gom trâu lại, dắt nhau vào ngôi mộ cổ, nằm lăn ra, ăn bún nóng với khế chua, mắm sống. Trong những bữa tiệc như thế, bao giờ Ba cũng luôn mồm quát: “Cái con nhỏ này, có bao nhiêu khế chua mày cứ giành mà ngốn hết!”. Và Năm cũng phụng phịu cự lại: “Anh ăn mặn như quỷ, không chừa em một con mắm sống nào cả…”.
[..]
Qua rồi những ngày đầu cạo trọc cho dễ đánh nhau, tóc để chỏm cho mát đầu. Qua rồi những ngày cởi áo phanh ngực cho bạn bắt đỉa. Qua rồi những ngày rủ nhau lặn xuống nước, mở trừng mắt nhìn sát vào nhau xem ai chớp mắt trước…
Vắng nhau vài buổi, anh chàng Ba thường đứng mãi sau chuôi cày, nhìn ra trước đầu đôi trâu bất trị, lòng bâng khuâng vô hạn khi nghe một cô hàng xóm đi lấy chồng, khi thấy một nhành cau tươi, một vài thiếp trầu nhà ai tặng mẹ, đặt giữa bàn.
(Trích Những ngày thơ ấu – Hoàng Văn Bốn, dẫn theo Tài liệu dạy học Ngữ văn địa phương Đồng Nai, Trần Thanh Bình (Chủ biên), NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2018)
Câu 1. (0,5 điểm) Chỉ ra một phép liên kết hình thức được sử dụng trong hai câu văn sau: Ba một mình giữ luôn cả ba con trâu nhạy họng có tiếng của Năm. Còn năm thì lom khom mót từng bông lúa rơi rụng đem đồi bùn nhà bà Hai khóm cuối làng.
Câu 2. (0,5 điểm) Nhân vật Ba có tâm trạng như thế nào khi nghe một cô hàng xóm đi lấy chồng, khi thấy một nhành cau tươi, một vài thiếp trầu nhà ai tặng mẹ, đặt giữa bàn?
Câu 3. (1,0 điểm) Xác định và nêu tác dụng của một phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau: Qua rồi những ngày đầu cạo trọc cho dễ đánh nhau, tóc để chỏm cho mát đầu. Qua rồi những ngày cởi áo phanh ngực cho bạn bắt đỉa. Qua rồi những ngày rủ nhau lặn xuống nước, mà trừng mắt nhìn sát vào nhau xem ai chớp mắt trước..
Câu 4. (1,0 điểm) Em nhận xét gì về cuộc sống của những đứa trẻ và tình cảm của nhà văn được thể hiện trong đoạn trích?
II/LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày ý nghĩa của những kí ức tuổi thơ đối với mỗi người.
Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận đoạn thơ sau:
Ngày ngày mặt trời di qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bày mươi chín mùa xuân…
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
(Trích Viếng lăng Bác – Viễn Phương – Ngữ văn 9, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2020)
Bộ 15 Đề thi Ngữ văn lớp 9 Học kì 2 năm 2022 tải nhiều nhất – Đề 4
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Học kì 2
Năm học 2022 – 2023
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 9
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
I. ĐỌC – HIỂU (5.0 điểm)
Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn! Còn mắt thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”.
Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng.
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
Câu 1 (1,0 điểm). Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập trong câu: “Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá”.
Câu 2 (1,0 điểm). Ghi lại câu văn có khởi ngữ và gạch dưới khởi ngữ đó.
Câu 3 (1,0 điểm). Xác định phép nối, phép thế được sử dụng trong phần trích trên
Câu 4 (1,0 điểm). Qua phần trích, em có nhận xét gì về ngoại hình, tính cách của nhân vật tôi?
Câu 5 (1,0 điểm). Theo em, trong cuộc sống, có nên tự khen mình không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao…
Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ – 1980)
Bộ 15 Đề thi Ngữ văn lớp 9 Học kì 2 năm 2022 tải nhiều nhất – Đề 5
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Học kì 2
Năm học 2022 – 2023
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 9
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3 điểm):
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
(1) Cuộc sống này vẫn không chỉ có hương thơm của hoa hồng và vẻ thơ mộng của dòng sông, nó còn có cả những phút giây bị gai hoa hồng đâm đến ứa máu hoặc vẫy vùng giữa dòng nước chảy xiết. Bên cạnh những niềm vui là những khó khăn và cạm bẩy luôn chực chờ chỉ cần bạn lơ là mất cảnh giác chúng sẽ xô tới. Chính những khó khăn thử thách ấy sẽ góp phần nhào nặn bạn trở thành một phiên bản tốt hơn.
