Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO + H2O là phản ứng oxi hóa khử, được TaiLieuViet biên soạn, phương trình này sẽ xuất hiện trong nội dung các bài học: Cân bằng phản ứng oxi hóa khử lớp 10, tính chất Hóa học của Al và tính chất hóa học HNO3…. cũng như các dạng bài tập.
>> Mời các bạn tham khảo một số nội dung dưới đây:
- Nhôm bền trong không khí là do
- Nhôm hidroxit thu được từ cách nào sau đây
- Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do
- Phản ứng hóa học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây không thuộc loại phản ứng nhiệt nhôm
Mục Lục
Toggle1. Phương trình phản ứng Al tác dụng với HNO3
2. Điều kiện để Al tác dụng với HNO3
Không có
3. Cách tiến hành phản ứng Al tác dụng với HNO3
Nhỏ từ từ dung dịch axit HNO3 vào ông nghiệm đã để sẵn lá nhôm
4. Hiện tượng phản ứng Al tác dụng với HNO3
Chất rắn màu trắng của nhôm (Al) tan dần trong dung dịch, xuất hiện khí làm sủi bọt khí trong dung dịch và hóa nâu ngoài không khí là nitơ oxit (NO)
5. Tính chất hóa học của nhôm
5.1. Tác dụng với oxi và một số phi kim.
4Al + 3O2 → 2Al2O3
ở điều kiện thường, nhôm phản ứng với oxi tạo thành lớp Al2O3 mỏng bền vững, lớp oxit này bảo vệ đồ vật bằng nhôm, không cho nhôm tác dụng oxi trong không khí, nước.
2Al + 3Cl2 → 2AlCl3
5.2. Nhôm tác dụng với axit (HCl, H2SO4 loãng,..)
- Tác dụng với axit (HCl, H2SO4 loãng,..)
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Chú ý: Nhôm không tác dụng với H2SO4, HNO3 đặc, nguội
Al + 4HNO3 → Al(NO3)3 + NO + 2H2O
Al + 6HNO3 → Al(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O
2Al + 6H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
5.3. Tác dụng với dung dịch muối của kim loại yếu hơn.
AI + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3Ag
2Al + 3FeSO4 → Al2(SO4)3 + 3Fe
5.4. Tính chất hóa học riêng của nhôm.
Do lớp oxit nhôm bị hòa tan trong kiềm nên nhôm phản ứng với dung dịch kiềm.
2Al + 2H2O + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2↑
5.5. Phản ứng nhiệt nhôm
Phản ứng nhiệt nhôm là phản ứng hóa học toả nhiệt trong đó nhôm là chất khử ở nhiệt độ cao.
3CuO + 2Al → Al2O3 + 3Cu
8Al + 3Fe3O4 → 4Al2O3 + 9Fe
Cr2O3 + 2Al → Al2O3 + 2Cr
6. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Cho bốn hỗn hợp, mỗi hỗn hợp gồm hai chất rắn có số mol bằng nhau: K2O và Al2O3; Cu và Fe2(SO4)3; CaCl2 và CuCl2; Ca và KHSO4. Số hỗn hợp có thể tan hoàn toàn trong nước (dư) chỉ tạo ra dung dịch là
A.1
B. 2
C. 4
D. 3
1) K2O và Al2O3
nKOH = 2nK2O = 2 mol
2KOH + Al2O3 + 3H2O → 2K[Al(OH)4]
2 mol 1 mol
=> hỗn hợp tan hết
2) Cu và Fe2(SO4)3
Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4
1 mol 1 mol
=> hỗn hợp tan hết
3) CaCl2 và CuCl2 : hỗn hợp tan hết
4) Ca và NaHSO4
Ca(OH)2 + KHSO4 → CaSO4 ↓ + KOH + H2O
Hỗn hợp tan tạo kết tủa và khí H2
=> có 3 hỗn hợp hòa tan vào nước chỉ tạo thành dung dịch
Câu 2. Cho 2,7 gam Al tác dụng với HNO3 loãng phản ứng hoàn toàn. Sau phản ứng thu được V lít NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc).
A. 2,24 lít
B. 3.36 lít
C. 4,48 lít
D. 8,96 lít
nAl = 2,7 : 27 = 0,1 (mol)
Al → Al3+ + 3e
0,1 → 0,3 (mol)
ne nhường = ne nhận = 0,3 (mol)
N+5 + 3e → NO
0,3 → 0,1 (mol)
=> VNO = 0,1.22,4 =2,24 (l)
Câu 3. Cặp chất nào dưới đây có thể tồn tại trong cùng một dung dịch?
