Đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Cánh Diều năm 2023 – 2024 tổng hợp câu hỏi của các phần Vật lý, Sinh học, Hóa học môn Khoa học tự nhiên 7 sách mới. Đây là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề và các em học sinh ôn luyện, chuẩn bị cho kì thi giữa kì 1 sắp tới đạt kết quả cao. Mời các bạn tải về xem toàn bộ 3 đề thi KHTN 6 giữa kì 1.

Tham khảo đề thi mới nhất

  • Đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024
  • Đề thi giữa kì 1 lớp 6 môn Khoa học tự nhiên năm 2023 – 2024 trọn bộ 3 sách
  • Đề cương ôn tập giữa kì 1 lớp 6 môn Khoa học tự nhiên năm 2023 – 2024

1. Đề thi giữa học kì 1 lớp 6 Khoa học tự nhiên số 1

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng trong các câu sau:

Câu 1. Cho các vật thể: Vi khuẩn, đôi giày, con cá, con mèo, máy bay. Những vật thể sống trong các vật thể đã cho là:

A. Vi khuẩn, đôi giày, con cá.

B. Vi khuẩn, con cá, con mèo.

C. Con cá, con mèo, máy bay.

D. Vi khuẩn, con cá, máy bay.

Câu 2 :Cấu trúc cơ thể theo tổ chức từ thấp đến cao là:

A. Mô→Cơ quan→Tế bào→Cơ thể sống

B. Hệ cơ quan→ Mô→Tế bào→Cơ thể sống.

C. Tế bào→Mô→ Cơ quan→Hệ cơ quan→Cơ thể sống.

D. Cơ thể sống→Hệ cơ quan→Cơ quan→Mô→Tế bào.

Câu 3: Khoa học tự nhiên không bao gồm lĩnh vực nào sau đây?

A. Vật lý học.

B. Hóa học và sinh học.

C. Khoa học Trái Đất và Thiên văn học.

D. Lịch sử loài người.

Câu 4: Để đo khối lượng của một vật ta dùng dụng cụ nào?

A. Thước kẹp.

B. Thước đo chiều dài.

C. Cân đồng hồ.

D. Kính lúp.

Câu 5. Vật thể nhân tạo là

A.Cây lúa.

B.Cái cầu.

C.Mặt trời.

D.Con sóc.

Câu 6. Các chất sau chất nào ở thể rắn.

D. Than gỗ, oxygen

II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1:(1,5 điểm).

a, Khi nào tế bào nào có khả năng phân chia? Sự phân chia của tế bào gọi là gì?

b, Tế bào thực vật khác tế bào động vật ở những điểm nào?

c, Từ 1 tế bào phân chia liên tiếp ba lần thì sinh ra bao nhiêu tế bào con?

Câu 2:(2,5 điểm).

a, Khi quan sát hình vẽ một tế bào thành phần nào giúp em xác định đó là tế bào nhân sơ hay tế bào nhân thực?

b, Nêu thành phần cấu tạo và chức năng của mỗi thành phần trong tế bào?

c, Tại sao nói nhân là thành phần quan trọng nhất của tế bào?

Câu 3. (1,0 điểm): Để quan sát kiểu gân của một chiếc lá, em sử dụng loại dụng cụ nào? Nếu cách sử dụng loại dụng cụ đó.

Câu 4. (0,5 điểm): Viết tên lĩnh vực thuộc khoa học tự nhiên nghiên cứu mỗi đối tượng sau.

Đối tượng nghiên cứu

Lĩnh vực thuộc khoa học tự nhiên

a. Sinh vật và sự sống trên Trái Đất

b. Vũ trụ

c. Trái Đất

d. Vật chất, năng lượng và sự biến đổi của chúng trong tự nhiên

e. Chất và sự biến đổi các chất trong tự nhiên

Câu 5. (1,5 điểm)

a. Nêu tính chất vật lí của oxygen? Oxygen có tầm quan trọng như thế nào?

b. Vì sao đồ dùng bằng sắt khi được bôi dầu mỡ sẽ không bị gỉ?

Mời các bạn xem đáp án đề 1 trong file tải về.

2. Đề thi giữa kì 1 KHTN 6 Cánh diều – Đề 2

Câu 1: Khoa học tự nhiên có những vai trò nào đối với cuộc sống?