(2) Sẽ có những lúc bạn hoang mang, chông chênh, mệt mỏi và hoàn toàn mất phương hướng. Đó có thể là khi bạn thi trượt cuộc thi mà bạn nghĩ là quan trọng nhất đời mình. Đó là khi người bạn thân nhất quay lưng đi sau khi đâm vào lưng bạn một vết dao.
[…]
(3) Để vượt qua được những khoảnh khắc đó, bạn phải tìm kiếm cho mình một điểm tựa vững chắc luôn cho bạn lời khuyên và không bao giờ rời xa. Đến cái bóng cũng rời xa bạn khi bạn đi vào bóng tối, nhưng điểm tựa thì không, mỗi người hãy tìm kiếm cho mình một điểm tựa. Có một loại điểm tựa như thế, thường được gọi là trọng tâm cuộc đời”.
(Theo Phi Tuyết “Sống như ngày mai sẽ chết”, NXB Thế giới, 2017)
Câu 1 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?
Câu 2 (0,5 điểm): Chỉ ra và gọi tên các phép liên kết về hình thức được sử dụng trong đoạn văn (2).
Câu 3 (1,0 điểm): Theo em, vì sao tác giả cho rằng: Đến cái bóng cũng rời xa bạn khi bạn đi vào bóng tối, nhưng điểm tựa thì không.
Câu 4 (1,0 điển): Bài học nào có ý nghĩa nhất đối với em sau khi đọc đoạn trích trên?
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7.0 điển):
Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) bàn về vấn đề làm thế nào đề vượt qua được thử thách trong cuộc sống?
Câu 2 (5,0 điểm): Phân tích hai khổ thơ dưới đây để thấy được những cảm nhận tính tế của Hữu Thỉnh về sự chuyển đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
(Trích “Sang thu”, Hữu Thỉnh Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)
Bộ 15 Đề thi Ngữ văn lớp 9 Học kì 2 năm 2022 tải nhiều nhất – Đề 6
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Học kì 2
Năm học 2022 – 2023
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 9
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 6)
Câu 1: Em hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: (4đ)
Ngày 28-2-2021, anh Nguyễn Ngọc Mạnh chàng trai 31 tuổi ở thôn Vĩnh Thanh xã Vĩnh Ngọc (huyện Đông Anh, TP Hà Nội) đã có một hành động phi thường gây chấn động cả giới truyền thông.
Vốn là một người lái xe tải chở hàng hóa bình thường, khi đợi công việc gần một tòa nhà chung cư, anh đã bất ngờ nghe những âm thanh lạ. Ban đầu là tiếng hô hoán. Tưởng chừng có em bé nào bị bố mẹ la rầy anh không để ý. Nhưng rồi anh phát hiện có một bé bò ra lan can một căn hộ ở tầng 12A (tức tầng 13) của tòa chung cư số 60B Nguyễn Huy Tưởng (phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội) và sắp bị rơi xuống.
Trong khoảnh khắc cực kỳ nguy hiểm như một bản năng, một mệnh lệnh cứu người thôi thúc, anh đã nhanh chóng lao qua bức tường cao 2 mét đứng lên mái tôn của sảnh tầng 1 để đỡ cháu bé một cách an toàn.
(Theo qdnd.vn – Người lái xe thiện lạnh và “phút giây huyền diệu” làm cảm phục triệu trái tim)
a) Chỉ ra ít nhất 1 phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích và nêu rõ từ ngữ thể hiện phép liên kết đó (1đ)
b) Xác định thành phần biệt lập trong câu “Tưởng như có em bé nào bị bố mẹ la rầy anh không để ý”?gọi tên thành phần biệt lập đó? (1đ)
c) Nêu nội dung chính của đoạn văn? (1đ)
d) Em học tập được điều gì từ hành động của anh Mạnh được nêu trong đoạn văn? (gợi ý: Trình bày bằng một đoạn văn ngắn từ 4 -> 6 câu) (1đ)
Câu 2. (6,0 điểm) Qua bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải không những thể hiện tình yêu đất nước, yêu cuộc sống mà còn thể hiện khát vọng cống hiến cho đời một cách chân thành tha thiết. Em hãy phân tích khổ thơ sau để làm sáng tỏ điều đó.
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dân cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
Bộ 15 Đề thi Ngữ văn lớp 9 Học kì 2 năm 2022 tải nhiều nhất – Đề 7
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Học kì 2
Năm học 2022 – 2023
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 9
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 7)
PHẦN I: Đọc hiểu (4 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Vẻ đẹp của mỗi thành phố, chả riêng gì Sài Gòn, thật muôn hình vạn trạng. Càng sống, càng gắn bó, càng hiểu thành phổ này đẹp nhất, dễ thương nhất, đằm sâu nhất không phải những thứ bề mặt, mà chính là con người. Nhất là lòng tốt tự nhiên giản dị của người Sài Gòn.