A. K2SO4 và BaCl2
B. NaCl và AgNO3
C. HNO3 và FeO
D. NaNO3 và AgCl
Phương trình hóa học học minh họa
A. K2SO4 + BaCl2 → 2KCl + BaSO4
B. NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl
C. 3FeO + 5HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O
Câu 4. Dẫn khí CO dư qua hỗn hợp nung nóng Al, Al2O3, MgO, FeO. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn gồm
A. Al, Mg, Fe
B. Fe
C. Al, MgO, Fe
D. Al, Al2O3, MgO, Fe
Khí CO chỉ khử được những kim loại đứng sau Al => khử FeO thành Fe
FeO + CO → Fe + CO2
Vậy sau phản ứng hỗn hợp kim loại gồm Al, Al2O3, MgO, Fe
Câu 5. Nhiệt phân hoàn toàn 9,4 gam một muối nitrat kim loại thu được 4 gam một chất rắn. Công thức muối đã dùng là
A. Cu(NO3)2.
B. KNO3.
C. Fe(NO3)3.
D. NaNO3.
Quan sát đáp án ta thấy 2 trường hợp sau:
Trường hợp 1: MNO3 → MNO2
M + 62 → M + 46 (gam)
9,4 4 (gam)
=> 4(M + 62) = 9,4.(M + 46) => M = -34,14 (loại)
Trường hợp 2: 2M(NO3)n → M2On
2(M + 62n) 2M + 16n
9,4 4
=> 8(M + 62n) = 9,4.(2M + 16n) => M = 32n
Ta thấy: n = 2 => M = 64 (Cu)
=> Muối đã dùng là Cu(NO3)2
Câu 6. Cho một lá nhôm vào ống nghiệm chứa dung dịch Hg(NO3)2, thấy có một lớp thủy ngân bám trên bề mặt nhôm. Hiện tượng tiếp theo quan sát được là:
A. khí hiđro thoát ra mạnh.
B. khí hiđro thoát ra sau đó dừng lại ngay.
C. lá nhôm bốc cháy.
D. lá nhôm tan ngay trong thủy ngân và không có phản ứng.
Phương trình phản ứng minh họa
2Al + 3Hg(NO3)2 → 2Al(NO3)3 + 3Hg
Al sẽ tạo với Hg hỗn hống. Hỗn hống Al tác dụng với nước
2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2
Câu 7. Cho 3,84 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al vào 200 ml dung dịch Y gồm HCl 1M và H2SO4 0,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,256 lít khí (ở đktc). Biết trong dung dịch, các axit phân li hoàn toàn thành các ion. Phần trăm về khối lượng của Al trong X là:
A. 56,25 %
B. 49,22 %
C. 50,78 %
D. 43,75 %
nH+ = nHCl + 2nH2SO4 = 0,2.1 + 2.0,2.0,5 = 0,4 mol
nH2 = 4,256/22,4 = 0,19 mol
=> nH+( phản ứng) = 0,38 mol < 0,4 mol
=> axit dư, kim loại hết
Gọi nMg = x mol, nAl = y mol
mX = 24x + 27y = 3,84 (1)
nH2 = x + 1,5y = 0,19 (2)
Giải hệ phương trình (1), (2) ta được
x = 0,07
y = 0,08
%mAl = (0,08.27)/3,84.100% = 56,25%
Câu 8. Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu vào dung dịch HCl dư, sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 1,68 lít khí (ở đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X trên vào một lượng dư axit nitric đặc nguội, sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 3,36 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m là:
A. 12,3
B. 15,6
C. 6,15
D. 11,5
Cho Al, Cu vào HCl dư thì chỉ có Al phản ứng:
Al + 3HCl → AlCl3 + 3/2H2
Ta có: nAl = 2/3.nH2 = 2/3. 0,075 = 0,05 mol
Cho Al, Cu vào HNO3 đặc nguội thì chỉ có Cu phản ứng:
Cu + 4HNO3→ Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
Ta có: nCu = 1/2. nNO2 = 1/2. 0,15 = 0,075 mol
Vậy m gam hỗn hợp X gồm 0,1 mol Al và 0,15 mol Cu → m = 0,05.27 + 0,075.64 = 6,15 gam
Câu 9. Phản ứng hóa học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây không thuộc loại phản ứng nhiệt nhôm?
