Mục Lục
ToggleEm hãy nêu suy nghĩ về hiện tượng lạm dụng Internet của học sinh, sinh viên thời nay
Với đề bài “In-ter-net rất tiện ích trong cuộc sống hiện nay. Nhưng có một hiện tượng phổ biến trong giới học sinh là bỏ bê việc học tập, mất quá nhiều thời gian vào những quán internet để Chat. Em hãy nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng này” là một trong những bài văn mẫu tiêu biểu để các bạn học sinh lớp 9 tham khảo. Bài văn mẫu viết bài tập làm văn số 5 lớp 9 này với những suy nghĩ của em về sự lạm dụng công nghệ thông tin của học sinh, sinh viên. Mời các bạn học sinh lớp 9 tham khảo.
- Bài văn mẫu lớp 9 số 5 đề 1: Hãy nêu suy nghĩ của em về Bác Hồ kính yêu
- Bài văn mẫu lớp 9 số 5 đề 2: Lấy nhan đề “Những người không chịu thua số phận”, em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của mình về những con người ấy
- Bài văn mẫu lớp 9 số 5 đề 3: Hãy nêu suy nghĩ của em về hiện tượng Việt Nam đạt được nhiều thành tích cao trong các cuộc thi quốc tế
- Bài văn mẫu lớp 9 số 5 đề 4: Hãy nêu suy nghĩ của em về hiện tượng vứt rác thải ra nơi công cộng
Đề bài: In-te-net rất tiện ích trong cuộc sống hiện nay. Nhưng có một hiện tượng phổ biến trong giới học sinh là bỏ bê việc học tập, mất quá nhiều thời gian vào những quán In-te-net để Chat. Em hãy nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng này.
Bài văn mẫu lớp 9 số 5 đề 5 mẫu 1
Sinh động, mới mẻ và hấp dẫn… đó là những gì mà công nghệ thông tin, công nghệ kĩ thuật số đã mang đến cho đời sống con người. Nhưng bên cạnh đó, không ít những thành quả của khoa học kĩ thuật đang bị lạm dụng gây ra những hiện tượng “nghiện” đầy nguy hiểm. Hiện tượng nhiều học sinh, sinh viên hiện nay “nghiện” internet cũng là một trong số những trường hợp đó.
Về bản chất, chúng ta không thể phủ nhận những tác dụng to lớn của internet. Intenet là một phương tiện thông tin vô cùng hữu ích. Sử dụng internet, chúng ta có thể nắm bắt nhanh chóng, cập nhật, sinh động nhiều thông tin mới nhất về các lĩnh vực mình yêu thích…
Mặt khác, internet cũng là phương tiên thông tin liên lạc tiện lợi: chỉ bằng một số tiền nhỏ chúng ta có thể trao đổi thông tin trực tiếp với bạn bè, người thân (qua Yahoo), nhìn rõ nhau (qua Webcam),… bất kể là xa nhau nửa vòng Trái Đất… Tuy nhiên, cũng giống như các thành tựu khoa học kĩ thuật khác, ở nhiều bạn trẻ, internet đang bị lạn dụng và gây ra nhiều tác hại.
Số bạn trẻ biết sử dụng những tính năng của chúng sao cho hiệu quả nhất cũng chỉ chiếm thiểu số. Đến với “quán nét”, một cảnh tượng không thể nào khác được là những gương mặt trẻ tuổi đang căng thẳng, hồi hộp với bao trò game online, có thể kể đến vô số trò chơi đang hot như: Gunny, Zing farm, MU, đế chế…. và các trò chơi trên mạng xã hội khác.
Có những bạn ngồi lì trước máy quên cả ăn uống, ngủ nghỉ, nói chi đến việc học hành. Lại có cả những bậc phụ huynh không thấy con về nhà, đã tốn bao công sức “truy lùng” rồi bất ngờ phát hiện cậu ấm “mai danh ẩn tích” ở một quán “nét” và đang hào hứng với trò chơi điện tử.
Không chỉ vậy, “ôm ấp” chiếc máy tính và mạng internet còn có những “đệ tử” trung thành của Yahoo. Họ lạm dụng chức năng của hệ điều hành này để ngày đêm chát chít với bạn bè, dĩ nhiên, câu chuyện của họ đơn giản chỉ là: “ăn cơm chưa? ăn rồi à? đang làm gì đấy?” rất vui vẻ.