TP.HCM dễ thương là nơi khởi đầu của những quán cơm 2.000, mà người chủ trương là nhà báo kỳ cựu Nam Đồng cùng bè bạn ông. Cơm 2.000, giá ấy chỉ có tính tượng trưng, thực chất là từ thiện gần như miễn phí đối với bà con có hoàn cảnh khó khăn, những sinh viên nghèo thiếu thốn, người nhập cư chưa có việc làm ổ định, người bán vé số, chị ve chai, anh phụ hồ…
Sau hàng loại quán cơm như vậy, đã phái sinh thêm những biến thể đáng yêu như bánh mì miễn phí, phở từ thiện,… Họ làm việc tốt không phải để cầu danh. Hầu hết người Sài Gòn, dù giàu hay nghèo, người có chức vị lẫn người bình thường, đều vậy. Thậm chí làm việc tắt xong rỗi … quên. Ở đây, đã từ lâu mọi người quen với hình ảnh thùng nước uống miễn phí bên đường dành cho người qua lại. Hớp nước cho người nghèo, người lỡ độ đường trong cái nắng gay gắt thật quý biết bao.
[…] Không khó gì khi ta muốn tìm tòi những vẻ đẹp lòng tốt của người dân thành phố này. Đâu đó dễ bắt gặp những bác thợ sửu xe, quần áo lắm đầy dầu mỡ, chân tay đen đúa sạm nắng, hì hụi làm việc trong “tiệm” dưới gốc cây ven phố, kèm tâm biển để “sửa xe miễn phí cho sinh viên”.
[…] Đất Nam Bộ, nhất là Sài Gòn có những con người đầy chất Lục Vân Tiên, phóng khoáng, rộng mở, hào hiệp, lại cộng thêm tấm lòng bao dung, nhân ái vốn có của người dân nước Việt, thật đáng cho chúng ta ngưỡng mộ, yêu thương!.
(Trích từ bài viết của Nguyễn Thông, “Sài Gòn bao dung – TP.HCM nghĩa tình“,
Báo Tuổi trẻ, số ra ngày 07/04/2021)
Câu 1. Dựa vào văn bản, hãy cho biết những quán cơm 2.000 ở TP.HCM hướng đến những đối tượng nào? (0.5 điểm)
Câu 2. Hãy chỉ ra một phép liên kết trong đoạn 2 của văn bản. (0.5 điểm)
Câu 3. Xác định nội dung văn bản, (1.0 điểm)
Câu 4: Những việc làm xuất phát từ trái tim sẽ mang mọi người lại gần nhau hơn. Sau khi đọc văn bản trên, em nghĩ gì về điều này? Trình bày bằng một đoạn văn từ 10 -12 câu, (2.0 điểm)
PHẦN II: Tạo lập văn bản (6 điểm):
Học sinh chọn một trong hai để sau:
ĐỀ 1: Đọc tác phẩm, ta như thấu hiểu được trái tim của tác giả. Từ những trải nghiệm trong quá trình đọc, hãy viết về một tác phẩm đã giúp em hiểu được điều ấy,
Đề 2:
[…] Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mô hôi thấm vào mỗi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng.
[..] Ở đây, trên cao điểm đầy bom này cũng có mưa đó. Những niềm vui con trẻ của tôi lại nở tung ra, say sưa, tràn đầy. Chẳng ai có thì giờ mà gắt tôi. Chị Thao đang lúi húi hốt cái gì dưới đất. Chắc là đá. Còn Nho thì nhổm dậy, môi hé mở:
– Nào, mày cho tao mấy viên nữa.
Nhưng tạnh mất rồi. Tạnh rất nhanh như khi mưa đến. Sao chóng thế? Tôi bỗng than thở, tiếc không nói nổi. Rõ ràng tôi không tiếc những viên mưa đá. Mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố. Phải, có thế những cái đó… Hoặc là cây, hoặc là cái vòm tròn của nhà hát, hoặc bà bán kem đẩy chiếc xe chờ đầy thùng kem, trẻ con háo hức bâu xung quanh. Con đường nhựa ban đêm, sau cơn mưa mùa hạ rộng ra, dài ra, lấp loáng ánh đèn trông như một con sông nước đen. Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sử thần tiên. Hoa trong công viên. Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố. Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái múng đội trên đầu…
Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thiệt xa… Rồi bỗng chốc, sau một cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi…
(Trích “Những ngôi sao xa xôi”, Lê Minh Khuê)
Hãy cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật Phương Định trong đoạn trích trên. Từ đó, liên hệ với thực tế đời sống hoặc một tác phẩm văn học khác để thấy được vẻ đẹp của sức trẻ Việt Nam
Bộ 15 Đề thi Ngữ văn lớp 9 Học kì 2 năm 2022 tải nhiều nhất – Đề 8
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Học kì 2
Năm học 2022 – 2023
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 9
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 8)
Phần đọc hiểu văn bản (3 điểm)
“Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn. Chúng ta gặp nhau qua tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những câu status trên Facebook của nhau mỗi ngày, chúng ta những tưởng đã hiểu hết về nhau mà không cần thốt nên lời. Có phải vậy chăng? Có phải chúng ta cũng như loài cá heo có thể giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm. Tiếng nói của con người dùng để làm gì nếu không phải để thổ lộ, để giãi bày, để xoa dịu. Nếu muốn được hiểu thì phải được lắng nghe. Nếu muốn được lắng nghe thì phải nói trước đã. Vậy thì còn ngần ngừ chi nữa, hãy nói với nhau đi. Nói với ba, với mẹ, với anh chị, với em, với bạn bè… Đừng chat, đừng email, đừng post lên Facebook của nhau, hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí chỉ để gọi nhau một tiếng “…ơi!” dịu dàng! ”. Một tiếng người phục vụ ân cần yêu thương quan tâm, gần gũi…Và chắc chắn không phải là chiêm bao.
