Bài tập làm văn số 3 lớp 9 – Đề 1: Hãy kể một lần tình cờ xem trộm nhật kí của bạn là tài liệu tham khảo môn văn lớp 9. Bài văn mẫu số 3 lớp 9 này gồm dàn ý chi tiết và bốn bài văn mẫu để các bạn học sinh tham khảo chuẩn bị cho Bài viết số 3 lớp 9 – Đề 1: Kể về một lần em trót xem trộm nhật kí của bạn – được tốt nhất có thể.
Dàn ý bài viết số 3 lớp 9 đề 1
Mục Lục
ToggleDàn ý Bài viết số 3 lớp 9 đề 1 – Bài mẫu 1
1. Mở bài
Giới thiệu câu chuyện: lần mình xem trộm nhật kí của bạn. (Một trong những kỉ niệm làm em nhớ mãi và luôn thấy ăn năn về nó chính là lần em xem trộm nhật kí của bạn em).
2. Thân bài
a. Nguyên nhân, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện
Nguyên nhân nào khiến em xem trộm nhật kí của bạn: vô tình nhìn thấy hay cố ý lấy để đọc?
Tâm trạng, thái độ của em lúc đó ra sao?: vui mừng, hồi hộp, tò mò, lo lắng,…?
Bạn em lúc đó đang làm gì chủ quan để em thấy cuốn nhật kí?
Bối cảnh xung quanh thế nào? (lớp học, ở nhà bạn hay ở đâu?).
b. Kể lại diễn biến câu chuyện
Em bắt đầu xem cuốn nhật kí đó với tâm trạng thế nào?
Trong cuốn nhật kí ghi những nội dung gì? Phần nào của cuốn nhật kí khiến em ấn tượng nhất và để lại nhiều suy tư cho em nhất?
Thái độ của em sau khi đọc cuốn nhật kí đó ra sao?
Bạn em khi biết em đọc trộm cuốn nhật kí ấy đã có thái độ và hành động như thế nào? Thái độ và hành động đó làm em cảm thấy ra sao?
c. Kết quả, bài học
Việc đọc trộm nhật kí của bạn có kết quả thế nào?
Em rút ra bài học gì sau lần đó?
3. Kết bài
Khái quát lại nội dung câu chuyện.
Dàn ý kể về một lần em trót xem trộm nhật kí của bạn – Bài mẫu 2
1. Mở bài
Ai cũng đã từng mắc sai lầm.
Với tôi, đó là một lần trót xem trộm nhật kí của bạn.
2. Thân bài
Kể lại tình huống dẫn đến việc xem trộm nhật kí của bạn: Đến nhà bạn học nhóm; cầm hộ bạn cặp sách… vô tình nhìn thấy quyển nhật kí của bạn.
Kể lại cuộc đấu tranh nội tâm: Có nên xem hay không? Bao biện cho bản thân: Xem để hiểu thêm về bạn, sự tò mò đã chiến thắng, quyết định cầm quyển nhật kí rồi mở ra xem (kể đan xen với miêu tả nội tâm bằng ngôn ngữ độc thoại).
Kể lại một số nội dung được ghi trong nhật kí: Hoàn cảnh khó khăn hiện tại của gia đình bạn? Suy nghĩ của bạn về tình bạn, tình thầy trò?…
Kể lại tâm trạng: Hiểu bạn, vỡ lẽ ra nhiều điều, tự trách bản thân mình, ân hận vì hành động vội vàng, thiếu văn minh của mình, thấy xấu hổ, thầm xin lỗi bạn (kể đan xen với bộc lộ nội tâm qua ngôn ngữ độc thoại).
3. Kết bài
Tìm cảm với người bạn sau sự việc ấy.
Hãy kể một lần tình cờ xem trộm nhật kí của bạn – Bài tham khảo 1
Trong ngăn kí ức ngày hôm qua của mình, tôi có thể quên nhiều thứ nhưng không thể quên lần trót xem trộm nhật kí của Mai .
Mai là cô bạn gái thân thiết nhất của tôi. Chúng tôi chơi với nhau từ hồi còn bé xíu nên tôi hiểu Mai rất rõ. Mai xinh xắn và dễ mến: mái tóc dài đen mượt, cái miệng chúm chím thật đáng yêu. Mai thông minh, học giỏi và rất tình cảm với bạn bè .
Một lần tôi đến nhà Mai mượn sách. Mai đang mải làm bánh nên để tôi tự tìm.Cả một tủ sách khiến tôi hoa mắt. Tôi phát hiện ra một khe hở nhỏ cạnh kệ sách, tôi tò mò lôi từ đó ra một quyển sổ nhỏ và mở ra xem. Không! Tôi vội vàng gập lại và định để vào chỗ cũ. Nhưng tôi lại ngập ngừng, tôi muốn biết thêm về Mai, muốn biết Mai ghi nhật kí như thế nào? Tôi không kìm được tay mình tiếp tục mở cuốn sổ và cũng không kìm được mắt mình đọc nó. Tôi đã cố gắng nhưng mắt tôi vẫn dán vào.“Trời ơi! Lẽ nào cuộc sống của Mai là như vậy? ”Bỗng tôi giật bắn mình, Mai xuất hiện ngay trước mặt. Tay tôi run bắn, cuốn nhật kí rơi bộp xuống đất, tôi đứng trân trân, bất động, không nói được lời nào. Tôi chỉ nhớ ánh mắt rưng rưng, đôi môi run rẩy đầy tức giận của Mai. Tôi vụt chạy đi, lòng nặng trĩu…
Đó là lần đầu tiên tôi thấy Mai giận dữ như vậy. Tôi chạy, chạy như trốn ánh mắt ấy, tôi muốn khóc quá. Tôi rất sợ, sợ sự giận dữ Mai ném cho tôi, sợ cả chính việc mình vừa làm. Về đến nhà tôi đóng sập cửa phòng lại, thở hổn hển, bần thần ngồi xuống ghế, tôi tự trách mình tại sao lại làm như vậy? Tại sao tôi không chiến thắng được sự tò mò của chính mình? Tại sao? Tôi buồn bực quăng cả chồng sách xuống đất. Sự xấu hổ và hối hận làm tôi day dứt không yên .
