Bảng hệ thống hóa các loại hợp chất vô cơ giúp các bạn học sinh nhớ lại và hệ thống hoá những tính chất hoá học của mỗi loại hợp chất vô cơ đã học trong chương trình Hóa 9. Bên cạnh đó tài liệu còn đưa ra nội dung câu hỏi bài tập, giúp bạn đọc luyện tập, nâng cao kĩ năng giải bài tập.

A. Bảng hệ thống hóa: Các loại hợp chất vô cơ

OXIT AXIT BAZƠ MUỐI
KHÁI NIỆM Là hợp chất trong đó có một nguyên tố là oxi Là hợp chất mà phân tử gồm một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với một gốc axit. Các nguyên tử hidro này có thể thay thế bởi nguyên tử kim loại Là hợp chất mà phân tử gồm một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH) Là hợp chất mà phân tử gồm một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit
CTHH TỔNG QUÁT MxOy trong đó: M là KHHH của kim loại hoặc phi kim; Hóa trị của M là 2y/x

HnR trong đó:

R là gốc axit, n là hóa trị của gốc axit

M(OH)n trong đó:

M là KHHH của kim loại; n là hóa trị của kim loại.

MxRy trong đó:

M là KHHH của kim loại R là gốc axit; x, y là các chỉ số

PHÂN LOẠI

– oxit bazơ

– oxit axit

– oxit lưỡng tính

-oxit trung tính

Theo thành phần:
– axit có oxi
– axit không có oxi

Theo tính chất:
– axit mạnh: HCl, HNO3, H2SO4
– axit yếu: H2CO3, H2S…

-Bazơ tan trong nước (kiềm): NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2

– Bazơ không tan: Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3

– Muối trung hòa: CaCO3, Na2SO4, Cu(NO2)2

– Muối axit: NaHCO3, NaHSO4, Ca(H2PO4)2

B. Nội dung chi tiết các hợp chất vô cơ

Để giúp bạn đọc hiểu chi tiết các hợp chất vô cơ. TaiLieuViet biên soạn chi tiết nội dung tài liệu:

Cách gọi tên, phân loại, tính chất hóa học của các hợp chất vô cơ tại: Các loại hợp chất vô cơ

  • Tính chất hóa học Oxit Bazơ
  • Tính chất hóa học Oxit Axit
  • Axit là gì? Tính chất hóa học của axit
  • Tính chất hóa học của Bazơ
  • Muối là gì? Tính chất hóa học của muối
  • Oxit lưỡng tính là gì? Các oxit lưỡng tính
  • Oxit trung tính là gì? Tính chất hóa học của oxit trung tính

C. Sơ đồ mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ

Mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ

Những phản ứng hóa học minh họa

(1) CuO + 2HCl → CuCl2 + H2

(2) CO2 + KOH → K2CO3 + H2O

(3) K2O + H2O → 2KOH

(4) Cu(OH)2overset{t^{circ } }{rightarrow} CuO + H2O

(5) SO2 + H2O → H2SO3

(6) Mg(OH)2 + H2SO4 → MgSO4 + H2O

(7) CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4

(8) AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3

(9) H2SO4 + ZnO → ZnSO4 + H2O

Sơ đồ tư duy hợp chất vô cơ

Sơ đồ mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ

D. Bài tập vận dụng nâng cao

1. Câu hỏi trắc nghiệm vô cơ

Câu 1. Dãy chất nào sau đây gồm các chất tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc, nóng?

A. Cu, Mg(OH)2, CuO và SO2

B. Fe, Cu(OH)2, MgO và CO2

C. Cu, NaOH, Mg(OH)2 và CaCO3

D. Cu, MgO, CaCO3 và CO2

Câu 2. Dãy nào sau đây gồm các chất tác dụng được với dung dịch NaOH?

A. CO2, HCl và CuCl2

Câu 3. Hỗn hợp gồm Cu và Al có khối lượng 10 gam tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl dư thu được 1,68 lít khí (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của Cu và Al trong hỗn hợp lần lượt là:

A. 27% và 73%

B. 86,5% và 13,5%

C. 50% và 50%

D. 75% và 25%

Câu 4. NaOH không được tạo thành trong thí nghiệm nào sau đây?