Trích “Nếu biết trăm năm là hữu hạn” – Phạm Lữ Ân
Câu 1: Xác định và gọi tên một thành phần biệt lập và một phép liên kết hình thức được sử dụng trong đoạn trích. (1.0 điểm)
Câu 2: Trong đoạn trích, theo tác giả thì tại sao con người cần dùng tiếng nói? (1,0 điểm)
Câu 3: Từ câu “Đừng chat, đừng email, đừng post lên Facebook của nhau, hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí chỉ để gọi nhau một tiếng “…ơi!” dịu dàng!”, em hiểu thông điệp tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta là gì?
(Trả lời ngắn gọn trong khoảng 2 – 3 dòng) (1.0 điểm)
Phần tạo lập văn bản (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Hãy viết bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc “Mạnh dạn chấp nhận những thử thách của cuộc sống” đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay.
Câu 2: (5 điểm) Thí sinh chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Cảm nhận vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước qua hai nhân vật: Anh thanh niêm trong “Lặng lẽ Sa Pa”. Nguyễn Thành Long và Phương Định trong “Những ngôi sao xa xôi” – Lê Minh Khuê.
Đề 2: Cảm nhận ước mơ khát vọng Thanh Hải gửi gần trong tác phẩm “Mùa xuân nho nhỏ”:
Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
Bộ 15 Đề thi Ngữ văn lớp 9 Học kì 2 năm 2022 tải nhiều nhất – Đề 9
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Học kì 2
Năm học 2022 – 2023
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 9
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 9)
I.Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
….Sáng nay tin từ nước Ý xa xôi
Mấy ngàn người đã không còn sự sống
Thương Iran, muôn trái tim lay động
Hơn nghìn người trong tuyệt vọng, ra đi…
Tây Ban Nha, rồi lại Đại Lục – Trung Hoa…
Cả thế giới chìm một mầu tang tóc
Lo quê nhà, trái tim anh chợt khóc
Sợ dịch đến mình, sợ mất một người thân…
Anh không về, vì dân tộc đang cần
Chào em yêu, đồng đội anh đang đợi
Nếu ngày mai, anh mãi xa vời vợi
Đừng khóc nghe em…Anh chẳng yên lòng…
(Trích Nếu anh không về, Vũ Tuấn, báoSài Gòn giải phòng online, ngày30/3/2020)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên?
Câu 2. Trong hai câu thơ:
Lo quê nhà, trái tim anh chợt khóc
Sợ dịch đến nhà, sợ mất một người thân…
a. Anh/ Chị hãy chỉ ra phép điệp từ ngữ và nêu hiệu quả của phép điệp từ ngữ trong hai câu thơ trên.
b. Anh/ Chị rút ra bài học gì có ý nghĩa cho bản thân (Câu 2)?
II.LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 – 15 dòng) trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của việc sống có trách nhiệm.
Câu 2. (5,0 điểm)
Anh/ Chị hãy phân tích tình huống truyện độc đáo trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân.
Bộ 15 Đề thi Ngữ văn lớp 9 Học kì 2 năm 2022 tải nhiều nhất – Đề 10
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Học kì 2
Năm học 2022 – 2023
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 9
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 10)
I. Phần Đọc – Hiểu: (5,0 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:
Còn chúng tôi thì chạy trên cao điểm cả ban ngày. Mà ban ngày chạy trên cao điểm không phải chuyện chơi. Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom. Tôi bây giờ còn một vết thương chưa lành miệng ở đùi. Tất nhiên, tôi không vào viện quân y. Việc nào cũng có cái thú của nó. Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ…”
[…] Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Có cái nhìn sao mà xa xăm!”.