Đêm đó tôi trằn trọc mãi. Tôi ước gì chuyện đó chưa bao giờ xảy ra và ngày mai chúng tôi lại cùng nhau đến lớp. Tôi suy nghĩ miên man, nhớ lại những trang nhật kí đầy nước mắt của bạn. Làm sao tôi có thể tưởng tượng được rằng gia đình Mai không hề hạnh phúc, suốt ngày Mai phải nghe những trận cãi vã của bố mẹ. Tôi không tin vào những gì mình đã đọc. Càng nghĩ, tôi càng thương Mai. Tôi tưởng tượng ra hình bóng Mai cô đơn và buồn bã trong căn nhà lớn. Vậy mà tôi đã tưởng mình hiểu về Mai rõ lắm. Tôi muốn chia sẻ cùng Mai, muốn an ủi và làm hoà với bạn. Nhưng tôi lo Mai vẫn trách móc, vẫn giận tôi và bạn sẽ chẳng bao giờ nói với tôi một lời nào nữa bởi tôi đã cố tình xen vào bí mật đau buồn mà Mai hằng cất giữ trong sâu thẳm trái tim mình. Cứ thế, suốt một đêm trường tôi không sao thoát khỏi sự ăn năn, day dứt…
Sáng hôm sau, tôi đến lớp một mình. Tôi tự nhủ lòng sẽ đến xin lỗi Mai nhưng tôi vẫn vô cùng lo lắng. Mặc dù vậy, tôi đã không thực hiện được ý định của mình vì hôm sau và những ngày sau đó Mai không đến lớp. Vì hoàn cảnh riêng của gia đình, Mai đã chuyển về quê để học .
Mong rằng, sẽ có lúc tôi gặp lại Mai để xin lỗi bạn, và tôi cũng cầu mong những nỗi buồn của Mai sẽ vơi đi theo năm tháng. Tôi tin tưởng một tương lai rộng mở, sáng tươi sẽ đến với người bạn của tôi. Và tôi nữa, tôi tự hứa với mình sẽ chẳng bao giờ lặp lại sai lầm dại dột thuở ấu thơ.
Bài viết số 3 lớp 9 đề 1 – Bài mẫu 2
Bây giờ, tôi với Linh là đôi bạn thân. Đi đâu ai cũng thấy tôi với Linh như hình với bóng. Đâu ai biết rằng tình bạn thân của chúng tôi bắt đầu từ một việc hiểu lầm. Và chính quyển nhật kí của Linh đã là nhịp cầu nối chúng tôi lại với nhau trong một lần tôi trót xem nhật kí của Linh.
Tôi vốn là học sinh giỏi của lớp 9A. Thầy cô và bạn bè rất yêu thương và quý mến tôi. Cuộc sống thật tươi đẹp và vui vẻ. Mỗi ngày tôi đến trường là một niềm vui. Tôi thấy mình thật quan trọng với mọi người.
Mọi chuyện sẽ chẳng có gì thay đổi nếu không xuất hiện cái Linh trong lớp tôi. Nó học đều các môn và môn nào cũng giỏi cả. Trước kia, tôi học khá các môn nên được bạn bè và cô giáo rất quý. Bây giờ thì ai cũng quây quanh nó và như quên lãng tôi. Cũng phải thôi, vì nó đã học giỏi lại xinh xắn dễ thương và đặc biệt là rất khiêm tốn và nhiệt tình giúp đỡ bạn bè. Chẳng như tôi lúc trước, cậy được thầy cô thương, các bạn quý mến nên đôi khi tôi cũng quá quắt. Nhưng trong lòng tôi lúc ấy nào chịu hiểu điều đó. Chỉ thấy căm tức cái Linh vì nó chiếm vị trí ưu ái của tôi trong lòng thầy cô và bạn bè. Lúc ấy trong lòng tôi nghĩ: “Tự nhiên xuất hiện một con nhỏ thật là đáng ghét. Từ khi nó xuất hiện mình trở thành người thừa. Mọi người đã quên mất mình rồi. Ước gì… ước gì… nó biến mất đi nhỉ?”.
Lúc ấy, tôi thấy thật lạ, nó chẳng bao giờ ra vẻ “ta đây”, lúc nào cũng chăm chú học bài, giờ ra chơi nó cũng ít ra ngoài đùa nghịch cùng các bạn. Nó càng ngoan hiền, tôi càng thấy ganh ghét nó. Có lần tôi giải mãi không ra một bài toán khó, thấy thế, bạn Thủy bảo tôi ra hỏi Linh, tôi bĩu môi quay ra ngoài lầm bầm: “Ai thèm hỏi, làm như nó giỏi lắm”.