A. Cung cấp thông tin và nâng cao hiểu biết của con người.

B. Mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế.

C. Bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người.

D. Cả 3 phương án trên.

Câu 2: Vật nào sau đây là vật sống?

A. Xe đạp

B. Quả bưởi ở trên cây

C. Robot

D. Máy bay

Câu 3: Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo thể tích?

A. Thước kẻ

B. Nhiệt kế rượu

C. Chai lọ bất kì

D. Bình chia độ

Câu 4: Đơn vị nào sau đây là đơn vị đo chiều dài?

A. Mét (m)

B. Inch (in)

C. Dặm (mile)

D. Cả 3 phương án trên

Câu 5: Công thức nào sau đây là công thức chuyển đổi đúng đơn vị nhiệt độ từ thang Xen – xi – ớt sang thang Ken – vin?

A. T(K) = t(0C) + 273

B. t0C = (t – 273)0K

C. t0C = (t + 32)0K

D. t0C = (t.1,8)0F + 320F

Câu 6: Nhiệt kế y tế thủy ngân hoạt động dựa trên hiện tượng nào?

A. Sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn

B. Sự dãn nở vì nhiệt của chất khí

C. Sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng

D. A hoặc B

Câu 7: Vật thể tự nhiên là

A. Vật thể không có các đặc trưng sống.

B. Vật thể có các đặc trưng sống.

C. Vật thể do con người tạo ra để phục vụ cuộc sống.

D. Vật thể có sẵn trong tự nhiên.

Câu 8: Có các vật thể sau: quả chuối, máy tính, cây mít, cái chậu, lọ hoa, xe máy, cây tre. Số vật thể tự nhiên là

A. 5 B. 4 C. 3 D. 2.

Câu 9: Tất cả các trường hợp nào sau đây đều là chất?

A. Đường mía, muối ăn, con vịt.

B. Con dao, cái bát, cái thìa nhôm.

C. Nhôm, muối ăn, đường mía.

D. Con dao, cái thìa, muối ăn.

Câu 10: Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hóa học?

A. Hòa tan đường mía vào nước.

B. Cô cạn nước muối thành muối.

C. Đun nóng đường tới lúc xuất hiện màu đen.

D. Đun nóng đường ở thể rắn để đường chuyển sang đường ở thể lỏng.

Câu 11: Quan sát tế bào bên và cho biết mũi tên đang chỉ vào thành phần nào của tế bào:

Đề thi Giữa kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều năm 2022 có đáp án (4 đề)

A. Màng tế bào.

C. Nhân tế bào.

B. Chất tế bào.

D. Vùng nhân.

Câu 12: Thành phần chỉ có trong tế bào thực vật là?

A. Nhân. C. Màng sinh chất.
B. Tế bào chất. D. Lục lạp.

Câu 13: Từ 1 tế bào trưởng thành tiến hành phân chia một lần tạo thành số tế bào con là?

A. 4 tế bào con. C. 2 tế bào con.
B. 6 tế bào con. D. 3 tế bào con.

Câu 14: Đặc điểm chỉ có ở tế bào nhân thực là?

A. Có thành tế bào. C. Có nhân thực và các bào quan có màng.
B. Có chất tế bào. D. Có màng sinh chất.

Câu 15: Sinh vật đơn bào là sinh vật được cấu tạo từ?

A. Hàng trăm tế bào. C. Một tế bào.
B. Hàng nghìn tế bào. D. Một số tế bào.

Câu 16: Các cấp độ cấu trúc của cơ thể lần lượt là?

A. Mô → tế bào → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể.
B. Tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể.
C. Tế bào → mô → hệ cơ quan → cơ quan → cơ thể.
D. Cơ thể → cơ quan → hệ cơ quan → tế bào → mô.

Câu 17: Cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, có khả năng quang hợp là đặc điểm của sinh vật thuộc giới nào sau đây?

A. Khởi sinh. C. Nấm.
B. Nguyên sinh. D. Thực vật.

Câu 18: Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây?

A. Loài → Chi (giống) → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới.
B. Chỉ (giống) → Loài → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới
C. Giới Ngành → Lớp → Bộ → Họ → Chi (giống) → Loài.
D. Loài → Chi (giống) → Bộ → Họ → Lớp → Ngành → Giới.

Câu 19: Vì sao tế bào được coi là đơn vị cơ bản của sự sống?