(Ngữ văn 9, Tập hai, tr.114 – 115)
Câu 1. (1,0 điểm) Nêu tên văn bản và tên tác giả của đoạn ngữ liệu trên
Câu 2. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của ngữ liệu
Câu 3. (2,0 điểm) “Chúng tôi”, “tôi” trong đoạn trích là những nhân vật nào? Từ ngữ liệu, em chỉ ra những vẻ đẹp về hình thức, phẩm chất của họ.
Câu 4. (0,5 điểm) Tìm thành phần khởi ngữ có trong đoạn trích
Câu 5. (1,0 điểm) Xác định hai phép liên kết câu có trong ngữ liệu (kèm từ ngữ thực hiện phép liên kết).
II. Phần tạo lập văn bản: (5,0 điểm)
Từ phần thơ được trích dẫn sau, bằng một bài văn hãy trình bày cảm nhận của em về ước nguyện chân thành của nhà thơ Thanh Hải được cống hiến cho đất nước, góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc:
Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
(Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải, Ngữ văn 9. Tập Hai. Tr.56)
Bộ 15 Đề thi Ngữ văn lớp 9 Học kì 2 năm 2022 tải nhiều nhất – Đề 11
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Học kì 2
Năm học 2022 – 2023
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 9
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 11)
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: (3,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Đọc đoạn thơ sau và trả lời những câu hỏi bên dưới:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”.
a. Đoạn thơ trên trích từ bài thơ nào? Cho biết tên tác giả?
b. Tim các biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên?
Câu 2 (1,0 điểm). Xác định khởi ngữ có trong những câu sau:
a. Quan, người ta sợ cái uy của quyền thế. Nghị Lại, người ta sợ cái uy của đồng tiền.
(Nguyễn Công Hoan)
b. Thuốc, ông giáo ấy không hút; rượu, ông giáo ấy không uống. (Nam Cao)
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN: (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
“Ý chí, nghị lực là sức mạnh để đi tới thành công trong cuộc sống”.
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề này.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về khổ thơ sau:
“Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”
(Y Phương, Nói với con)
Bộ 15 Đề thi Ngữ văn lớp 9 Học kì 2 năm 2022 tải nhiều nhất – Đề 12
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Học kì 2
Năm học 2022 – 2023
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 9
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 12)
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3 điểm):
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
(1) Cuộc sống này vẫn không chỉ có hương thơm của hoa hồng và vẻ thơ mộng của dòng sông, nó còn có cả những phút giây bị gai hoa hồng đâm đến ứa máu hoặc vẫy vùng giữa dòng nước chảy xiết. Bên cạnh những niềm vui là những khó khăn và cạm bẩy luôn chực chờ chỉ cần bạn lơ là mất cảnh giác chúng sẽ xô tới. Chính những khó khăn thử thách ấy sẽ góp phần nhào nặn bạn trở thành một phiên bản tốt hơn.
(2) Sẽ có những lúc bạn hoang mang, chông chênh, mệt mỏi và hoàn toàn mất phương hướng. Đó có thể là khi bạn thi trượt cuộc thi mà bạn nghĩ là quan trọng nhất đời mình. Đó là khi người bạn thân nhất quay lưng đi sau khi đâm vào lưng bạn một vết dao.
[…]
(3) Để vượt qua được những khoảnh khắc đó, bạn phải tìm kiếm cho mình một điểm tựa vững chắc luôn cho bạn lời khuyên và không bao giờ rời xa. Đến cái bóng cũng rời xa bạn khi bạn đi vào bóng tối, nhưng điểm tựa thì không, mỗi người hãy tìm kiếm cho mình một điểm tựa. Có một loại điểm tựa như thế, thường được gọi là trọng tâm cuộc đời”.
(Theo Phi Tuyết “Sống như ngày mai sẽ chết”, NXB Thế giới, 2017)
Câu 1 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?
Câu 2 (0,5 điểm): Chỉ ra và gọi tên các phép liên kết về hình thức được sử dụng trong đoạn văn (2).
Câu 3 (1,0 điểm): Theo em, vì sao tác giả cho rằng: Đến cái bóng cũng rời xa bạn khi bạn đi vào bóng tối, nhưng điểm tựa thì không.
Câu 4 (1,0 điển): Bài học nào có ý nghĩa nhất đối với em sau khi đọc đoạn trích trên?
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7.0 điển):
Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) bàn về vấn đề làm thế nào đề vượt qua được thử thách trong cuộc sống?