Nhưng điều nguy hiểm nhất qua đây, nhiều bạn trẻ có thể “kết bạn” dễ dàng, yêu nhau dễ dàng và mắc bẫy cũng dễ dàng. Hàng trăm chuyện bị “lừa tình”, “lừa tiền” qua Yahoo không còn là chuyện lạ. Đó là những lời cảnh tình nghiêm khắc đối với những ai còn mù quáng với những lời tán gẫu qua một kênh ảo như vậy.
Có những bạn đến với intenet chỉ đơn thuần là để tải nhạc và “down” ảnh. Những đối tượng như vậy tưởng chừng như vô hại nhưng kì thực trong hành động của họ lại tiềm ẩn những hiểm họa rất lớn. Chưa kể đến việc mất thời gian, tiền bạc và sức lực. Hãy xem đến những loại nhạc và loại ảnh họ tải về: “Em yêu! Nhớ anh không? Nhớ à? Đang làm gì đấy?”… những tấm ảnh ngoài luồng, những đoạn “clip” đen,… Chẳng phải chúng đang tiềm ẩn những hiểm họa làm suy thoái cả một thế hệ người hay sao? Giới trẻ sẽ yêu như thế nào? Sống như thế nào khi lớn lên trong một môi trường những ngôn từ nhạt nhẽo, thậm chí ngớ ngẩn, những tấm ảnh nhơ nhớp, nhầy nhụa như vậy?
Việc nghiện internet đang lấy đi sức lực, thời gian và trước hết là sự vô tư, trong sáng của tuổi trẻ. Sa vào những hoạt động như vậy, một điều dễ hiểu là những bạn trẻ ấy không có thời gian cho việc học hành, cho những hoạt động ngoại khóa bổ ích, hiển nhiên là không có cả thời gian cho gia đình, người thân. Vậy rồi tương lai những người bạn ấy sẽ ra sao?
Internet là những phát minh hữu ích cho con người nhưng nếu không biết sử dụng đúng cách thì chúng sẽ gây tác hại vô cùng to lớn. “Nghiện” internet là biểu hiện tiêu cực khi sử dụng những thành tựu khao học kĩ thuật này. Tuổi trẻ ta – thế hệ tiên phong trong nhiều lĩnh vực khoa học công nghệ – không thể là những con nghiện, là những nô lệ cho internet hay bất kì phương tiện máy móc nào khác. Các bạn trẻ, chúng ta hãy là những chủ nhân thông minh của những thành quả khoa học kĩ thuật.
Bài văn mẫu lớp 9 số 5 đề 5: Em hãy nêu suy nghĩ về hiện tượng lạm dụng Internet của học sinh, sinh viên thời nay mẫu 2
Trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, thì internet dường như là một thứ không thể thiếu. Nhưng việc lạm dụng internet quá mức đã trở thành một mặt tiêu cực của internet.
Internet là một phương tiện tuyệt vời. Nó là một thành tựu khoa học công nghệ hữu ích đối với con người. Internet có rất nhiều mặt tích cực. ví dụ như nó là một công cụ để con người cập nhật tin tức, thông tin liên quan đến công việc cũng như cuộc sống của họ. Không chỉ là cập nhật thông tin mà nhờ có internet con người có thể liên lạc với nhau mà không cần lo ngại khoảng cách cũng như điều kiện khí hậu. Mọi người có thể nhìn thấy nhau, nói chuyện, chia sẻ với nhau mà không cần lo lắng những điều kiện khách quan không cho phép. Internet còn rất nhiều điểm mạnh. Tuy nhiên cũng chính vì những điểm mạnh ấy mà đã dẫn đến hiện tượng nghiện internet đặc biệt là trong giới trẻ. Nghiện internet là hiện tượng con người dành qua nhiều thời gian sử dụng internet. Nghiêm trọng hơn, họ còn coi internet là thứ không thể thiếu, là quan trọng nhất hơn cả những nhu cầu sinh hoạt hàng ngày như ăn, ngủ, nghỉ,… Tại sao nghiện internet lại là một hiện tượng xấu? Một ngày mỗi người có 24 giờ để làm việc và sinh hoạt. Nhưng 24 giờ đó, chúng ta đã mất 12 giờ để ăn, ngủ, sinh hoạt. Còn 12 giờ còn lại để làm việc. Tuy nhiên nếu bạn nghiện internet thì thời gian bạn làm việc thực sự rất ít có thể là bằng 0. Điều đáng nói là đa số người nghiện internet là học sinh sinh viên. Thời gian học tập ở trường thường là cả ngày rồi, vì vậy nếu nghiện, họ sẽ không có thời gian để tập trung vào việc học của mình. Ai cũng biết chỉ học ở trường thôi thì không đủ để bạn lĩnh hội kiến thức một cách đầy đủ.