A. Al tác dụng với Fe2O3 nung nóng.
B. Al tác dụng với CuO nung nóng.
C. Al tác dụng với Fe3O4 nung nóng.
D. Al tác dụng với axit H2SO4 đặc nóng.
Phản ứng của nhôm với oxit kim loại gọi là phản ứng nhiệt nhôm.
Câu 10. Thí nghiệm nào sau đây có kết tủa sau phản ứng?
A. Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Cr(NO3)3
B. Cho dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4])
C. Thổi CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2
D. Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3
A. không thu được kết tủa vì Cr(OH)3 tan trong dung dịch kiềm
NaOH + Cr(OH)3 → NaCrO2+ 2H2O
B. không thu được kết tủa vì Al(OH)3 sinh ra tan trong HCl
Khi cho dung dịch HCl đến dư vào dung dịch Na[Al(OH)4] ta có các phương trình :
HCl + Na[Al(OH)4] → NaCl + Al(OH)3↓ + H2O
Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O
→ Hiện tượng xảy ra là ban đầu xuất hiện kết tủa keo trắng, sau một thời gian kết tủa tan dần
C sai vì CO2 dư thu được muối Ca(HCO3)2
2 CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2
D đúng vì Al(OH)3 không tan trong NH3
AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl
Vì NH3 là bazo yếu nên không thể hòa tan được hidroxit Al(OH)3
Câu 11. Hòa tan Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 (loãng dư) thu được dung dịch X. Cho dãy các chất: Cu, Fe(NO3)2, KMnO4, BaCl2, Cl2, KNO3, NaCl. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch X là:
A. 4
B. 5
C. 6
D. 3
Fe3O4 + 4H2SO4 → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O
Thành phần dung dịch X chứa Fe2+, Fe3+, SO42-, H+.
Có 6 chất là Cu, Fe(NO3)2, KMnO4, BaCl2, Cl2, KNO3 tác dụng được với dung dịch X.
Các phương trình hóa học lần lượt xảy ra là:
Cu + 2Fe3+ →2Fe2+ + Cu2+
3Fe2+ + 4H+ + NO3– →3Fe3++ NO + 2H2O
5Fe2+ + 8H+ + MnO4– → 5Fe3+ + Mn2+ + 4H2O
Ba2+ + SO42- → BaSO4
2Fe2+ + Cl2 → 2Fe3++ 2Cl–
3Fe2+ + 4H+ + NO3– →3Fe3+ + NO + 2H2O
Câu 12: Thực hiện các thí nghiệm sau :
(a) Cho từ từ NaOH đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3,
(b) Cho từ từ Al2(SO4)3 đến dư vào dung dịch NaOH,
(c) Cho từ từ NH3 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3,
(d) Cho từ từ Al2(SO4)3 đến dư vào dung dịch NH3.
(e) Cho từ từ HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2.
(f) Cho từ từ NaAlO2 đến dư vào dung dịch HCl
(g) Cho từ từ Al2(SO4)3 đến dư vào dung dịch NaAlO2
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xuất hiện kết tủa là
A. 2.
B. 3.
C. 5.
D, 7.
a) Al2(SO4)3 + 6NaOH → 2Al(OH)3 + 3Na2SO4;
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O.
Xuất hiện kết tủa trắng, xong kết tủa tan dần
b) Al2(SO4)3 + 6NaOH → 2Al(OH)3 + 3Na2SO4;
Xuất hiện kết tủa trắng
c) 6NH3 + Al2(SO4)3 + 6H2O→ 2Al(OH)3↓ + 3(NH4)2SO4
Hiện tượng: xuất hiện kết tủa trắng
d)
Al2(SO4)3 + 6NH3 + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3(NH4)2SO4
Hiện tượng: xuất hiện kết tủa trắng
e) Ban đầu: NaAlO2 + HCl + H2O → Al(OH)3↓ + NaCl.