Sáng hôm ấy, đang thong dong trên đường đến lớp, tôi sực nhớ ra: “Thôi chết, hôm nay mình trực nhật mà quên mất”. Tôi đạp một mạch đến trường rồi chạy ngay vào lớp. Lạ thật, lớp học đã được quét dọn sạch sẽ, bàn ghế được kê ngay ngắn,…Linh nhìn tôi cười thân mật: “Mình đến sớm nên đã trực nhật giùm bạn rồi.” Tôi không một lời cảm ơn mà quay ngoắt đi thẳng ra ngoài, trong bụng thầm nghĩ: “Lại làm ra vẻ chăm chỉ, ngoan hiền để mọi người khen ngợi đây mà”… Thắm thoắt, chỉ còn hai ngày nữa là chúng tôi nghỉ hết học kì I.
Tôi vẫn đến lớp như mọi khi, hôm nay có việc gì mà bọn con gái lớp tôi đứng túm tụm vào chỗ ngồi của Linh. Chẳng biết chúng nó đang làm gì, hình như đang đọc cái gì đó bí mật lắm thì phải. Tôi quan sát không thấy Linh ở đó. Thủy nhìn thấy tôi, nó mỉm cười tinh quái. Nó bảo bọn con gái bày trò rủ Linh đi chơi để xem trộm nhật kí của Linh. Tôi không ưa trò này của bọn con gái. Tôi thầm nghĩ: “Bọn nó chơi trò này với Linh thật là ác, bạn bè với nhau mà lại đối xử như vậy thì còn gì là bạn bè. Linh mà biết được chắc là buồn lắm đây. Mình có nên ngăn cản bọn này không? Thôi kệ nó. Ai biểu nó chảnh chọe, kênh kiệu làm chi. Từ đây hết ra vẻ ta đây rồi nhé!” Tôi sung sướng nghĩ thầm nhưng lòng cũng có điều gì đó bất nhẫn lắm. Nhưng sự ích kỉ, hả hê khi nhìn “kẻ thù” của mình gặp nạn đã che mất những suy nghĩ tốt đẹp, tích cực trong tôi.
Xem xong, bọn chúng đi ra ngoài, còn mình tôi trong lớp. Tôi không cưỡng được sự tò mò: “Không biết Linh viết gì trong ấy, chắc là nó cũng chẳng ưa gì mình đâu? Mình có nên xem không? Không nên đâu, xem trộm nhật kí của người khác là xấu lắm. Nhưng có ai biết đâu mà sợ? Giờ này các bạn trong lớp đã đi chơi cả rồi. Với lại mình cũng muốn biết Linh nghĩ gì về mình?” Để có câu trả lời đâu khó. Tôi nhanh chóng quyết định.
Tôi cầm quyển nhật kí lên và đọc lướt qua.
“Tình hình vẫn chẳng có gì thay đổi, các bạn trong lớp vẫn quý mến mình, chỉ có bạn Hồng hình như không hài lòng. Bạn ấy không hiểu mình nhưng cũng chẳng nên trách bạn ấy làm gì. Chắc vì bạn ấy hiểu lầm mình điều gì đó nên mới tỏ thái độ thiếu thiện cảm với mình như thế. Mình cũng rất quý bạn ấy. Bạn ấy học giỏi, tính tình thẳng thắn dễ mến. Mình chỉ muốn các bạn trong lớp chơi thân thiết, vô tư với nhau, giúp nhau cùng học tốt. Mình tin rằng rồi một ngày không xa Hồng sẽ hiểu mình, mình cũng thật lòng quý mến bạn ấy,… Có lẽ hết học kì I mình sẽ chuyển trường,…” Đọc đến dòng này tôi thật sự bối rối. “Trời, vậy là lâu nay mình nghĩ oan cho Linh ư? Linh đâu xấu như mình nghĩ. Mình thật là đáng trách. Linh ơi, mình xin lỗi bạn. Đúng là sự ích kỉ sẽ làm con người ta xấu xa hơn. Cảm ơn bạn đã đánh thức mình.”
Linh còn viết nhiều nữa xoay quanh chuyện học hành, bạn bè, trường lớp,…Tôi rất ân hận và thái độ vừa qua đối với Linh. Tôi sẽ gặp Linh, sẽ xin lỗi bạn về những việc đã xảy ra. Mong rằng bạn sẽ ở lại cùng học với chúng tôi.
Sau đó tôi đã tìm cơ hội và nói chuyện thẳng thắn với Linh. Mọi hiểu lầm, ấn tượng xấu đều được xóa bỏ, hai đứa dần dần gần gũi nhau và thân thiết với nhau lúc nào không biết. Tuy tình bạn hai đứa bắt nguồn từ sự việc không hay nhưng tôi phải cảm ơn nó rất nhiều. Nhờ nó mà tôi mới gặp và có được người bạn tốt như Linh. Mong rằng tình bạn của chúng tôi sẽ kéo dài mãi mãi.