A. Nó có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản

B. Nó có đầy đủ hết các loại bào quan cần thiết

C. Nó có nhiều hình dạng khác nhau để thích nghi với các chức năng khác nhau

D. Nó có nhiều kích thước khác nhau để đảm nhiệm các vai trò khác nhau

Câu 20: Loại tế bào nào sau đây có thể quan sát bằng mắt thường?

A. Tế bào trứng cá C. Tế bào vảy hành

B. Tế bào mô giậu D. Tế bào vi khuẩn

Câu 21. Khi quá bóng đập vào một bức tường lực do tường tác dụng lên bóng

A. Làm biến đổi chuyển động của quả bóng.

B. Làm biến dạng quả bóng.

C. Vừa làm biến đồi chuyển động vừa làm biến dạng quả bóng.

D. Không làm biến đồi chuyển động và không làm biến dạng quả bóng.

Câu 22. Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực …. với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực

A. Nằm gần nhau

B. Cách xa nhau

C. Không tiếp xúc

D. Có sự tiếp xúc

Câu 23. Khi hai viên bi va chạm, lực do viên bi 1 tác dụng lên viên bi 2

A. Làm biến đổi chuyển động của viên bi 2.

B. Làm biến dạng viên bi 2.

C. Vừa lảm biến đổi chuyển động vừa làm biến dạng viên bi 2.

D. Không lảm biến đổi chuyển động và không làm biến dạng viên bi 2.

Câu 24. Lực nào sau đây là lực tiếp xúc?

A. Lực của Trái Đất tác dụng lên bóng đèn treo trên trần nhà.

B. Lực của quả cân tác dụng lên lò xo khi treo quả cân vào lò xo

C. Lực của nam châm hút thanh sắt đặt cách đó một đoạn.

D. Lực hút giữa Trái Đất và Mặt Trăng.

Câu 25. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Lực là nguyên nhân làm cho vật chuyển động.

B. Lực là nguyên nhân làm cho vật thay đổi hướng chuyển động,

C. Lực là nguyên nhân làm cho vật thay đổi tốc độ chuyển động.

D. Lực là nguyên nhân làm cho vật bị biến dạng.

Câu 26. Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực tiếp xúc?

A. Một hành tinh chuyển động xung quanh một ngôi sao.

B. Một vận động viên nhảy dù rơi trên không trung.

C. Thủ môn bắt được bóng trước khung thành.

D. Quả táo rơi từ trên cây xuống.

Câu 27. Một quả bóng nằm yên được tác dụng một lực đẩy. Khẳng định nào sau đây đúng?

A. Quả bóng chỉ bị biến đổi chuyển động.

B. Quả bóng vừa bị biến đổi hình dạng vừa bị biến đổi chuyển động.

C. Quả bóng chỉ bị biến đổi hình dạng.

D. Quả bóng không bị biến đổi.

Câu 28. Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực không tiếp xúc?

A. Vận động viên nâng tạ.

B. Người dọn hàng đẩy thùng hàng trên sân.

C. Giọt mưa đang rơi.

D. Bạn Lan cầm bút viết.

Câu 29. Trường hợp nào sau đây vật không bị biến dạng khi chịu tác dụng cùa lực?

A. Viên bi sắt bị búng và lăn về phía trước.

B. Đất xốp khi được cày xới cẩn thận.

C. Cứa kinh bị vỡ khi bị va đập mạnh.

D. Tờ giấy bị nhàu khi ta vò nó lại.

Câu 30. Lực nào sau đây là lực không tiếp xúc?

A. Lực của bạn Linh tác dụng lên cửa để mở cửa.

B. Lực cùa chân cầu thủ tác dụng lên quả bóng.

C. Lực của Trái Đất tác dụng lên quyển sách đặt trên mặt bàn.

D. Lực của Nam cầm bình nước.

Đáp án đề thi KHTN 6 Cánh diều Đề 2

1 – D

2 – B

3 – D

4 – D

5 – A

6 – C

7 – D

8 – C

9 – C

10 – C

11 – C

12 – D

13 – C

14 – C

15 – C

16 – B

17 – D

18 – A

19 – A

20 – A

21 – C

22 – D

23 – C

24 – B

25 – A

26 – C

27 – B

28 – C

29 – A

30 – C

3. Đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 6 số 3

Phần I: Trắc nghiệm (4,0 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm.

Câu 1: Khoa học tự nhiên không bao gồm lĩnh vực nào sau đây?