Sau đó, Al(OH)3 ↓ + 3HCl → AlCl3 + 3H2O
f) NaAlO2 + HCl + H2O → NaCl + Al(OH)3
Có kết tủa
g) Al2(SO4)3 + 6NaAlO2 + 12H2O → 8Al(OH)3 + 3Na2SO4
Xuất hiện kết tủa trắng
Câu 13: Nhận biết lọ đựng Fe và Fe2O3 bằng phương pháp hóa học trong 3 lọ hóa chất đựng hỗn hợp các chất rắn sau Fe và FeO; Fe và Fe2O3; FeO và Fe2O3 chỉ cần dùng loại thuốc thử nào dưới đây
A. dung dịch HCl
B. dung dịch H2SO4 loãng
C. dung dịch HNO3 đặc nguội
D. Tất cả các phương án đều đúng
Fe và Fe2O3 tan 1 phần trong HNO3 đặc nguội không có khí, 2 cái còn lại có khí
Fe và Fe2O3 khi cho vào HCl hay H2SO4 loãng cho dung dịch màu vàng nâu, có khí; Fe và FeO cho dung dịch màu lục nhạt (gần như trong suốt và có khí); FeO và Fe2O3 cho dung dịch màu vàng nâu và không có khí.
Vậy nên có thể dùng cả 3 dung dịch này để phân biệt 3 nhóm hỗn hợp 2 chất trên.
Câu 14: Trong các cặp chất sau đây, cặp chất nào có thể cùng tồn tại trong một dung dịch?
A. AlCl3 và Na2CO3
B. HNO3 và NaHCO3
C. NaAlO2 và KOH
D. NaCl và AgNO3
Cặp chất có thể cùng tồn tại trong một dung dịch là cặp chất không phản ứng với nhau
Đúng vì AlCl3 và Na2CO3 không phản ứng với nhau
Loại B vì
NaHCO3 + HNO3 → NaNO3 + H2O + CO2
Loại C vì
NaAlO2 + KOH → KAlO2 + NaOH
Loại D vì
NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl (↓)
Câu 15. Dùng hóa chất nào sau đây để phân biệt Zn(NO3)2 và Al(NO3)3?
A. Dung dịch NaOH
B. Dung dịch Ba(OH)2
C. Dung dịch NH3
D. Dung dịch nước vôi trong
Khi cho NH3 vào 2 dung dịch cả 2 dung dịch đều xuất hiện kết tủa hiđroxit, nhưng Zn(OH)2 tạo thành có khả năng tạo phức với NH3 nên kết tủa lại tan, còn với Al(OH)3 không tan trong NH3
Al(NO3)3 + 3 NH3 + 3 H2O → Al(OH)3 + 3 NH4NO3
Zn(NO3)2 + 2 NH3 + 2H2O → Zn(OH)2 + 2 NH4NO3
Dung dịch amoniac có khả năng hòa tan hiđroxit hay muối ít tan của một số kim loại (Ag, Cu, Zn), tạo thành các dung dịch phức chất.
Câu 16. Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do
A. Nhôm là kim loại kém hoạt động
B. Nhôm có tính thụ động với không khí và nước
C. Có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ
D. Có màng hidroxit Al(OH)3 bền vững bảo vệ
Khi nhôm tác dụng chậm với oxi và hơi nước, chúng tạo thành một lớp nhôm oxit (Al2O3).
Lớp nhôm oxit này bám rất chắc vào bề mặt nhôm. Và ngăn chặn hoàn toàn không cho oxi tác dụng trực tiếp với nhôm. Do đó, nhôm bền trong môi trường không khí là nhờ lớp bảo vệ nhôm oxit ngay cả khi đun nóng
Câu 17. Hóa chất dùng để phân biệt dung dịch MgCl2 và AlCl3 là
A. dung dịch NaCl.
B. dung dịch HCl.
C. dung dịch HNO3.
D. dung dịch NaOH.
Dùng dung dịch NaOH để phân biệt MgCl2 và AlCl3 cụ thể
Khi cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào hai chất trên
Muối xuất hiện kết tủa trắng, không tan khi cho dư NaOH là MgCl2
MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 ↓+ 2NaCl
Muối xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan dần đến hết khi thêm NaOH dư là AlCl3
AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaCl
NaOH + Al(OH)3↓ → NaAlO2 + 2H2O
Câu 18. Cho lá nhôm vào dung dịch HCl. Lấy dung dịch thu được nhỏ vào vài giọt dung dịch NaOH, hiện tượng xảy ra là:
A. Khí bay lên, xuất hiện kết tủa trắng
B. Có kết tủa trắng xuất hiện
C. Có khí bay lên
D. Không có hiện tượng gì
Cho lá nhôm vào dung dịch HCl có khí bay lên
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3, ban đầu có kết tủa keo trắng xuất hiện.