Bài viết số 3 lớp 9 đề 1 – Bài mẫu 3
Tôi vẫn còn nhớ, từ ngày đầu tiên đến trường tôi đã được ba mẹ dạy rằng “Nhà trường, lớp học là mái nhà thứ hai và tất cả những thành viên trong lớp học đều là người trong gia đình” câu nói này đã ghi sâu vào tiềm thức của tôi. Cho đến bây giờ, khi tôi đang học năm cuối cấp hai. Trong ngăn kí ức của tôi, chắc chắn tôi sẽ quên đi nhiều thứ, nhưng tôi sẽ không bao giờ quên được một lần tôi trót xem nhật kí của Nga. Nga là cô bạn thân của tôi từ hồi còn bé nên tôi rất hiểu tính Nga. Vừa dễ mến vừa khoan dung, độ lượng lại còn rất được lòng các bạn trong lớp.
Trong một buổi sáng chủ nhật đẹp trời, tung tăng trên vỉa hè vừa đi vừa hát trên tay cầm mấy quyển sách mà tôi mới vừa mua định mang sang cho Nga cùng đọc vì sở dĩ hai đứa có cùng sở thích. Như thường lệ tôi biết chắc hôm nay ba mẹ Nga không có nhà nên vừa bước vào cổng, tôi vừa cười vừa nhìn quanh vừa kêu to:
– Nga ơi! Mình đến rồi!
Nga là cái biệt danh thân quen mà tôi vẫn gọi Nga thường ngày. Từ sau nhà, tiếng dép lạch cạch cung với giọng nói của Nga vang lên:
– Ừ! Tớ đây! Vào nhà đi chờ tớ một lát, đang rửa bát!
Tôi chạy ào lại phòng Nga, nằm dài trên chiếc giường đầy gấu bông của bạn ấy. Đưa mắt nhìn quanh một lượt tôi bật dậy, lại góc học tập của Nga. Là bạn rất thân nên chúng tôi thích đọc sách như nhau, nhất là truyện tranh. Kệ sách của Nga đủ các loại đến nỗi đầy kín cả. Tôi đang lựa cho mình một quyển sách ưng ý nhưng sao quanh đi quẩn lại tìm chẳng thấy. Đang loay hoay thì tôi thấy một khe hở nhỏ cạnh kệ sách, vốn dĩ bản tính hay tò mò nên tôi bèn thò tay vào lấy ra xem thử. Thì rút ra được một cuốn sổ. Lúc này mắt tôi bỗng sáng bừng lên khi thấy một cuốn sổ được trang trí rất đẹp mắt, xinh xắn và trông thật dễ thương. Trên mặt cuốn sổ còn được ghi dòng chữ “Những dòng tâm sự của tôi”. Ôi không đây là nhật kí của Nga. Tôi nghĩ thầm và định để vào chỗ cũ, nhưng sao lại cứ ngập ngừng, tôi… hình như tôi muốn biết thêm về Nga… tôi muốn biết xem Nga ghi những gì? Tôi không kiềm chế được đôi tay mình và đã mở nó ra. Tôi biết hành động như thế này là đã xâm phạm đời tư cá nhân của Nga nhưng sao tôi lại không kìm được đôi mắt mình, không kìm được sự tò mò của bản thân.” Trời ơi! Lẽ nào cuộc sống của Nga là như vậy?”. Bỗng tôi giật bắn mình, Nga đang đứng ngay trước mặt tôi, Nga hét lên:
– Bạn… bạn thật là quá đáng!
Thời gian ngay lúc này đây trong tưởng tượng của tôi cứ như nó đang tạm ngừng… ngừng lại để đếm từng nhịp tim, hơi thở của cả hai. Chợt đâu đó, một cơn gió thoáng qua nhè nhẹ từ khung cửa sổ kế bên làm tóc tôi bay, gió như đang muốn xoa dịu đi cái không khí căng thẳng lúc này. Mọi vật như cũng đã đứng yên, ngay lúc này tôi cảm nhận được nhịp đập trái tim của Nga… hình như… nó cũng đang giận dữ. Tay tôi run cầm cập, cuốn nhật kí như nặng hơn rơi bộp xuống đất vì đôi tay của tôi không còn một chút sức lực nào nữa, tôi đứng trân trân, bất động, không nói được lời nào. Ánh mắt Nga lúc này sáng bừng lên nhìn thoáng qua có thể cảm nhận biết đó là một ánh mắt tức giận… nhưng… tôi nhìn kĩ và thấy được ẩn chứa bên trong là sự yếu đuối. Ánh mắt như đang muốn khóc… nó cứ rưng rưng… làm lòng tôi thêm nặng trĩu. Lúc đó, nét mặt Nga đỏ bừng lên, như đang ngại ngùng điều gì đó… Chắc tôi sẽ không bao giờ quên được ánh mắt rưng rưng, đôi môi run lẩy bẩy đầy tức giận của Nga lúc đấy. Tôi vụt chạy đi như thể để trốn tránh ánh mắt ấy, mà lòng nặng trĩu… Tôi có cảm giác như đường về hôm nay xa hơn. Cứ chạy mãi… chạy mãi mà chân tay cứ mỗi lúc một nặng hơn…
Từ lúc quen nhau đến giờ, tôi và Nga đã cùng nhau trải qua bao nhiêu là chuyện vui buồn nhưng… đó là lần đầu tiên tôi thấy Nga giận dữ với tôi như vậy. Tôi chạy, chạy như có ai đó đang đuổi theo mình – là ánh mắt ấy. Tôi muốn khóc quá. Tôi rất sợ, sợ sự giân dữ mà Nga đã ném cho tôi, sợ cả chính việc mà mình vừa làm. Về đến nhà, tôi đóng sập cửa phòng mình lại, thở hổn hển như một kẻ ăn trộm vừa bị rượt bắt, bần thần ngồi xuống ghế, tôi tự trách mình tại sao lại làm như vậy? Tại sao tôi lại không thể chiến thắng nổi sự tò mò của chính mình?… Tại sao?… Tôi buồn bực quăng cả chồng sách xuống đất, vậy là tiêu tan ý định khai trương mấy quyển sách mới. Sự xấu hổ và hối hận làm tôi day dứt không yên.