A. Vật lý học.
B. Hóa học và sinh học.
C. Khoa học Trái Đất và Thiên văn học.
D. Lịch sử loài người.

Câu 2: Theo em, việc nghiên cứu sản xuất vacxin phòng Covid 19 thể hiện vai trò nào dưới đây của khoa học tự nhiên?

A. Bảo vệ sức khoẻ và cuộc sống của con người.
B. Cung cấp thông tin và nâng cao hiểu biết của con người.
C. Mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế
D. Bảo vệ môi trường.

Câu 3: Cách sử dụng kính lúp cầm tay là

A. Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu ánh sáng rồi quan sát.
B. Đặt mặt kính lúp lên vật rồi quan sát.
C. Để mặt kính gần mẫu vật quan sát, mắt nhìn vào mặt kính và điều chỉnh khoảng cách sao cho nhìn rõ vật.
D. Đặt và cố định tiêu bản rồi quan sát. Sử dụng hệ thống ốc điều chỉnh để quan sát rõ vật mẫu.

Câu 4: Nếu không may bị hoá chất rơi vào cơ thể hoặc quần áo thì bước đầu tiên và cần thiết nhất là phải làm gì?

A. Đưa ngay ra trung tâm y tế cấp cứu.
B. Hô hấp nhân tạo.
C. Lấy lá cây thuốc bỏng ép ngay vào vị trí đó.
D. Rửa sạch bằng nước ngay lập tức.

Câu 5: Khi quan sát tế bào thực vật ta nên chọn loại kính nào?

A. Kính có độ.
B. Kính lúp cầm tay.
C. Kính hiển vi quang học.
D. Kính hiển vi hoặc kính lúp đều được.

Câu 6: Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện nguyên tắc nào dưới đây?

A. Đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội Quy phòng thực hành.
B. Chỉ làm thí nghiệm, thực hành khi có sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên.
C Thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hoá chất, dụng cụ, thiết bị trong phòng thực hành.
D. Tất cả các ý trên.

Câu 7: Để đo khối lượng của một vật ta dùng dụng cụ nào.

A. Thước đo.
B. Kính hiển vi.
C. Cân.
D. Kính lúp.

Câu 8: Hãy cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước kẻ trong hình sau:

Đề thi giữa học kì 1 lớp 6 sách Cánh Diều

A. Giới hạn đo là 30 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm.
B. Giới hạn đo là 30 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 cm.
C. Giới hạn đo là 30 mm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm.
D. Giới hạn đo là 3 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm

Câu 9: Trước khi đo chiều dài của vật ta thường ước lượng chiều dài của vật để

A. lựa chọn thước đo phù hợp.
B. đặt mắt đúng cách.
C. đọc kết quả đo chính xác.
D. đặt vật đo đúng cách.

Câu 10: Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là

A. tuần.
B. ngày.
C. giây.
D. giờ.

Câu 11: Trong thang nhiệt độ Xen-xi-ớt, nhiệt độ của hơi nước đang sôi là:

A. 100oC.
B. 0oC.
C. 50oC.
D. 78oC.

Câu 12: Nhiệt kế(thường dùng) hoạt động dựa trên

A. sự nở vì nhiệt của chất rắn.
B. sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
C. sự nở vì nhiệt của chất khí.
D. cả 3 phương án trên

Câu 13: Quan sát tế bào bên và cho biết mũi tên đang chỉ vào thành phần nào của tế bào:

Đề thi giữa học kì 1 lớp 6 Khoa học tự nhiên sách Cánh Diều

A. Màng tế bào.
B. Chất tế bào.
C. Nhân tế bào.
D. Vùng nhân.

Câu 14: Thành phần chỉ có trong tế bào thực vật:

A. Nhân.
B. Tế bào chất.
C. Màng sinh chất.
D. Lục lạp.

Câu 15: Từ 1 tế bào trưởng thành tiến hành phân chia một lần tạo thành số tế bào con là.