3NaOH + AlCl3 → Al(OH)3 ↓ + 3NaCl
Câu 19. Có hỗn hợp bột A gồm Al, Fe2O3, Fe3O4 (có cùng số mol). Đem nung 41,9 gam hỗn hợp A ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp B. Hòa tan B trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được V lít khí SO2 (là sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Giá trị của V là
A. 5,60 lít
B. 11,20 lít
C. 4,48 lít
D. 8,96 lít
Coi B là hỗn hợp ban đầu
Gọi n(Al) = n(Fe2O3) = n(Fe3O4) = a → 27a + 160a + 232a = 41,9 → a = 0,1 mol
Al0 → Al+3 + 3e S+6 + 2e → S+4
0,1 → 0,3
Fe+8/3 → 3Fe+3 + 1e
0,1 → 0,1
→ n(SO2) = (0,3 + 0,1) : 2 = 0,2 → V = 4,48 lít
Câu 20. Nhận định không chính xác về nhôm là:
A. Nhôm là kim loại nhẹ, dễ dát mỏng.
B. Nhôm là kim loại có tính khử tương đối mạnh.
C. Trong công nghiệp, nhôm được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy.
D. Nhôm có thể khử được các oxit của kim loại kiềm.
Câu 21. Cho các nhận định sau:
(1) Nhôm là kim loại nhẹ, có tính khử mạnh, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
(2) Các kim loại kiềm thổ tác dụng được với nước ở điều kiện thường.
(3) Trong công nghiệp, các kim loại kiềm được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch.
(4) Thành phần cacbon trong gang trắng nhiều hơn trong gang xám.
(5) Trong công nghiệp, crom được dùng để sản xuất và bảo vệ thép.
(6) Phèn chua được dùng trong ngành thuộc da, chất cầm màu trong công nghiệp nhuộm vải.
(7) Các kim loại kiềm dễ cháy trong oxi khi đốt, chỉ tạo thành các oxit.
(8) Ở nhiệt độ cao, các kim loại đứng trước H đều khử được H2O.
Số nhận định đúng là:
A. 3
B. 5
C. 4
D. 6
Các nhận định đúng là 1, 5, 6.
+ Nhận định 2: Be không tác dụng với H2O; Mg tác dụng chậm với H2O ở điều kiện thường.
+ Nhận định 3: phương pháp thường dùng để điều chế kim loại kiềm là điện phân nóng chảy muối halogenua của kim loại kiềm.
+ Nhận định 4: thành phần của C trong gang từ 2-5%, trong thép là 0,01-2%.
+ Nhận định 7: các kim loại kiềm dễcháy trong oxi khi đốt, tạo ra các oxit/peoxit.
+ Nhận định 8: những kim loại mạnh như Na, K, Ca ..khử được H2O ở nhiệt độ thường; các kim loại có tính khử trung bình như Zn, Fe… chỉ khử được hơi nước ở nhiệt độ cao; các kim loại có tính khử yếu như Cu, Ag, Hg… không khử được H2O, dù ở nhiệt độ cao.
Trắc nghiệm kiểm tra kiến thức:
Nội dung bài trắc nghiệm được biên soạn bởi KhoaHoc.vn – Chuyên trang học online!
……………………………
Hy vọng có thể giúp các bạn viết và cân bằng phương trình một cách nhanh và chính xác hơn, cũng như vận dụng tốt vào giải các dạng câu hỏi cân bằng, bài tập tính toán.
TaiLieuViet đã gửi tới bạn phương trình hóa học Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO + H2O. Với phương trình hóa học này các em lưu ý sản phẩm chất khử sẽ sinh ra rất nhiều, xác định sản phẩm khử dựa vào nồng độ dung dịch HNO3. Chúc các bạn học tập tốt
Mời các bạn tham khảo một số tài liệu liên quan:
- Al + H2SO4 → Al2(SO4)3 + SO2 + H2O
- Al + HNO3 → H2O + NO2 + Al(NO3)3
- Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2O + H2O
- Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2 + H2O
- Phương pháp giải bài tập về nhôm
- Phương pháp giải bài tập kim loại
Trên đây TaiLieuViet.vn vừa giới thiệu tới các bạn phương trình hóa học Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO + H2O, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể vận dụng tốt vào cân bằng phản ứng cũng như làm bài tập tính toán, học tập tốt hơn môn Hóa lớp 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Ngữ văn 12, Tiếng Anh 12, Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi THPT Quốc gia môn Vật Lý,….