Câu 2 (5,0 điểm): Phân tích hai khổ thơ dưới đây để thấy được những cảm nhận tính tế của Hữu Thỉnh về sự chuyển đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
(Trích “Sang thu”, Hữu Thỉnh Ngữ văn 9, Tập hai,NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)
Bộ 15 Đề thi Ngữ văn lớp 9 Học kì 2 năm 2022 tải nhiều nhất – Đề 13
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Học kì 2
Năm học 2022 – 2023
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 9
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 13)
Phần I (7,0 điểm):
Trong văn bản “Những ngôi sao xa xôi”, kể về một lần phá bom của Phương Định, tác giả Lê Minh Khuê có viết:
… Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhôm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ đang dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy sẽ không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đứng đàng hoàng mà bước tới.”
(Trích Ngữ văn 9, tập II, trang 117, NXB Giáo dục)
1. Nêu hoàn cảnh ra đời của văn bản “Những ngôi sao xa xôi”. (0,5 điểm)
2. Hãy ghi lại một câu văn có sử dụng thành phần biệt lập trong đoạn trích trên và gọi tên thành phần biệt lập đó. (1,0 điểm)
3. Phá bom là nhiệm vụ nguy hiểm của Phương Định và đồng đội. Theo em, điều gì khiến các nhân vật hoàn thành được nhiệm vụ đó? (1,0 điểm)
4. Em hãy viết một đoạn văn theo cách lập luận Tổng hợp – phân tích – tổng hợp (khoảng 12 câu) phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của Phương Định trong một lần phá bom. Trong đoạn có sử dụng một thành phần biệt lập và phép thế để liên kết câu trong đoạn (gạch chân và chú thích rõ). (4,0 điểm)
5. Kể tên một tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn 9 cũng ca ngợi thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ, ghi rõ tên tác giả. (0,5 điểm)
Phần II (3,0 điểm):
Trong bài thơ “Mây và sóng”. Ra-bin-dra-nát Ta-go có viết:
(..) Trong sóng có người gọi con:
“Bọn tớ ca hát từ sáng sớm đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao”.
Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”.
Họ nói: “Hãy đến rùa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi”.
Con bảo: “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”.
Thế là họ mỉm cười, nhảy múa lướt qua.
(Trích Ngữ văn 9, tập II, trang 87, NXB Giáo dục).
1. Chỉ ra một câu có sử dụng hàm ý trong đoạn trích trên và nêu cách hiểu của em về hàm ý ấy? (0,5 điểm)
2. Ngoài ý nghĩa ngợi ca tình mẫu tử, bài thơ “Mây và sóng” còn có thể cho em suy ngẫm thêm điều gì nữa? (1,0 điểm)
Bộ 15 Đề thi Ngữ văn lớp 9 Học kì 2 năm 2022 tải nhiều nhất – Đề 14
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Học kì 2
Năm học 2022 – 2023
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 9
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 14)
Câu 1 (4 điểm) Đọc văn bản sau, thực hiện các yêu cầu a) b), c)
Ở một làng nọ có những người nông dân chuyên làm nghề trồng bắp. Có một bác nông dân nhờ biết áp dụng khoa học kĩ thuật nên cuối mùa đã thu được những trái bắp tốt. Trong khi đó những người nông dân trong làng, vì không nắm được kĩ thuật nên bắp bị sâu rầy mất mùa, đói kém. Và thế là bác nông dân kia một mình một chợ tha hồ giàu to. Thế nhưng đầu mùa sau người ta lại thấy bác nông dân kia đem những hạt giống tốt tặng những người hàng xóm và lại còn vui vẻ bày cho họ cách chăm sóc ruộng bắp của mình nữa. Ngạc nhiên trước việc làm của bác, một phóng viên đã hỏi bác: “sao ông lại cho láng giềng những hạt bắp giống tốt nhất của mình như vậy, trong khi họ cũng tham gia cạnh tranh với ông ?” “Ồ ! người nông dân trả lời, anh không biết rằng những luồng gió thổi những hạt phấn hoa từ những cây bắp này sang những cây bắp khác sao? nếu láng giềng tôi trồng toàn những cây bắp kém chất lượng thì sự thụ phấn có thể khiến những cây bắp của tôi cũng sản sinh ra những trái bắp kém chất lượng. Do đó nếu muốn có những trái bắp tươi tốt, tôi phải giúp những người hàng xóm tôi có những trái bắp tươi tốt. Lý do chỉ là đơn giản vậy thôi.”
(Theo http://thanninhd.pgdchauthanh.edu.vn)
a) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản ?
b) Việc làm và câu trả lời của bác nông dân gợi cho em suy nghĩ gì?
c) Viết đoạn văn bàn luận về bài học được rút ra từ văn bản.
Câu 2 (6 điểm) Phân tích đoạn thơ sau :
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng
(Viễn Phương, Viếng lăng Bác, Theo Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục, 2005, trang 58)
Bộ 15 Đề thi Ngữ văn lớp 9 Học kì 2 năm 2022 tải nhiều nhất – Đề 15
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Học kì 2
Năm học 2022 – 2023
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 9
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 15)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, có găng tích lũy ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại.