Tối hôm đó, tôi nằm trên giường mà lòng cứ day dứt mãi, trằn trọc không thể nào chợp mắt được. Tôi thầm ước… ước gì chuyện đó chưa bao giờ xảy ra và ngày mai tôi lại có thể cùng Nga vui vẻ đến lớp. Tôi suy nghĩ miên man, nhớ lại những trang nhật kí viết trong nước mắt của Nga tôi buồn. Làm sao có thể tưởng tượng được rằng gia đình Nga không hề hạnh phúc, suốt ngày Nga phải nghe những trân cãi vã của bố mẹ mình. Tôi không tin vào những gì mình đã đọc, càng nghĩ tôi lại càng thấy thương Nga hơn. Lúc này, trong đầu tôi tưởng tượng ra hình bóng của Nga cô đơn và buồn bã trong căn nhà lớn. Vậy mà lâu nay tôi cứ tưởng mình hiểu về Nga rõ lắm. Tôi muốn chia sẻ cùng Nga, muốn an ủi và làm hòa với Nga. Giờ tôi mới hiểu, mới biết Nga đúng là một cô bé cá tính, tự tin và đầy nghị lực sống. Mọi ngày qua lại với Nga thường xuyên nhưng chính sự tự tin, bản lĩnh và nghị lực của Nga đã lấp đi những nỗi buồn của Nga đến nỗi chính tôi cũng không thể nào nhận ra. Nhưng tôi lo Nga vẫn trách móc, vẫn giận tôi và Nga sẽ chẳng bao giờ nói với tôi một lời nào cả bởi tôi đã vô tình xen vào bí mật đau buồn mà Nga hằng cất giữ trong sâu thẳm trái tim mình lâu nay không hề chia sẻ tâm sự với ai. Cứ thế, suốt cả một đêm, tôi không sao thoát khỏi sự ăn năn, day dứt…
Sáng hôm sau, tôi quyết định sẽ nói lời xin lỗi với Nga. Tôi đi học sớm hơn thường ngày, đứng chờ Nga dưới gốc cây đầu đường nơi mà chúng tôi vẫn thường hẹn nhau cùng đi học. Vừa đứng ngóng về phía Nga tôi vừa tự nhủ lòng lấy hết can đảm để giải thích cho Nga hiểu. Nga đang từ từ rảo bước đến gần tôi, đứng đối diện với tôi nét mặt Nga khác hẳn mọi ngày, im lặng, nghiêm khắc nhìn tôi rồi bước đi tiếp không một lời chào hỏi. Tôi bồn chồn, quay lưng lại, chưa biết nên làm gì. Chạy thất nhanh về phía Nga, tôi nắm lấy tay Nga nhìn thẳng vào mặt cậu ấy nói khẽ:
– Nga ơi! Cho mình xin lỗi nha! Mình… không cố ý làm vậy đâu mà.
Nga nhìn tôi với nét mặt buồn, nói nhỏ:
– Những gì cậu đã đọc, đừng nói với ai nha! giữ bí mật giúp mình.
Tôi cười khì:
– Được mà.
Rồi Nga cười, tôi biết lúc đó Nga đã tha lỗi cho tôi. Mọi nỗi buồn lúc đầu tan biến đi đâu mất. Tôi và Nga vẫn nói cười vui vẻ như ngày nào.
Trông kìa! Những chú chim bay lượn trước mắt chúng tôi như đang múa hát ríu ron, nắng dường như cũng ấm áp hơn ban đầu để sưởi ấm chúng tôi hay đang sưởi ấm tình bạn thân thiết này. Giờ thì như đang chọc ghẹo mấy chị hoa cỏ dại bên đường, cứ thổi mãi… thổi mãi. Tất cả… tất cả như đang chúc mừng, vui vẻ vì tôi và Nga đã thân mật như xưa.
Vừa nói cười vui vẻ với Nga tôi vừa thầm nghĩ về những điều mà tôi đã lén đọc được trong quyển nhật kí của Nga. Như thể nhắc với tôi rằng tôi chưa bao giờ hiểu được người bạn thân, những biểu hiện bên ngoài không thể nói lên được phẩm chất bên trong của một con người. Tôi tự nhủ với bản thân mình rằng từ nay nên quan tâm, chia sẻ, tâm sự với Nga nhiều hơn để phần nào vơi đi được nỗi cô đơn, tủi thân của Nga.
Tuy đó là một lần sai phạm nhưng cũng từ đó tôi mới rút ra được một bài học đáng quý, đáng nhớ cho bản thân mình: “Không nên xâm phạm đời tư cá nhân của người khác, ai cũng có những bí mật cần phải giấu kín, không thể chia sẻ với người khác.
