Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Ngữ văn 9: Bài thơ về tiểu đội xe không kính được TaiLieuViet sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 9. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu dưới đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

I.  Tìm hiểu chung tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính

1. Khái quát về tác giả Phạm Tiến Duật

– Phạm Tiến Duật (14/1/1941 – 4/12/2007).

– Quê quán: huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.

– Cuộc đời:

+ Ông gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn.

+ Là nhà thơ xuất sắc trong nền văn học Việt Nam hiện đại.

+ Thơ của ông tập trung thể hiện hình ảnh của thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ qua hình tượng người lính và cô thanh niên xung phong.

+ Thơ mang giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc.

2. Khái quát về Bài thơ về tiểu đội xe không kính

a. Hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ sáng tác năm 1969 trên tuyến đường Trường Sơn, trong thời kì kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt. Bài thơ thuộc chùm thơ được tặng giải Nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1969, in trong tập “Vầng trăng quầng lửa”

b. Bố cục

– Đoạn 1 (Khổ 1+2): Tư thế thế ung dung hiên ngang của người lính lái xe không kính

– Đoạn 2 (Khổ 3+4): Tinh thần dũng cảm bất chấp khó khăn gian khổ và tinh thần lạc quan, sôi nổi của người lính

– Đoạn 3 (Khổ 5+6): Tinh thần đồng chí đồng đội thắm thiết của người lính lái xe

– Đoạn 4 (Khổ 7): Lòng yêu nước và ý chí chiến đấu vì miền Nam

c. Ý nghĩa nhan đề Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Xe không kính tức là xe hỏng, không có kính, không hoàn hảo, là những chiếc xe không đẹp, không đảm bảo tiêu chí an toàn cho người sử dụng. Hình ảnh “xe không kính” là hình ảnh trung tâm xuyên suốt cả bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, một phát hiện thú vị thể hiện sự am hiểu, gắn bó với đời sống chiến tranh của tác giả

→ Tác giả đã tìm thấy, phát hiện, khẳng định cái chất thơ, cái đẹp nằm ngay trong hiện thực đời sống bình thường nhất, thậm chí trần trụi, khốc liệt nhất, ngay cả trong sự tàn phá dữ dội, ác liệt của chiến tranh.

→ Cách đặt nhan đề tự nhiên thể hiện sâu sắc phong cách thơ Phạm Tiến Duật: tinh nghịch, sôi nổi, tràn đầy niềm tin vào cuộc sống và chiến đấu.

d. Giá trị nội dung

Bài thơ khắc họa nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính qua đó làm nổi bật hình ảnh những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt, họ ung dung hiên ngang, dũng cảm lạc quan có tinh thần đồng chí đồng đội và một ý chí chiến đấu giải phóng Miền Nam.

e. Giá trị nghệ thuật

Bài thơ kết hợp thể thơ bảy chữ và tám chữ một cách tự nhiên. Đặc biệt nhất là có chất liệu hiện thực vô cùng sinh động của chiến trường, những hình ảnh sáng tạo rất đời thường. Ngôn ngữ và giọng điệu thơ giàu tính khẩu ngữ, ngang tàn và khỏe khoắn

II.  Đọc hiểu văn bản Bài thơ về tiểu đội xe không kính

1. Nhan đề bài thơ và hình ảnh những chiếc xe không kính

– Hai chữ “Bài thơ” nói lên cách khai thác hiện thực.

– Bài thơ không phải là một bài viết về những chiếc xe không kính mà là một bài thơ, tác giả muốn thể hiện chất thơ về một hiện thực khốc liệt của chiến tranh chống Mĩ.

→ Do chiến tranh làm cho chiếc xe không có kính, không có mui xe, thùng xe xước,… làm cho chiếc xe bị biến dạng.

– Hình ảnh xe không có kính không hiếm trong chiến tranh nhưng phải có hồn thơ nhạy cảm mới nhận ra được vẻ khác lạ của nó.

⇒ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” thể hiện chất thơ vút cao lên từ trong cuộc sống chiến đấu gian khổ thể hiện bởi những dấu tích trên những chiếc xe không kính, không mui, không thùng.

2. Hình ảnh những chiến sĩ lái xe hiện lên với những phẩm chất cao đẹp

Tư thế hiên ngang “ung dung, nhìn đất, nhìn trời

Nhìn thấy gió xoa vào mắt đắng,

Như sa như ùa vào buồng lái

– Điệp từ, so sánh.