Theo một nghiên cứu cho rằng, việc học trên lớp chỉ có thể giúp học sinh tiếp thu được tối đa 5% kiến thức, còn lại là nhờ vào việc học tập ở nhà. Nếu nghiện internet, tôi dám chắc bạn sẽ không bao giờ có thể học tốt được. Không chỉ ảnh hưởng lớn đến việc học, nghiện internet còn có hại cho sức khỏe của người sử dụng. Dành quá nhiều thời gian cho việc ngồi trước màn hình máy tính không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng. Theo một nghiên cứu cho rằng 45% stress là do ngồi trước màn hình máy tính quá lâu. Không chỉ bị căng thẳng, người dùng còn có một số triệu chứng khác như trầm cảm, tự kỷ… Không chỉ thế một số bệnh lý khác cũng có thể xảy ra. Sức khỏe của người nghiện internet sẽ bị đe dọa nếu tình trạng này diễn ra quá lâu mà không có sự biến chuyển. Ngoài sức khỏe, học tập, công việc, nghiện internet còn ảnh hưởng đến kinh tế của bạn. Số tiền bạn phải bỏ ra để phục vụ cho nhu cầu sử dụng internet của mình không phải là nhỏ. Kéo dài sẽ khiến kinh tế bị kiệt quệ một cách nhanh chóng. Bản thân internet không hề gây nghiện mà là những ứng dụng của nó. Như những trò chơi giải trí, trang mạng xã hội. Việc bỏ ra hàng giờ để lướt facebook, zalo, instagram… là điều thường thấy trong giới trẻ. Việc đắm chìm trong các trang mạng xã hội dẫn tới cụm từ rất quen thuộc: “sống ảo”. Vâng, chắc hẳn ai cũng biết cụm từ này. Căn bệnh này đã được đề cập bởi không ít bài báo cũng như truyền hình. căn bệnh sống ảo đang trở thành thực trạng lớn của giới trẻ hiện nay. Việc lạm dụng internet đã trở thành mối nguy hiểm lớn đối với xã hội. Không chỉ trong bộ phận giới trẻ mà những ngời lớn tuổi hơn cũng xảy ra hiện tượng này. Nhưng giới trẻ là một lực lượng lao động mới sau này, là bộ phận quyết định phần lớn tới sự phát triển của đất nước sau này. Chính vì vậy, nghiện internet thực sự là một vấn đề đáng được quan tâm, và việc giảm thiểu tình trạng này cũng là cấp thiết. Trước hết để nghiện internet được giảm thiểu thì ý thức của giới trẻ về vấn đề này phải được nâng cao. Giới trẻ phải hiểu được thế nào là đủ với inernet, và sử dụng như thế nào là hợp lý. Có được như vậy, những tích cực, lợi ích mà internet đem lại mới được khai thác một cách tốt nhất. Bởi internet nếu sử dụng đúng cách, nó sẽ là công cụ hỗ trợ con người phát triển không chỉ trong công việc mà còn là đời sống tinh thần. Để làm được điều đó, việc giáo duc và tuyên truyền về sử dụng internet không bao giờ là thừa thãi. Không chỉ nhà trường mà gia đình cũng cần có những biện pháp phù hợp để giáo dục thế hệ trẻ. Ý thức tự giác sẽ được hình thành nếu ta biết cách gây dựng nó.Chính vì thế mà những yếu tố khách quan tác động luôn là cần thiết. Những quán nét, quán game cần phải được quản ký chặt chẽ theo qui định của pháp luật. Chúng ta cần thắt chặt quản lý và nghiêm túc hơn trong vấn đề này. Bởi lẽ nếu chỉ từ phía chủ quan là ý thức của người dùng thì việc hạn chế, đẩy lùi tình trạng nghiện internet thực sự quá khó khăn. Những thói xấu rất dễ nhiễm vào tâm trí của con người nhưng ngược lại thói quen tốt, tích cực thì cần thời gian, cần quá trình rèn luyện. Cho nên để đạt được kết quả cao nhất, cần phải có sự kết hợp, phối hợp giữa các bên trong vấn đề này.