A. Cho kim loại Na tác dụng với H2O

B. Cho oxit kim loại Na2O tác dụng với H2O

C. Cho Na2O tác dụng với dung dịch HCl

D. Cho Na2SO4 tác dụng với Ba(OH)2

Câu 5. Cho các chất: SO2, NaOH, MgCO3, CaO và HCl. Số cặp chất phản ứng được với nhau là:

A. 2

B. 4

C. 3

D. 5

Câu 6. Thí nghiệm nào dưới đây không tạo ra muối

A. Cho bột CuO tác dụng với dung dịch HCl

B. Cho Fe tác dụng với dung dịch HCl

C. Cho muối NaCl tác dụng với AgNO3

D. Cho Ag tác dụng với H2SO4 loãng

Câu 7. Để phân biệt 3 chất rắn CaO, MgO, P2O5 có thể dùng thuốc thử là

A. Dung dịch NaOH

B. nước và quỳ tím

C. Dung dịch Ca(OH)2

D. Dung dịch HCl

Câu 8 Cho hỗn hợp sau: NaCl, Na2CO3 và NaOH. Để thu được muối ăn tinh khiết, từ hỗn hợp trên có thể dùng một lượng dư dung dịch chất nào sau đây?

A. BaCl2

B. HCl

C. Na2CO3

D. CaCl2

Câu 9. Hòa tan 1 gam mẫu đá vôi có thành phần chính là CaCO3 và tạp chất Fe2O3 vào 100 ml dung dịch HCl vừa đủ sinh ra 0,1792 khí (đktc). Nồng độ mol của dung dịch axit đã dùng là

A. 0,16M

B. 0,235M

C. 0,25M

D. 0,2M

Câu 10. Rót dung dịch BaCl2 dư vào cốc đựng dung dịch MgSO4. Dung dịch lượng dư các chất theo thứ tự nào sao đây để tách riêng từng muối có trong dung dịch thu được?

A. Ba(OH)2, HCl

B. Na2CO3, HCl

C. Ca(OH)2, HCl

D. H2SO4, NaOH

Câu 11. Cho 8 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe tác dụng với dung dịch HCl dư tạo thành 1,68 lít khí H2 thoát ra ở đktc . Tính % về khối lượng của từng kim loại  Cu có trong hỗn hợp?

A. 47,5%

B. 52,5%

C. 42,6%

D. 57,4%

Câu 12. Nung a mol Fe và 0,15 mol Cu trong không khí một thời gian thu được 63,2 gam hỗn hợp chất rắn. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp chất rắn trên bằng H2SO4 đặc, nóng, dư thu được dung dịch Y và 6,72 lít khí SO2 (đktc). Giá trị của a mol là

A. 0,7 mol

B. 0,3 mol

C. 0,45 mol

D. 0,8 mol

Câu 13. Khi cho từ từ dung dịch K2CO3 vào dung dịch HCl khuấy đều, hiện tượng xảy ra là

A. xuất hiện chất khí bay ra ngay khi cho K2CO3 vào

B. sau 1 thời gian thấy xuất hiện chất khí bay ra, dung dịch trong suốt

C. không có khí thoát ra

D. có khí thoát ra và xuất hiện kết tủa

Câu 14. Hòa tan hết 3,53 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Al và Fe trong dung dịch HCl thu được 2,352 lít khí hiđro (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của m là

A. 11,195.

B. 12,405.

C .7,2575.

D. 10,985.

Câu 15. Cho một lượng muối FeS2 tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng, sau khi kết thúc phản ứng, thấy còn lại một chất rắn. Chất rắn này là:

A. FeS

B. FeS2 chưa phản ứng hết

C. S

D. Fe2(SO4)3

Câu 16. Để nhận biết các dung dịch sau: H2SO4, NaOH, HCl, người ta dùng

A. quỳ tím và dung dịch Ba(OH)2.

B. quỳ tím và dung dịch KOH.

C. phenolphtalein.

D. phenolphtalein và dung dịch NaCl.

Câu 17. Có những bazơ sau: NaOH, Cu(OH)2, Ba(OH)2, Al(OH)3, Fe(OH)2. Những bazo bị nhiệt phân hủy là:

A. NaOH, Cu(OH)2, Ba(OH)2.

B. NaOH, Cu(OH)2, Fe(OH)2.

C. NaOH, Al(OH)3, Fe(OH)2.

D. Cu(OH)2, Al(OH)3, Fe(OH)2.

Câu 18. Từ những chất có sẵn là K2O, BaO, MgO, CuO, Fe2O3, Li2O và H2O, có thể điều chế được bao nhiêu dung dịch bazơ?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 19.