→ Người lái xe tiếp xúc trực tiếp với thế giới bên ngoài, họ cảm nhận được những cảm giác, từng vẻ đẹp của thiên nhiên ùa vào trong buồng lái. Đó là cảm giác mạnh đột ngột khi xe chạy nhanh trên đường bằng, khi trời tối thì trước mắt là sao trời.

Không có kính ừ thì có bụi,

Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc.

Không có kính ừ thì ướt áo,

Chưa cần thay lái trăm cây số nữa.

– Cấu trúc câu thơ được lặp lại.

→ Thái độ ngang tàng, bất chấp khó khăn, hiểm nguy. Tác phong sống nhanh nhẹn, hoạt bát, sôi nổi, tinh nghịch, ấm áp tình đồng đội.

– Khẳng định quyết tâm giải phóng Miền Nam không lay chuyển, tình yêu Miền Nam là sức mạnh vô song.

– Hình ảnh người chiến sĩ lái xe trẻ trung tinh nghịch, ngang tàng mà kiên định, lạc quan, yêu đời.

⇒ Khí thế quyết tâm giải phóng miền Nam của toàn dân toàn quân ta, khẳng định con người mạnh hơn sắt thép. Lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, của những người con đã dâng trọn đời mình cho Tổ quốc.

* Tổng kết

Nội dung: Bài thơ ca ngợi sự dũng cảm, hiên ngang, tràn đầy niềm tin chiến thắng của người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong thời kì chống Mĩ xâm lược.

Nghệ thuật

– Hình ảnh đậm chất hiện thực lựa chọn chi tiết độc đáo, có tính phát hiện.

– Sử dụng ngôn ngữ của đời sống, tạo nhịp điệu linh hoạt thể hiện giọng điệu ngang tàng, trẻ trung, tinh nghịch.

III. Bài tập minh họa Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Phân tích “Bài thơ Tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật

1/ Mở bài

– Hoàn cảnh sáng tác: năm 1969, trong cuộc chiến đấu gian khổ của những chiến sĩ lái xe đường Trường Sơn thời chống Mỹ.

– Bài thơ hay trong chùm thơ đạt giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1969 – 1970, tiêu biểu cho phong cách thơ Phạm Tiến Duật.

2/ Thân bài

– Từ hình ảnh những chiếc xe không kính độc đáo, bài thơ khắc họa vẻ đẹp hình ảnh, tính cách dũng cảm, lạc quan, yêu nước, giàu tình đồng chí đồng đội của những người chiến sĩ lái xe.

– Trên những chiếc xe bị bom đạn ác liệt của kẻ thù tàn phá, không còn kính chắn gió, không mui không đèn, thùng xe bị xước,… các chiến sĩ lái xe vẫn hiên ngang, bất chấp gian khổ hy sinh, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

– Bút pháp hiện thực, tả thực không cường điệu không mỹ lệ hóa. Ngôn ngữ thơ mộc mạc như lời nói hàng ngày, như văn xuôi, nhưng giàu nghệ thuật, nhịp điệu, nhạc điệu linh hoạt.

– Giọng điệu sôi nổi, tinh nghịch, vui tươi, có chút ngang tàng của chất lính.

– Lời thơ giàu suy tưởng, câu thơ cuối tỏa sáng chủ đề, đặc sắc với nhãn tự trái tim.

– Bài thơ đã khắc họa chân thực, sinh động hình ảnh những người chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan dũng cảm bất chấp không khỏi hiểm nguy và lòng yêu nước, yêu tổ quốc.

3/ Kết bài

– Bài thơ tái hiện hành trình gian khổ nhưng rất anh hùng của các chiến sĩ vận tải đoàn 559 trên tuyến lửa Trường Sơn những năm chống Mỹ.

– Kết hợp giữa hiện thực hào hùng với cảm hứng lãng mạn cách mạng, âm hưởng sử thi chặng đường 30 năm chống xâm lược của dân tộc 1945 – 1975.

—————————————

Với nội dung bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về hoàn cảnh sáng tác, giá trị nghệ thuật và nhân đạo của bài thơ Ánh trăng do Nguyễn Duy sáng tác…

Trên đây TaiLieuViet đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn 9: Bài thơ về tiểu đội xe không kính cho các bạn tham khảo. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 9, Soạn văn 9, Tác giả – Tác phẩm Ngữ văn 9, Giải VBT Ngữ văn 9, soạn bài lớp 9.