(Ngữ văn 9, tập hai, NXBGDVN, 2014, tr.3)
Câu 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào?
A. Bàn về đọc sách
C. Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
B. Tiếng nói của văn nghệ
D. Phong cách Hồ Chí Minh
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 3. Hai câu văn sau sử dụng các phép liên kết nào?
Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại.
A. Phép lặp, phép nối
B. Phép thể, phép lặp
C. Phép nối, phép thế
D. Phép đồng nghĩa, trái nghĩa
Câu 4. Câu văn “Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn” là kiểu câu gì xét theo cấu tạo ngữ pháp?
A. Câu đơn
B. Câu ghép
C. Câu đặc biệt
D. Câu rút gọn
II. PHẦN TỰ LUẬN (8.0 điểm)
Câu 1 (3.0 điểm).
Từ nội dung đoạn trích ở phần 1, kết hợp với những hiểu biết xã hội, hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc đọc sách.
Câu 2 (5.0 điểm). Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…
(Viếng lăng Bác, Viễn Phương, Ngữ văn 9, tập hai, NXBGDVN, 2014, tr58)
…Hết…
Related posts
Tài liệu nổi bật
Categories
- Âm Nhạc – Mỹ Thuật Lớp 9 (17)
- Âm nhạc lớp 6 – KNTT (31)
- Âm Nhạc Lớp 7- CTST (23)
- Bài tập Toán 9 (8)
- Chưa phân loại (32)
- Chuyên đề Hóa học 12 (196)
- Chuyên đề Sinh học lớp 12 (61)
- Chuyên đề Toán 9 (50)
- Công Nghệ Lớp 10- CD (58)
- Công Nghệ Lớp 10- KNTT (52)
- Công nghệ Lớp 11 – KNTT (22)
- Công Nghệ Lớp 6 – CTST (15)
- Công Nghệ Lớp 6 – KNTT (16)
- Công Nghệ Lớp 7- CTST (18)
- Công Nghệ Lớp 7- KNTT (19)
- Công nghệ Lớp 8 – CD (21)
- Công nghệ Lớp 8 – CTST (18)
- Công nghệ Lớp 8 – KNTT (7)
- Công Nghệ Lớp 9 (114)
- Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn (35)
- Địa Lí Lớp 10- CD (99)
- Địa Lí Lớp 10- KNTT (77)
- Địa lí Lớp 11 – CD (31)
- Địa lí Lớp 11 – CTST (23)
- Địa lí Lớp 11 – KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 12 (134)
- Địa lí Lớp 6 – CTST (36)
- Địa lí Lớp 6 – KNTT (30)
- Địa Lí Lớp 7- CTST (22)
- Địa Lí Lớp 7- KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 9 (290)
- GDCD 12 (28)
- GDCD Lớp 6 – CTST (8)
- GDCD Lớp 6 – KNTT (12)
- GDCD Lớp 9 (94)
- Giải bài tập Địa Lí 12 (12)
- Giải bài tập SGK Toán 12 (8)
- Giải bài tập Sinh học 12 (45)
- Giải SBT Hóa học 12 (71)
- Giải vở BT Văn 9 (122)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- CTST (12)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- KNTT (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CD (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CTST (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – KNTT (10)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- CD (12)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- KNTT (12)
- Hóa Học Lớp 10- CD (30)
- Hóa Học Lớp 10- KNTT (61)
- Hoá Học Lớp 11 – CD (19)
- Hoá học Lớp 11 – CTST (19)
- Hoá học Lớp 11 – KNTT (25)
- Hóa Học Lớp 12 (130)
- Hóa Học Lớp 9 (717)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 10- KNTT (52)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- CTST (40)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- KNTT (16)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CD (19)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CTST (9)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – KNTT (18)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – CTST (46)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – KNTT (57)