Internet không phải là xấu. Nó xấu bởi cách con người sử dụng và khai thác nó. Hãy để nó trở nên tích cực trong mắt mọi người. Giới trẻ hãy thức tỉnh, bớt sống ảo. Hãy rèn luyện cho tương lai sắp tới của bạn. Đừng đắm chìm mãi vào thế giới game, trang mạng xã hội, hãy biết lo cho cuộc sống của bản thân mình. Không đoạn đường nào dẫn tới thành công mà ngọt bùi trong nhung lụa. Cũng không có đoạn đường nào quá gập ghềnh không thể vượt qua. Điều quan trọng là ý chí của bạn, niềm tin của bạn. Đừng để niềm tin chết yểu để đổi lấy những tháng ngày đắm chìm trong những thứ không đáng.
………………………………..
: Bản đầy đủ Soạn bài lớp 9: Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
Soạn Văn 9: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
Ngoài ra các bạn tham khảo thêm tài liệu lớp 9 đầy đủ các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh… mà chúng tôi sưu tầm, chọn lọc bám sát với chương trình học lớp 9 hơn. Hy vọng rằng tài liệu lớp 9 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới
Related posts
Tài liệu nổi bật
Categories
- Âm Nhạc – Mỹ Thuật Lớp 9 (17)
- Âm nhạc lớp 6 – KNTT (31)
- Âm Nhạc Lớp 7- CTST (23)
- Bài tập Toán 9 (8)
- Chưa phân loại (32)
- Chuyên đề Hóa học 12 (196)
- Chuyên đề Sinh học lớp 12 (61)
- Chuyên đề Toán 9 (50)
- Công Nghệ Lớp 10- CD (58)
- Công Nghệ Lớp 10- KNTT (52)
- Công nghệ Lớp 11 – KNTT (22)
- Công Nghệ Lớp 6 – CTST (15)
- Công Nghệ Lớp 6 – KNTT (16)
- Công Nghệ Lớp 7- CTST (18)
- Công Nghệ Lớp 7- KNTT (19)
- Công nghệ Lớp 8 – CD (21)
- Công nghệ Lớp 8 – CTST (18)
- Công nghệ Lớp 8 – KNTT (7)
- Công Nghệ Lớp 9 (114)
- Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn (35)
- Địa Lí Lớp 10- CD (99)
- Địa Lí Lớp 10- KNTT (77)
- Địa lí Lớp 11 – CD (31)
- Địa lí Lớp 11 – CTST (23)
- Địa lí Lớp 11 – KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 12 (134)
- Địa lí Lớp 6 – CTST (36)
- Địa lí Lớp 6 – KNTT (30)
- Địa Lí Lớp 7- CTST (22)
- Địa Lí Lớp 7- KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 9 (290)
- GDCD 12 (28)
- GDCD Lớp 6 – CTST (8)
- GDCD Lớp 6 – KNTT (12)
- GDCD Lớp 9 (94)
- Giải bài tập Địa Lí 12 (12)
- Giải bài tập SGK Toán 12 (8)
- Giải bài tập Sinh học 12 (45)
- Giải SBT Hóa học 12 (71)
- Giải vở BT Văn 9 (122)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- CTST (12)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- KNTT (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CD (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CTST (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – KNTT (10)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- CD (12)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- KNTT (12)
- Hóa Học Lớp 10- CD (30)
- Hóa Học Lớp 10- KNTT (61)
- Hoá Học Lớp 11 – CD (19)
- Hoá học Lớp 11 – CTST (19)
- Hoá học Lớp 11 – KNTT (25)
- Hóa Học Lớp 12 (130)
- Hóa Học Lớp 9 (717)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 10- KNTT (52)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- CTST (40)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- KNTT (16)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CD (19)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CTST (9)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – KNTT (18)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – CTST (46)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – KNTT (57)