Câu 20. 

2. Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

1 C 2 A 3 B 4 C 5 D
6 D 7 B 8 B 9 B 10 A
11 A 12 A 13 A 14 D 15 C
16 A 17 D 18 C

Câu 7. 

Thử với lượng nhỏ mỗi chất.

Cho nước vào các chất rắn, quan sát sau đó cho thêm quỳ tím:

Không tan  → MgO

+ Tan, tạo thành dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ → P2O5

P2O5 + 3H2O →  2H3PO4

+ Tan, tạo thành dung dịch làm quỳ tím hóa xanh  → CaO

CaO + H2O → Ca(OH)2

Câu 11. 

Vì Cu đứng sau H trong dãy các kim loại nên Cu không phản ứng với HCl.

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

0,075 mol

Theo phản ứng trên,nFe = nH2 = 0,075 mol.

Suy ra khối lượng Fe = 56.0,075 = 4,2 g.

Khối lượng Cu = 8 – 4,2 = 3,8 g.

Từ đó, %Fe = 4,2.100/8 = 52,5%; %Cu = 100 – 52,5 = 47,5%

Câu 12. 

Xem hỗn hợp chất rắn là hỗn hợp của x mol Fe, 0,15 mol Cu và y mol O.

Ta có: mhh = 56x + 64.0,15 + 16y = 63,2 (1)

Bảo toàn e :

3.nFe + 2.nCu = 2.nO + 2.nSO2

=> 3x + 0,3 = 0,6 + 2y => 3x − 2y = 0,3 (2)

Giải hệ (1) và (2) => x = 0,7 mol, y = 0,9 mol

Câu 14. 

nH2 = 2,352/22,4 = 0,105(mol)

Phương trình tổng quát: Kim loại + HCl → Muối + H2

Bảo toàn nguyên tố H → nHCl = 2nH2 = 2.0,105 = 0,21 (mol)

Bảo toàn khối lượng

→mmuoi = mX + mHCl − mH2 =3,53 + 0,21.36,5 − 0,105.2 = 10,985 (g)

Câu 16. 

Để có thể nhận biết được 3 dung dịch trên ta sử dụng quỳ tím:

Chia được thành 2 nhóm:

Nhóm 1: NaOH làm quỳ chuyển màu xanh

Nhóm 2: H2SO4, HCl làm quỳ chuyển màu đỏ

Dùng Ba(OH)2 nhận biết 2 dung dịch axit nhóm 2

Xuất hiệnkết tủa trắng thì dung dịch axit ban đầu là H2SO4

H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 +2HCl

Không có hiện tượng gì thì là axit HCl

Câu 18. Các oxit bazơ tan trong nước tạo thành dung dịch bazơ

K2O + H2O → 2KOH

BaO + H2O → Ba(OH)2

Li2O + H2O → 2LiOH

……………………….

>> Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan:

  • Hóa học 9 Bài 12: Mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ
  • Giải bài tập trang 41 SGK Hóa lớp 9: Mối quan hệ giữa các loại chất vô cơ

Hi vọng tài liệu này giúp các bạn tự học tốt, chuẩn bị cho các bài thi giữa kì, cuối kì, thi vào lớp 10. Mời các bạn cùng tham khảo.

Trên đây TaiLieuViet đã đưa tới các bạn bộ tài liệu rất hữu ích Hóa học 9 Bài 12: Mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ. Để có kết quả cao hơn trong học tập, TaiLieuViet xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 9, Chuyên đề Vật Lí 9, Lý thuyết Sinh học 9, Giải bài tập Hóa học 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà TaiLieuViet tổng hợp và đăng tải.