Soạn Thực hành tiếng Việt trang 9 gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 tập 2 thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Bản quyền tài liệu thuộc về TaiLieuViet. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Nghĩa của từ ngữ

Câu 1 trang 9 Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức

Giả trong sứ giả có nghĩa là người, kẻ. Hãy tìm một số từ có yếu tố giả được dùng theo nghĩa như vậy và giải thích nghĩa của những từ đó.

Hướng dẫn trả lời:

Những từ có yếu tố giả được dùng theo nghĩa người, kẻ: học giả, thính giả, độc giả, tác giả, nhẫn giả…

Từ ghép và từ láy

Câu 2 trang 10 Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức

Xác định từ ghép và từ láy trong những từ sau: mặt mũi, xâm phạm, lo sợ, tài giỏi, vội vàng, gom góp, hoảng hốt, đền đáp. Cho biết cơ sở để xác định như vậy.

Hướng dẫn trả lời:

– Xác định từ ghép và từ láy:

  • Từ ghép: mặt mũi, xâm phạm, lo sợ, tài giỏi, gom góp, đền đáp
  • Từ láy: vội vàng, hoảng hốt

– Cơ sở để xác định: dựa trên nghĩa của từng từ đơn cấu tạo nên từ phức:

  • Từ ghép: cả hai tiếng đều có nghĩa chung để tạo nên nghĩa của từ ghép
  • Từ láy: chỉ 1 trong 2 tiếng có nghĩa, còn tiếng còn lại không có nghĩa liên quan đến nghĩa chung của từ láy

Cụm từ

Câu 3 trang 10 Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức

Chỉ ra cụm động từ và cụm tính từ trong những cụm từ sau: chăm làm ăn, xâm phạm bờ cõi, cất tiếng nói, lớn nhanh như thổi, chạy nhờ. Chọn một cụm động từ, một cụm tính từ và đặt câu với mỗi cụm từ được chọn.

Hướng dẫn trả lời:

– Phân loại:

  • Cụm tính từ: chăm làm ăn

– Gợi ý đặt câu như sau:

Đặt câu với Cụm động từ

xâm phạm bờ cõi
  • Giặc Tống đem quân sang xâm phạm bờ cõi nước ta, bị quân đội nhà Lý đánh thua tơi bời.
  • Những kẻ dám rắp tâm xâm phạm bờ cõi nước Việt ta, rồi sẽ chuốc lấy thất bại cả thôi
cất tiếng nói
  • Bố và mẹ vui sướng khi nghe con cất tiếng nói đầu đời.
  • Hoa cất tiếng nói đầu đời trong sự vui mừng của tất cả mọi người.
lớn nhanh như thổi
  • Nhờ được bố mẹ yêu thương, quan tâm chăm sóc, chú bé lớn nhanh như thổi.
  • Mới có một năm không gặp mà cu Thắng đã cao lớn hơn nhiều, khiến bà ngoại phải xuýt xoa “Cháu tôi lớn nhanh như thổi”
chạy nhờ
  • Hoàn cảnh gia đình khó khăn, mẹ phải chạy nhờ khắp nơi để lo toan cho việc học của con.
  • Hùng quyết tâm tự mình ôn thi chứ không để mẹ chạy nhờ thầy cô nâng điểm cho mình.

Đặt câu với Cụm tính từ

chăm làm ăn
  • Nhờ chăm làm ăn, mà chẳng bao lâu sau ông đã có một cơ ngơi đồ sộ.
  • Trái với người anh lười biếng, ăn no lại nằm, người em vô cùng siêng năng, chăm làm ăn lắm.

Biện pháp tu từ

Câu 4 trang 10 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Nêu biện pháp tu từ được dùng trong những cụm từ sau: lớn nhanh như thổi, chết như ngả rạ. Vận dụng biện pháp tu từ này để nói về một sự vật hoặc hoạt động được kể trong truyện Thánh Gióng.

Hướng dẫn trả lời:

– Biện pháp tu từ được dùng trong các cụm từ là so sánh (dấu hiệu nhận biết: từ như)

– Vận dụng biện pháp tu từ so sánh để nói về sự vật hoặc hoạt động được kể trong truyện Thánh Gióng:

  • Gióng ăn mãi mà bụng vẫn chưa no, như một cái động không đáy.
  • Bàn tay Gióng như có phép lạ, vỗ một cái con ngựa sắt liền sống lại, thở ra hơi lửa.
  • Thánh Gióng cao lớn, vạm vỡ như một người khổng lồ.
  • Cây tre ngà dẻo dai, cứng cáp chẳng kém gì thanh roi sắt cả.
  • Quân giặc hoảng sợ, bỏ chạy tán loạn như bầy ong vỡ tổ.
  • Trước sức mạnh của Thánh Gióng, quân giặc sợ hãi như gà con nhìn thấy đại bàng.

————————————————-

  • Viết đoạn văn về một hình ảnh hay hành động của Thánh Gióng đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất
  • Đoạn văn ghi lại tưởng tượng của em về ngoại hình của nhân vật Sơn Tinh, Thủy Tinh
  • Viết đoạn văn chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh so sánh trong Cô Tô
  • Đoạn văn về một cảnh đẹp thiên nhiên sử dụng biện pháp so sánh hoặc ẩn dụ
  • Đoạn văn nêu cảm nhận của em về hang Én
  • Dàn ý Tả cảnh sinh hoạt lớp 6
  • Tả cảnh sinh hoạt lớp 6 ngắn gọn