Related posts
Tài liệu nổi bật
Categories
- Âm Nhạc – Mỹ Thuật Lớp 9 (17)
- Âm nhạc lớp 6 – KNTT (31)
- Âm Nhạc Lớp 7- CTST (23)
- Bài tập Toán 9 (8)
- Chưa phân loại (32)
- Chuyên đề Hóa học 12 (196)
- Chuyên đề Sinh học lớp 12 (61)
- Chuyên đề Toán 9 (50)
- Công Nghệ Lớp 10- CD (58)
- Công Nghệ Lớp 10- KNTT (52)
- Công nghệ Lớp 11 – KNTT (22)
- Công Nghệ Lớp 6 – CTST (15)
- Công Nghệ Lớp 6 – KNTT (16)
- Công Nghệ Lớp 7- CTST (18)
- Công Nghệ Lớp 7- KNTT (19)
- Công nghệ Lớp 8 – CD (21)
- Công nghệ Lớp 8 – CTST (18)
- Công nghệ Lớp 8 – KNTT (7)
- Công Nghệ Lớp 9 (114)
- Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn (35)
- Địa Lí Lớp 10- CD (99)
- Địa Lí Lớp 10- KNTT (77)
- Địa lí Lớp 11 – CD (31)
- Địa lí Lớp 11 – CTST (23)
- Địa lí Lớp 11 – KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 12 (134)
- Địa lí Lớp 6 – CTST (36)
- Địa lí Lớp 6 – KNTT (30)
- Địa Lí Lớp 7- CTST (22)
- Địa Lí Lớp 7- KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 9 (290)
- GDCD 12 (28)
- GDCD Lớp 6 – CTST (8)
- GDCD Lớp 6 – KNTT (12)
- GDCD Lớp 9 (94)
- Giải bài tập Địa Lí 12 (12)
- Giải bài tập SGK Toán 12 (8)
- Giải bài tập Sinh học 12 (45)
- Giải SBT Hóa học 12 (71)
- Giải vở BT Văn 9 (122)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- CTST (12)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- KNTT (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CD (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CTST (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – KNTT (10)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- CD (12)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- KNTT (12)
- Hóa Học Lớp 10- CD (30)
- Hóa Học Lớp 10- KNTT (61)
- Hoá Học Lớp 11 – CD (19)
- Hoá học Lớp 11 – CTST (19)
- Hoá học Lớp 11 – KNTT (25)
- Hóa Học Lớp 12 (130)
- Hóa Học Lớp 9 (717)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 10- KNTT (52)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- CTST (40)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- KNTT (16)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CD (19)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CTST (9)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – KNTT (18)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – CTST (46)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – KNTT (57)
- Khoa Học Tự Nhiên Lớp 7- CTST (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CD (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CTST (33)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – KNTT (37)
- Kinh Tế & Pháp Luật Lớp 10 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CTST (11)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – KNTT (11)
- Lịch Sử Lớp 10- CD (34)
- Lịch Sử Lớp 10- CTST (20)
- Lịch Sử Lớp 10- KNTT (42)
- Lịch sử Lớp 11 – CTST (13)
- Lịch sử Lớp 11 – KNTT (13)
- Lịch sử Lớp 6 – CTST (21)
- Lịch sử Lớp 6 – KNTT (22)