A. 4 tế bào con.
B. 6 tế bào con.
C. 2 tế bào con.
D. 3 tế bào con

Câu 16. Đặc điểm chỉ có ở tế bào nhân thực là

A. có thành tế bào.
B. có chất tế bào.
C. có nhân và các bào quan có màng.
D. có màng sinh chất.

Câu 17: Sinh vật đơn bào là sinh vật được cấu tạo từ

A. hàng trăm tế bào.
B. hàng nghìn tế bào.
C. một tế bào.
D. một số tế bào.

Câu 18: Các cấp độ cấu trúc của cơ thể lần lượt là

A. mô → tế bào → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể.
B. tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể.
C. tế bào → mô → hệ cơ quan → cơ quan → cơ thể.
D. cơ thể → cơ quan → hệ cơ quan → tế bào → mô.

Câu 19: Cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, có khả năng quang hợp là đặc điểm của sinh vật thuộc giới nào sau đây?

A. Khởi sinh.
B. Nguyên sinh.
C. Nấm.
D. Thực vật.

Câu 20: Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây?

A. Loài -> Chi (giống) -> Họ -> Bộ -> Lớp ->Ngành -> Giới.
B. Chỉ (giống) -> Loài -> Họ -> Bộ -> Lớp -> Ngành -> Giới
C. Giới Ngành -> Lớp -> Bộ -> Họ -> Chi (giống) -> Loài.
D. Loài -> Chi (giống) -> Bộ -> Họ -> Lớp -> Ngành -> Giới.

Phần 2: Tự luận (6,0 điểm)

Bài 1: (1,5 điểm) Cho các dụng cụ sau: đồng hồ bấm giây, thước dây, kính lúp,kéo, búa, nhiệt kế y tế, thước kẻ, cốc đong, cân khối lượng, ống hút nhỏ giọt.

Bạn An thực hiện một số phép đo sau, em hãy giúp bạn bằng cách lựa chọn dụng cụ đo phù hợp cho mỗi phép đo sao cho thực hiện dễ dàng và cho kết quả chính xác nhất.

STT Phép đo Tên dụng cụ đo
1 Đo thân nhiệt (nhiệt cơ thể)
2 Đo lượng nước cần pha sữa cho em hàng ngày
3 Đo khối lượng cơ thể
4 Đo diện tích lớp học
5 Đo thời gian đun sôi một lít nước
6 Đo chiều dài của quyển sách

Bài 2: (2,5 điểm)

a, Nêu cấu tạo của tế bào thực vật và chức năng của từng thành phần ?

b, Tế bào thực vật khác tế bào động vật ở điểm nào?

c, Vì sao cơ thể thực vật không có bộ xương như động vật nhưng vẫn đứng vững?

Bài 3: (2 điểm) Cho một số sinh vật sau: cây khế, con gà, con thỏ, con cá.

a. Em hãy xác định các đặc điểm giống và khác nhau ở những sinh vật trên.

b. Dựa vào các đặc điểm trên hãy xây dựng khoá lưỡng phân để phân chia các sinh vật trên thành từng nhóm?

Đáp án Đề thi giữa học kì 1 lớp 6 KHTN Cánh Diều

Phần I. Trắc nghiệm (4,0 điểm)

– Mỗi câu trả lời đúng được 0,2 điểm

– Đáp án:

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án D A C D C D C A A C
Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án A B C D C C C B D A

Phần II. Tự luận (6,0 điểm)

Bài Nội dung Điểm

1

(1,5 điểm)

Lựa chọn dụng cụ đo phù hợp cho mỗi phép đo

STT Phép đo Tên dụng cụ đo
1 Đo thân nhiệt (nhiệt cơ thể) Nhiệt kế y tế
2 Đo lượng nước cần pha sữa cho em hàng ngày Cốc đong
3 Đo khối lượng cơ thể Cân khối lượng
4 Đo diện tích lớp học Thước dây
5 Đo thời gian đun sôi một lít nước Đồng hồ bấm giây
6 Đo chiều dài của quyển sách Thước kẻ

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

2

(2,5 điểm)

a. Cấu tạo của tế bào thực vật gồm:

– Thành tế bào: giúp tế có hình dạng nhất định.

– Màng sinh chất: bao bọc ngoài chất tế bào.

– Chất tế bào : có chứa các bào quan và là nơi diễn ra hầu hết các hoạt động sống của tế bào.

– Nhân: điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.

– Không bào trung tâm: chứa dịch tế bào.

1

b. Khác với tế bào động vật, tế bào thực vật có thêm không bào trung tâm,thành tế bào và lục nạp là bào quan quang hợp.

1

c. Vì thành tế bào thực vật được tạo nên từ một chất rất bền gọi là cellulose, đóng vai trò bảo vệ và nâng đỡ cơ thể thực vật. giúp thực vật có thể đứng vững.