Bài viết số 3 lớp 9 đề 1 – Bài mẫu 4
Tuấn là bạn thân nhất của tôi. Chúng tôi chơi với nhau từ hồi còn bé xíu, có chuyện gì cũng kể cho nhau nghe, vui buồn cùng chia sẻ. Ngỡ tưởng hai đứa chẳng có gì phải dấu nhau vậy mà chỉ vì quyển nhật kí của Tuấn và sự dại dột của tôi mà đã có chuyện xảy ra
Hôm ấy như nhiều lần khác, Tuấn mời tôi đến nhà nó chơi. Lên đến phòng Tuấn bảo: “ Uyên cứ tự nhiên nhé, mình xuống nhà phủi bụi nốt bàn làm việc của ba rồi lên ngay!”. Trong lúc chờ Tuấn xuống nhà làm dở chút việc, tôi lại gần tủ sách của Tuấn tìm truyện đọc. Bất chợt, đôi mắt đang dò dẫm của tôi dừng lại ở gáy cuốn sổ có dòng chữ: “ My diary”. Hình như là nhật kí thì phải – tôi nghĩ thầm – mình đọc thử chút để xem bấy lâu nay mình có nghĩ nhầm về thằng bạn thân không! Tôi nhanh tay rút lấy quyển sổ. Tôi khẽ đóng cánh cửa phòng Tuấn rồi mở cuốn nhật kí ra đọc
Ngay trang đầu tiên, Tuấn viết:” Hôm nay mình thấy Uyên hơi quá đáng khi trêu Hoàng Sơn với Thùy Dương. Mình nghĩ làm như vậy hai bạn ấy sẽ ngượng lắm. Tội cho hai bạn ấy quá! Mai mình sẽ bảo Uyên bỏ cái trò này”. Ô! Thế hóa ra Tuấn không đồng tình với mình à! Thế mà lúc ở lớp nó lại ùa vào làm mình cứ tưởng nó thích thú lắm. Tôi giở sang mấy trang sau, toàn nhận xét về tôi cả. Khi thì “mình không thích thái độ của Uyên với bọn thằng Bình, thằng Dương tí nào cả, ít ra cũng phải nhắc bài cho nó để nó đỡ điểm kém chứ. Mình biết tối hôm qua Bình phải đi học thêm đến tối mịt mới về nên nhắc bài cho nó đỡ tội”, rồi thì “mình nghĩ Uyên nên sửa cái tính tự ti ấy đi thì hơn, có thế mới hòa nhập được với mọi người chứ”. Ôi trời ơi! Và còn cả thế này nữa “ Không biết phải nói với Uyên thế nào nhỉ? Mình nghĩ là mình thích Tiểu Nguyệt rồi hay sao ý. Nó mà biết thì nó cười thối mũi mình ra ý chứ”. Đang căng ra đọc những dòng nhận xét về mình, tôi bỗng nghe tiếng lạch cạch ngoài cửa, tôi cất vội quyển sổ vào giá sách rồi ngồi lên giường đung đưa chân, mặt cười hớn hở. Tuấn đặt đĩa bánh lên giường rụt rè:
– Uyên ơi, tớ có chuyện này muốn nói với cậu. Chuyện tế nhị ý mà, tớ nghĩ tớ đã…
Tôi cắt ngang:
– Thích bạn Nguyệt chứ gì?
Tuấn sững người. Tôi chột dạ: “ Thôi chết! Nó mà biết mình đọc trộm nhật kí thì coi như xong”. Tôi vội lảng sang truyện khác:
– Thôi, đã là chuyện tế nhị thì không nên ép mình phải nói. Mấy cuốn truyện này cậu mua ở đâu mà hay thế
Tuấn trả lời tôi nhát gừng và suốt cả buổi chiều hôm ấy, giữa tôi và Tuấn như có một đám mây u ám, ngờ vực chen vào giữa. Cậu ta luôn tỏ thái độ nghi ngờ, đề phòng. Còn tôi thì phấp phỏng lo âu, chỉ sợ bạn biết được sự thật. Mà tính nó thì dễ tự ái lắm. Chuyện này mà lộ ra thì nó sẽ không thèm nhìn mặt tôi nữa. Nghĩ vậy nên tôi suy nghĩ trước khi nói để tránh những câu hỏi vặn vẹo của nó về việc tôi đã làm gì trên phòng nó lúc trước
Khi tôi rời nhà Tuấn về, trời đã gần tối. Tôi cũng chợt thấy lòng mình u ám khác lạ. Tôi chưa làm những việc thế này bao giờ: Đọc trộm nhật kí của người khác, xấu hổ quá đi thôi. Mà lại là đứa bạn thân của mình. Chuyện này mà lan rộng ra thì sẽ chẳng có ai tin tôi nữa, mọi người sẽ nghĩ tôi là kẻ chuyên lục lọi chuyện đời tư của người khác, lấy đó làm trò vui cho mình. Cả tối hôm đó, tôi như người mất hồn, cứ đi đi lại lại lẩm bẩm suy nghĩ vẩn vơ, học bài cũng chẳng vào đầu chữ nào. Chuyện buổi sáng cứ ám ảnh tôi suốt cả buổi tối. Mãi đến lúc ngủ, tôi mới tĩnh tâm lại và nghĩ cách giải quyết:” Nếu mình không đọc nhật kí của Tuấn thì có lẽ giờ này đã yên giấc rồi. Càng nghĩ lại càng thấy xấu hổ. Mình cứ tưởng là bạn bè thì không có gì phải dấu nhau. Nhưng mình cũng cần phải tôn trọng sự riêng tư của người khác chứ. Mình làm thế là sai rồi. Nhưng cũng nhờ đọc nhật kí của Tuấn mà biết mình có những khuyết điểm phải sửa, chắc Tuấn ngại nói thẳng. Song nếu nói hết sự thật Tuấn sẽ giận mình lắm, còn không nói thì lương tâm cắn rứt. Thôi vậy, không thể làm việc gì trái với lương tâm được. Mai mình sẽ nói với Tuấn vậy. Giờ phải ngủ để lấy tinh thần cái đã”. Và cuối cùng tôi thiếp đi, trong lòng còn lo ngại về thái độ của Tuấn khi nhận lời thú tội của tôi nhưng tôi cũng thấy thanh thản, nhẹ nhõm hẳn
Hôm sau gặp Tuấn, tôi đã nói ra hết sự thật. Trái với tưởng tượng của tôi, Tuấn đã tha thứ hai chúng tôi lại thân nhau như xưa. Tôi cũng nhận ra được bài học rằng: Giữa hai người bạn, chữ tín là điều đảm bảo cho tình bạn được lâu bền. Một lần tôi đọc trộm nhật kí là quá đủ, tôi sẽ không bao giờ lặp lại điều đáng xấu hổ đó nữa.