- Khoa Học Tự Nhiên Lớp 7- CTST (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CD (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CTST (33)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – KNTT (37)
- Kinh Tế & Pháp Luật Lớp 10 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CTST (11)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – KNTT (11)
- Lịch Sử Lớp 10- CD (34)
- Lịch Sử Lớp 10- CTST (20)
- Lịch Sử Lớp 10- KNTT (42)
- Lịch sử Lớp 11 – CTST (13)
- Lịch sử Lớp 11 – KNTT (13)
- Lịch sử Lớp 6 – CTST (21)
- Lịch sử Lớp 6 – KNTT (22)
- Lịch Sử Lớp 7- CTST (19)
- Lịch sử lớp 7- KNTT (18)
- Lịch Sử Lớp 9 (148)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – CTST (40)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – KNTT (33)
- Lý thuyết Địa lý 12 (4)
- Lý thuyết Lịch sử lớp 9 (33)
- Lý thuyết Ngữ Văn (83)
- Lý thuyết Ngữ Văn 12 (18)
- Lý thuyết Sinh học 12 (41)
- Mở bài – Kết bài hay (55)
- Mở bài lớp 12 hay (24)
- Nghị luận xã hội (34)
- Ngữ Văn Lớp 10- CD (113)
- Ngữ Văn Lớp 10- CTST (79)
- Ngữ Văn Lớp 10- KNTT (198)
- Ngữ Văn Lớp 11 – CD (51)
- Ngữ văn Lớp 11 – CTST (89)
- Ngữ Văn Lớp 11 – KNTT (107)
- Ngữ Văn Lớp 12 (379)
- Ngữ Văn Lớp 6 – KNTT (293)
- Ngữ Văn Lớp 7- CTST (103)
- Ngữ Văn Lớp 7- KNTT (66)
- Ngữ văn Lớp 8 – CD (48)
- Ngữ văn Lớp 8 – CTST (123)
- Ngữ văn Lớp 8 – KNTT (196)
- Ngữ Văn Lớp 9 (28)
- Phân tích các tác phẩm lớp 12 (12)
- Sinh Học Lớp 10- CD (49)
- Sinh Học Lớp 10- CTST (61)
- Sinh Học Lớp 10- KNTT (71)
- Sinh Học Lớp 11 – CD (16)
- Sinh học Lớp 11 – CTST (18)
- Sinh học Lớp 11 – KNTT (18)
- Sinh Học Lớp 9 (229)
- Soạn Anh 12 mới (86)
- Soạn văn 9 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 1 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 2 (50)
- Tác giả – Tác phẩm (41)
- Tác giả – Tác phẩm Ngữ Văn 12 (13)
- Thi THPT QG môn Địa lý (12)
- Thi THPT QG môn Sinh (8)
- Tiếng Anh Lớp 10 Friends Global (57)
- Tiếng Anh Lớp 10 Global Success (604)
- Tiếng Anh Lớp 10 iLearn Smart World (98)
- Tiếng anh Lớp 11 Friends Global (171)
- Tiếng anh Lớp 11 Global Success (368)
- Tiếng anh Lớp 11 iLearn Smart World (104)
- Tiếng Anh Lớp 12 cũ (168)
- Tiếng Anh Lớp 6 Friends Plus (114)
- Tiếng Anh Lớp 6 Global Success (174)
- Tiếng Anh Lớp 7 Friends Plus (160)
- Tiếng Anh Lớp 8 Friends plus (71)
- Tiếng anh Lớp 8 Global Success (79)
- Tiếng anh Lớp 8 iLearn Smart World (40)
- Tiếng Anh Lớp 9 Mới (211)
- Tin Học Lớp 10- CD (24)
- Tin Học Lớp 10- KNTT (33)
- Tin học Lớp 11 – KNTT (21)
- Tin Học Lớp 6 – CTST (41)
- Tin Học Lớp 6- KNTT (17)
- Tin Học Lớp 7- CTST (14)
- Tin Học Lớp 7- KNTT (16)
- Tin học Lớp 8 – CD (36)
- Tin học Lớp 8 – CTST (10)
- Tin học Lớp 8 – KNTT (5)
- Tin Học Lớp 9 (21)
- Toán 10 sách Chân trời sáng tạo (42)
- Toán Lớp 1 – KNTT (1)
- Toán Lớp 10- CD (44)
- Toán Lớp 10- CTST (39)
- Toán Lớp 10- KNTT (161)
- Toán Lớp 11 – CD (19)
- Toán Lớp 11 – CTST (44)
- Toán Lớp 11 – KNTT (46)
- Toán Lớp 12 (123)
- Toán Lớp 6 – CTST (62)
- Toán Lớp 6 – KNTT (102)
- Toán Lớp 7- CTST (52)
- Toán Lớp 7- KNTT (74)
- Toán Lớp 8 – CD (23)
- Toán Lớp 8 – CTST (21)
- Toán Lớp 8 – KNTT (34)
- Toán Lớp 9 (194)
- Tóm tắt Ngữ văn (16)
- Trắc nghiệm Ngữ Văn (75)
- Trắc nghiệm Toán 9 (61)
- Trải nghiệm hướng nghiệp Lớp 11 – KNTT (8)
- Văn mẫu 12 phân tích chuyên sâu (12)
- Văn mẫu 9 (273)
- Vật Lí Lớp 10- CD (39)
- Vật Lí Lớp 10- KNTT (61)
- Vật Lí Lớp 11 – CD (18)
- Vật lí Lớp 11 – CTST (20)
- Vật lí Lớp 11 – KNTT (26)
- Vật Lý Lớp 9 (217)