0,5

3

(2 điểm)

Đặc điểm
Sinh vật
Khả năng di chuyển Môi trường sống Số chân
Cây khế không Cạn
Con gà Cạn Hai chân
Con thỏ Cạn Bốn chân
Con cá Nước

1

b. Vẽ sơ đồ khóa lưỡng phân

Đề thi giữa học kì 1 lớp 6 môn KHTN cánh Diều

1

Chú ý:

  • Học sinh làm cách khác đúng thì căn cứ vào hướng dẫn chấm để chia điểm và cho điểm tối đa.
  • Cách làm tròn điểm toàn bài: Làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất.

Bảng mô tả câu hỏi đề thi giữa học kì 1 lớp 6 KHTN

Chủ đề

Nội dung

Câu/bài

Mô tả

Giới thiệu về khoa học tự nhiên, dụng cụ đo và an toàn thực hành

Giới thiệu về khoa học tự nhiên

Câu 1

NB: biết các lĩnh vực của khoa học tự nhiên

Câu 2

TH: hiểu vai trò của khoa học tự nhiên

Một số dụng cụ đo và quy định an toàn trong phòng thực hành

Câu 3

NB: biết cách sử dụng kính lúp cầm tay

Câu 4

NB: biết cách xử lí khi bị hóa chất dính vào người

Câu 5

TH: hiểu đặc điểm của từng loại kính, lựa chọn loại kính phù hợp để quan sát tế bào

Câu 6

NB: biết các nguyên tắc cần thực hiện để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành

Các phép đo

Đo chiều dài, khối lượng và thời gian

Câu 7

NB: biết cách chọn dụng cụ để đo khối lượng

Câu 8

TH: hiểu về giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất trên thước trong hình

Câu 9

NB: biết cách ước lượng chiều dài của vật để lựa chọn thước đo phù hợp.

Câu 10

NB: biết đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là giây.

Đo nhiệt độ

Câu 11

NB: biết nhiệt độ sôi của nước ở một nhiệt độ xác định

Câu 12

NB: biết nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế thường dùng

Tế bào

Tế bào – đơn vị cơ sở của sự sống

Câu 13

NB: biết các thành phần cấu tạo của tế bào

Câu 14

TH: hiểu sự khác nhau của tế bào thực vật và động vật

Câu 15

NB: biết kết quả của sự phân chia tế bào

Câu 16

NB: biết cấu tạo của tế bào nhân thực

Từ tế bào đến cơ thể

Câu 17

NB: biết cấu tạo của sinh vật đơn bào

Câu 18

NB: biết các cấp độ cấu trúc của cơ thể

Đa dạng thế giới sống

Phân loại thế giới sống

Câu 19

TH: hiểu đặc điểm của các giới

Câu 20

NB: biết các bậc phân loại từ thấp đến cao

Các phép đo

Đo chiều dài, khối lượng và thời gian

Đo nhiệt độ

Bài 1

VD: Vận dụng các kiến thức về các dụng cụ đo để lựa chọn các dụng cụ đo phù hợp với các phép đo thường dùng trong đời sống.

Tế bào

Tế bào – đơn vị cơ sở của sự sống

Bài 2.a

NB: Biết các thành phần cấu tạo của tế bào thực vật và chức năng của từng thành phần.

Bài 2.b

TH: Chỉ ra được điểm khác giữa tế bào thực vật với tế bào động vật.

Bài 2.c

VDC: vận dụng các kiến thức để giải thích được vì sao cơ thể thực vật không có bộ xương nhưng vẫn đứng vững.

Đa dạng thế giới sống

Khóa lưỡng phân

Bài 3.a

TH: dựa vào hiểu biết thực tế nêu được những điểm giống và khác nhau của các sinh vật về môi trường sống, khả năng di chuyển, số chân…

Bài 3.b

VD: Dựa vào những điểm giống và khác tìm được ở trên xây dựng được khóa lưỡng phân để phân chia được các sinh vật thành từng nhóm.

Đề thi giữa kì 1 lớp 6 môn KHTN lớp 6 trên có đáp án và bảng ma trận chi tiết đầy đủ các câu hỏi cho các em học sinh ôn tập, hệ thống lại các kiến thức đã học, chuẩn bị cho các bài thi trong năm học.