—————————
- Hãy kể về một lần em trót xem trộm nhật kí của bạn
- Lập dàn ý Kể một lần tình cờ xem trộm nhật kí của bạn
- Bài tập làm văn số 3 lớp 9 – Đề 2: Kể lại buổi gặp gỡ người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- Bài tập làm văn số 3 lớp 9 – Đề 3: Kể về một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy, cô giáo cũ
- Đề kiểm tra học kì 1 lớp 9 môn Ngữ văn – Trường THCS Huỳnh Phước, Ninh Thuận
Ở thời điểm hiện tại, các em học sinh sẽ phải chuẩn bị cho cả kì thi học kì 1 lớp 9 sắp tới. Mời các em cùng tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 9 môn Toán, Văn, Anh mà chúng tôi đã chuẩn bị. Những đề thi học kì 1 lớp 9 này được chúng tôi sưu tầm và chọn lọc từ các trường THCS trên cả nước. Chúc các bạn học tốt.
Related posts
Tài liệu nổi bật
Categories
- Âm Nhạc – Mỹ Thuật Lớp 9 (17)
- Âm nhạc lớp 6 – KNTT (31)
- Âm Nhạc Lớp 7- CTST (23)
- Bài tập Toán 9 (8)
- Chưa phân loại (32)
- Chuyên đề Hóa học 12 (196)
- Chuyên đề Sinh học lớp 12 (61)
- Chuyên đề Toán 9 (50)
- Công Nghệ Lớp 10- CD (58)
- Công Nghệ Lớp 10- KNTT (52)
- Công nghệ Lớp 11 – KNTT (22)
- Công Nghệ Lớp 6 – CTST (15)
- Công Nghệ Lớp 6 – KNTT (16)
- Công Nghệ Lớp 7- CTST (18)
- Công Nghệ Lớp 7- KNTT (19)
- Công nghệ Lớp 8 – CD (21)
- Công nghệ Lớp 8 – CTST (18)
- Công nghệ Lớp 8 – KNTT (7)
- Công Nghệ Lớp 9 (114)
- Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn (35)
- Địa Lí Lớp 10- CD (99)
- Địa Lí Lớp 10- KNTT (77)
- Địa lí Lớp 11 – CD (31)
- Địa lí Lớp 11 – CTST (23)
- Địa lí Lớp 11 – KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 12 (134)
- Địa lí Lớp 6 – CTST (36)
- Địa lí Lớp 6 – KNTT (30)
- Địa Lí Lớp 7- CTST (22)
- Địa Lí Lớp 7- KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 9 (290)
- GDCD 12 (28)
- GDCD Lớp 6 – CTST (8)
- GDCD Lớp 6 – KNTT (12)
- GDCD Lớp 9 (94)
- Giải bài tập Địa Lí 12 (12)
- Giải bài tập SGK Toán 12 (8)
- Giải bài tập Sinh học 12 (45)
- Giải SBT Hóa học 12 (71)
- Giải vở BT Văn 9 (122)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- CTST (12)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- KNTT (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CD (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CTST (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – KNTT (10)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- CD (12)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- KNTT (12)
- Hóa Học Lớp 10- CD (30)
- Hóa Học Lớp 10- KNTT (61)
- Hoá Học Lớp 11 – CD (19)
- Hoá học Lớp 11 – CTST (19)
- Hoá học Lớp 11 – KNTT (25)
- Hóa Học Lớp 12 (130)
- Hóa Học Lớp 9 (717)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 10- KNTT (52)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- CTST (40)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- KNTT (16)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CD (19)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CTST (9)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – KNTT (18)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – CTST (46)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – KNTT (57)
- Khoa Học Tự Nhiên Lớp 7- CTST (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CD (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CTST (33)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – KNTT (37)