- Lịch Sử Lớp 7- CTST (19)
- Lịch sử lớp 7- KNTT (18)
- Lịch Sử Lớp 9 (148)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – CTST (40)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – KNTT (33)
- Lý thuyết Địa lý 12 (4)
- Lý thuyết Lịch sử lớp 9 (33)
- Lý thuyết Ngữ Văn (83)
- Lý thuyết Ngữ Văn 12 (18)
- Lý thuyết Sinh học 12 (41)
- Mở bài – Kết bài hay (55)
- Mở bài lớp 12 hay (24)
- Nghị luận xã hội (34)
- Ngữ Văn Lớp 10- CD (113)
- Ngữ Văn Lớp 10- CTST (79)
- Ngữ Văn Lớp 10- KNTT (198)
- Ngữ Văn Lớp 11 – CD (51)
- Ngữ văn Lớp 11 – CTST (89)
- Ngữ Văn Lớp 11 – KNTT (107)
- Ngữ Văn Lớp 12 (379)
- Ngữ Văn Lớp 6 – KNTT (293)
- Ngữ Văn Lớp 7- CTST (103)
- Ngữ Văn Lớp 7- KNTT (66)
- Ngữ văn Lớp 8 – CD (48)
- Ngữ văn Lớp 8 – CTST (123)
- Ngữ văn Lớp 8 – KNTT (196)
- Ngữ Văn Lớp 9 (28)
- Phân tích các tác phẩm lớp 12 (12)
- Sinh Học Lớp 10- CD (49)
- Sinh Học Lớp 10- CTST (61)
- Sinh Học Lớp 10- KNTT (71)
- Sinh Học Lớp 11 – CD (16)
- Sinh học Lớp 11 – CTST (18)
- Sinh học Lớp 11 – KNTT (18)
- Sinh Học Lớp 9 (229)
- Soạn Anh 12 mới (86)
- Soạn văn 9 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 1 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 2 (50)
- Tác giả – Tác phẩm (41)
- Tác giả – Tác phẩm Ngữ Văn 12 (13)
- Thi THPT QG môn Địa lý (12)
- Thi THPT QG môn Sinh (8)
- Tiếng Anh Lớp 10 Friends Global (57)
- Tiếng Anh Lớp 10 Global Success (604)
- Tiếng Anh Lớp 10 iLearn Smart World (98)
- Tiếng anh Lớp 11 Friends Global (171)
- Tiếng anh Lớp 11 Global Success (368)
- Tiếng anh Lớp 11 iLearn Smart World (104)
- Tiếng Anh Lớp 12 cũ (168)
- Tiếng Anh Lớp 6 Friends Plus (114)
- Tiếng Anh Lớp 6 Global Success (174)
- Tiếng Anh Lớp 7 Friends Plus (160)
- Tiếng Anh Lớp 8 Friends plus (71)
- Tiếng anh Lớp 8 Global Success (79)
- Tiếng anh Lớp 8 iLearn Smart World (40)
- Tiếng Anh Lớp 9 Mới (211)
- Tin Học Lớp 10- CD (24)
- Tin Học Lớp 10- KNTT (33)
- Tin học Lớp 11 – KNTT (21)
- Tin Học Lớp 6 – CTST (41)
- Tin Học Lớp 6- KNTT (17)
- Tin Học Lớp 7- CTST (14)
- Tin Học Lớp 7- KNTT (16)
- Tin học Lớp 8 – CD (36)
- Tin học Lớp 8 – CTST (10)
- Tin học Lớp 8 – KNTT (5)
- Tin Học Lớp 9 (21)
- Toán 10 sách Chân trời sáng tạo (42)
- Toán Lớp 1 – KNTT (1)
- Toán Lớp 10- CD (44)
- Toán Lớp 10- CTST (39)
- Toán Lớp 10- KNTT (161)
- Toán Lớp 11 – CD (19)
- Toán Lớp 11 – CTST (44)
- Toán Lớp 11 – KNTT (46)
- Toán Lớp 12 (123)
- Toán Lớp 6 – CTST (62)
- Toán Lớp 6 – KNTT (102)
- Toán Lớp 7- CTST (52)
- Toán Lớp 7- KNTT (74)
- Toán Lớp 8 – CD (23)
- Toán Lớp 8 – CTST (21)
- Toán Lớp 8 – KNTT (34)
- Toán Lớp 9 (194)
- Tóm tắt Ngữ văn (16)
- Trắc nghiệm Ngữ Văn (75)
- Trắc nghiệm Toán 9 (61)
- Trải nghiệm hướng nghiệp Lớp 11 – KNTT (8)
- Văn mẫu 12 phân tích chuyên sâu (12)
- Văn mẫu 9 (273)
- Vật Lí Lớp 10- CD (39)
- Vật Lí Lớp 10- KNTT (61)
- Vật Lí Lớp 11 – CD (18)
- Vật lí Lớp 11 – CTST (20)
- Vật lí Lớp 11 – KNTT (26)
- Vật Lý Lớp 9 (217)