- Khoa Học Tự Nhiên Lớp 7- CTST (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CD (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CTST (33)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – KNTT (37)
- Kinh Tế & Pháp Luật Lớp 10 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CTST (11)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – KNTT (11)
- Lịch Sử Lớp 10- CD (34)
- Lịch Sử Lớp 10- CTST (20)
- Lịch Sử Lớp 10- KNTT (42)
- Lịch sử Lớp 11 – CTST (13)
- Lịch sử Lớp 11 – KNTT (13)
- Lịch sử Lớp 6 – CTST (21)
- Lịch sử Lớp 6 – KNTT (22)
- Lịch Sử Lớp 7- CTST (19)
- Lịch sử lớp 7- KNTT (18)
- Lịch Sử Lớp 9 (148)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – CTST (40)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – KNTT (33)
- Lý thuyết Địa lý 12 (4)
- Lý thuyết Lịch sử lớp 9 (33)
- Lý thuyết Ngữ Văn (83)
- Lý thuyết Ngữ Văn 12 (18)
- Lý thuyết Sinh học 12 (41)
- Mở bài – Kết bài hay (55)
- Mở bài lớp 12 hay (24)
- Nghị luận xã hội (34)
- Ngữ Văn Lớp 10- CD (113)
- Ngữ Văn Lớp 10- CTST (79)
- Ngữ Văn Lớp 10- KNTT (198)
- Ngữ Văn Lớp 11 – CD (51)
- Ngữ văn Lớp 11 – CTST (89)
- Ngữ Văn Lớp 11 – KNTT (107)
- Ngữ Văn Lớp 12 (379)
- Ngữ Văn Lớp 6 – KNTT (293)
- Ngữ Văn Lớp 7- CTST (103)
- Ngữ Văn Lớp 7- KNTT (66)
- Ngữ văn Lớp 8 – CD (48)
- Ngữ văn Lớp 8 – CTST (123)
- Ngữ văn Lớp 8 – KNTT (196)
- Ngữ Văn Lớp 9 (28)
- Phân tích các tác phẩm lớp 12 (12)
- Sinh Học Lớp 10- CD (49)
- Sinh Học Lớp 10- CTST (61)
- Sinh Học Lớp 10- KNTT (71)
- Sinh Học Lớp 11 – CD (16)
- Sinh học Lớp 11 – CTST (18)
- Sinh học Lớp 11 – KNTT (18)
- Sinh Học Lớp 9 (229)
- Soạn Anh 12 mới (86)
- Soạn văn 9 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 1 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 2 (50)
- Tác giả – Tác phẩm (41)
- Tác giả – Tác phẩm Ngữ Văn 12 (13)
- Thi THPT QG môn Địa lý (12)
- Thi THPT QG môn Sinh (8)
- Tiếng Anh Lớp 10 Friends Global (57)
- Tiếng Anh Lớp 10 Global Success (604)
- Tiếng Anh Lớp 10 iLearn Smart World (98)
- Tiếng anh Lớp 11 Friends Global (171)
- Tiếng anh Lớp 11 Global Success (368)
- Tiếng anh Lớp 11 iLearn Smart World (104)
- Tiếng Anh Lớp 12 cũ (168)
- Tiếng Anh Lớp 6 Friends Plus (114)
- Tiếng Anh Lớp 6 Global Success (174)
- Tiếng Anh Lớp 7 Friends Plus (160)
- Tiếng Anh Lớp 8 Friends plus (71)
- Tiếng anh Lớp 8 Global Success (79)
- Tiếng anh Lớp 8 iLearn Smart World (40)
- Tiếng Anh Lớp 9 Mới (211)
- Tin Học Lớp 10- CD (24)
- Tin Học Lớp 10- KNTT (33)
- Tin học Lớp 11 – KNTT (21)
- Tin Học Lớp 6 – CTST (41)
- Tin Học Lớp 6- KNTT (17)
- Tin Học Lớp 7- CTST (14)
- Tin Học Lớp 7- KNTT (16)
- Tin học Lớp 8 – CD (36)
- Tin học Lớp 8 – CTST (10)
- Tin học Lớp 8 – KNTT (5)
- Tin Học Lớp 9 (21)
- Toán 10 sách Chân trời sáng tạo (42)
- Toán Lớp 1 – KNTT (1)
- Toán Lớp 10- CD (44)
- Toán Lớp 10- CTST (39)
- Toán Lớp 10- KNTT (161)
- Toán Lớp 11 – CD (19)
- Toán Lớp 11 – CTST (44)
- Toán Lớp 11 – KNTT (46)
- Toán Lớp 12 (123)
- Toán Lớp 6 – CTST (62)
- Toán Lớp 6 – KNTT (102)
- Toán Lớp 7- CTST (52)
- Toán Lớp 7- KNTT (74)
- Toán Lớp 8 – CD (23)
- Toán Lớp 8 – CTST (21)
- Toán Lớp 8 – KNTT (34)
- Toán Lớp 9 (194)
- Tóm tắt Ngữ văn (16)
- Trắc nghiệm Ngữ Văn (75)
- Trắc nghiệm Toán 9 (61)
- Trải nghiệm hướng nghiệp Lớp 11 – KNTT (8)
- Văn mẫu 12 phân tích chuyên sâu (12)
- Văn mẫu 9 (273)
- Vật Lí Lớp 10- CD (39)
- Vật Lí Lớp 10- KNTT (61)
- Vật Lí Lớp 11 – CD (18)
- Vật lí Lớp 11 – CTST (20)
- Vật lí Lớp 11 – KNTT (26)
- Vật Lý Lớp 9 (217)