Bài tập về nhôm và hợp chất của nhôm

Những bài tập về nhôm và hợp chất của nhôm thường phức tạp vì chúng có thể tác dụng được đồng thời với cả axit và bazơ (lưỡng tính). Vì vậy, để giúp các bạn học sinh giải những bài tập dạng này dễ dàng hơn, TaiLieuViet.vn xin giới thiệu tài liệu “Bài tập về nhôm và hợp chất của nhôm”. Hy vọng tài liệu này sẽ có ích cho các bạn trong quá trình học tập và thi cử.

Bài tập về sắt và hợp chất của sắt

Bài tập về đồng và hợp chất của đồng

Crôm và hợp chất của crôm

A. KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI BAZƠ VÀ BÀI TOÁN LƯỠNG TÍNH:

Cần chú ý đến 2 kim loại sau: Al, Zn. Phương trình phản ứng khi tác dụng với bazơ:

Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + H2

Zn + 2NaOH → Na2ZnO2 + H2

Hoặc có thể viết phương trình như sau:

Al + NaOH + 3H2O → Na[Al(OH)4] + H2

Zn + 2NaOH + 2H2O → Na [Zn(OH)4] + H2

Tuy nhiên:Viết theo cách nào thì ;

– Oxit của 2 kim loại này đóng vai trò là oxit axit và tác dụng với bazơ như sau:

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

ZnO + 2NaOH → Na2ZnO2 + H2O

– Hidroxit (bazơ) của 2 kim loại này đóng vai trò là axit và tác dụng với bazơ như sau:

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

Zn(OH)2 + 2NaOH → Na2ZnO2 + 2H2O

– Kết tủa Al(OH)3 tan trong dung dịch kiềm mạnh và axit nhưng không tan trong dung dịch kiềm yếu như dung dịch NH3. Kết tủa Zn(OH)2 tan lại trong dung dịch NH3 do tạo phức chất tan.

Ví dụ: Al2(SO4)3 + 6NH3 + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3(NH4)2SO4

– Do đó khi cho muối của một kim loại có hidroxit lưỡng tính (muối của Al hoặc Zn) tác dụng với dung dịch kiềm, lượng kết tủa sẽ được tạo thành theo 2 hướng:

+ Lượng kiềm dùng thiếu hoặc vừa đủ nên chỉ có một phần muối đã phản ứng. Nghĩa là có sự tạo kết tủa Al(OH)3, HOẶC Zn(OH)2 nhưng kết tủa không bị tan lại.

+ Lượng kiềm dùng dư nên muối đã phản ứng hết để tạo kết tủa tối đa sau đó kiềm hòa tan một phần hoặc hòan toàn kết tủa.

– Thường sẽ có 2 đáp số về lượng kiềm cần dùng.

Mời các bạn tải file đầy đủ về tham khảo.