- Kinh Tế & Pháp Luật Lớp 10 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CTST (11)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – KNTT (11)
- Lịch Sử Lớp 10- CD (34)
- Lịch Sử Lớp 10- CTST (20)
- Lịch Sử Lớp 10- KNTT (42)
- Lịch sử Lớp 11 – CTST (13)
- Lịch sử Lớp 11 – KNTT (13)
- Lịch sử Lớp 6 – CTST (21)
- Lịch sử Lớp 6 – KNTT (22)
- Lịch Sử Lớp 7- CTST (19)
- Lịch sử lớp 7- KNTT (18)
- Lịch Sử Lớp 9 (148)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – CTST (40)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – KNTT (33)
- Lý thuyết Địa lý 12 (4)
- Lý thuyết Lịch sử lớp 9 (33)
- Lý thuyết Ngữ Văn (83)
- Lý thuyết Ngữ Văn 12 (18)
- Lý thuyết Sinh học 12 (41)
- Mở bài – Kết bài hay (55)
- Mở bài lớp 12 hay (24)
- Nghị luận xã hội (34)
- Ngữ Văn Lớp 10- CD (113)
- Ngữ Văn Lớp 10- CTST (79)
- Ngữ Văn Lớp 10- KNTT (198)
- Ngữ Văn Lớp 11 – CD (51)
- Ngữ văn Lớp 11 – CTST (89)
- Ngữ Văn Lớp 11 – KNTT (107)
- Ngữ Văn Lớp 12 (379)
- Ngữ Văn Lớp 6 – KNTT (293)
- Ngữ Văn Lớp 7- CTST (103)
- Ngữ Văn Lớp 7- KNTT (66)
- Ngữ văn Lớp 8 – CD (48)
- Ngữ văn Lớp 8 – CTST (123)
- Ngữ văn Lớp 8 – KNTT (196)
- Ngữ Văn Lớp 9 (28)
- Phân tích các tác phẩm lớp 12 (12)
- Sinh Học Lớp 10- CD (49)
- Sinh Học Lớp 10- CTST (61)
- Sinh Học Lớp 10- KNTT (71)
- Sinh Học Lớp 11 – CD (16)
- Sinh học Lớp 11 – CTST (18)
- Sinh học Lớp 11 – KNTT (18)
- Sinh Học Lớp 9 (229)
- Soạn Anh 12 mới (86)
- Soạn văn 9 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 1 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 2 (50)
- Tác giả – Tác phẩm (41)
- Tác giả – Tác phẩm Ngữ Văn 12 (13)
- Thi THPT QG môn Địa lý (12)
- Thi THPT QG môn Sinh (8)
- Tiếng Anh Lớp 10 Friends Global (57)
- Tiếng Anh Lớp 10 Global Success (604)
- Tiếng Anh Lớp 10 iLearn Smart World (98)
- Tiếng anh Lớp 11 Friends Global (171)
- Tiếng anh Lớp 11 Global Success (368)
- Tiếng anh Lớp 11 iLearn Smart World (104)
- Tiếng Anh Lớp 12 cũ (168)
- Tiếng Anh Lớp 6 Friends Plus (114)
- Tiếng Anh Lớp 6 Global Success (174)
- Tiếng Anh Lớp 7 Friends Plus (160)
- Tiếng Anh Lớp 8 Friends plus (71)
- Tiếng anh Lớp 8 Global Success (79)
- Tiếng anh Lớp 8 iLearn Smart World (40)
- Tiếng Anh Lớp 9 Mới (211)
- Tin Học Lớp 10- CD (24)
- Tin Học Lớp 10- KNTT (33)
- Tin học Lớp 11 – KNTT (21)
- Tin Học Lớp 6 – CTST (41)
- Tin Học Lớp 6- KNTT (17)
- Tin Học Lớp 7- CTST (14)
- Tin Học Lớp 7- KNTT (16)
- Tin học Lớp 8 – CD (36)
- Tin học Lớp 8 – CTST (10)
- Tin học Lớp 8 – KNTT (5)
- Tin Học Lớp 9 (21)
- Toán 10 sách Chân trời sáng tạo (42)
- Toán Lớp 1 – KNTT (1)
- Toán Lớp 10- CD (44)
- Toán Lớp 10- CTST (39)
- Toán Lớp 10- KNTT (161)
- Toán Lớp 11 – CD (19)
- Toán Lớp 11 – CTST (44)
- Toán Lớp 11 – KNTT (46)
- Toán Lớp 12 (123)
- Toán Lớp 6 – CTST (62)
- Toán Lớp 6 – KNTT (102)
- Toán Lớp 7- CTST (52)
- Toán Lớp 7- KNTT (74)
- Toán Lớp 8 – CD (23)
- Toán Lớp 8 – CTST (21)
- Toán Lớp 8 – KNTT (34)
- Toán Lớp 9 (194)
- Tóm tắt Ngữ văn (16)
- Trắc nghiệm Ngữ Văn (75)
- Trắc nghiệm Toán 9 (61)
- Trải nghiệm hướng nghiệp Lớp 11 – KNTT (8)
- Văn mẫu 12 phân tích chuyên sâu (12)
- Văn mẫu 9 (273)
- Vật Lí Lớp 10- CD (39)
- Vật Lí Lớp 10- KNTT (61)
- Vật Lí Lớp 11 – CD (18)
- Vật lí Lớp 11 – CTST (20)
- Vật lí Lớp 11 – KNTT (26)
- Vật Lý Lớp 9 (217)