Lịch sử 6 Bài 14 Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc. Các phần lời giải bài 14 chương 5 có đáp án chi tiết cho từng phần, từng câu hỏi giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, luyện tập giải Lịch sử 6 sách Kết nối tri thức.
Mục Lục
ToggleI. Phần mở đầu trang 60 Lịch sử 6 KNTT
Dù ai đi ngược về xuôi.
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba.
Từ lâu đời, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã ăn sâu vào tâm thức, tinh cảm của những người dân Việt và trở thành truyền thống vô cùng đặc biệt của dân tộc ta. Hình ảnh bên đã phản ánh phần nào không khi của ngày giỗ Tổ. Đã bao giờ em tự hỏi: Điều gì đã thôi thúc nhân dân ta luôn hướng về mảnh đất cội nguồn?
Gợi ý trả lời
* Điều thôi thúc nhân dân Việt Nam luôn hướng về mảnh đất cội nguồn (Phú Thọ)
– Tinh thần yêu nước và lòng tự hào về cội nguồn giống nòi của dân tộc (con rồng – cháu tiên).
– Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
– Truyền thống uống nước nhớ nguồn, lòng trân trọng và biết ơn công lao dựng nước và giữ nước của các thế hệ đi trước.
II. Phần Nội dung bài học trang 61, 62, 63, 64 Lịch sử 6 KNTT
Câu hỏi trang 61 Lịch Sử lớp 6
1. Dựa vào thông tin trong mục 1 và sử dụng bản đồ hành chính Việt Nam, hãy xác định phạm vi không gian chủ yếu của nước Văn Lang so với ngày nay.
Gợi ý trả lời
Phạm vi không gian của Nhà nước Văn Lang:
– Địa bàn chủ yếu của nhà nước Văn Lang gắn liền với lưu vực các dòng sông lớn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay.
+ Bộ lạc Văn Lang, cư trú trên vùng đất ven sông Hồng từ Ba Vì (Hà Nội) đến Việt Trì (Phú Thọ), là một trong những bộ lạc giàu có và hùng mạnh nhất thời đó.
+ Vào khoảng thế kỉ VII TCN, ở vùng Gia Ninh (Phú Thọ) có vị thủ lĩnh dùng tài năng khuất phục được các bộ lạc và tự xưmg là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở Bạch Hạc (Phú Thọ).
2. Nhà nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào? Hãy nêu ý nghĩa sự ra đời của Nhà nước Văn Lang
Gợi ý trả lời
Nhà nước Văn Lang ra đời: Vào khoảng thế kỉ VII TCN, nhờ sự phát triển của công cụ bằng đồng và sắt, đời sống sản xuất của người Việt cổ đã có sự chuyển biến rõ rệt. Nhu cầu chung sống, cùng làm thuỷ lợi và chống ngoại xâm đã thúc đẩy sự ra đời của nhà nước đầu tiên ở Việt Nam – Nhà nước Văn Lang.
– Ý nghĩa sự ra đời của Nhà nước Văn Lang: Tuy còn sơ khai, chưa có pháp luật thành văn và chữ viết,… nhưng sự ra đời của Nhà nước Văn Lang đã mở ra thời kì dựng nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc.
Câu hỏi trang 62 Lịch Sử lớp 6
1. Dựa vào thông tin trong mục 2 và sử dụng bản đồ hành chính Việt Nam, hãy xác định phạm vi không gian chủ yếu của nước Âu Lạc trên bản đồ.
Gợi ý trả lời
Phạm vi không gian của Nhà nước Âu Lạc:
– Địa bàn chủ yếu của nhà nước Âu Lạc từ Phong Châu xuống Đông Anh.
2. Nước Âu Lạc ra đời trong bối cảnh nào? Nhà nước này có gì giống và khác so với nhà nước Văn Lang?
Gợi ý trả lời
– Bối cảnh ra đời nhà nước Âu Lạc: Cuối thế kỉ III TCN, nhà Tần đem quân đánh Xuống phía nam. Người Lạc Việt và người Âu Việt đã đoàn kết với nhau cùng chống quân xâm lược. Họ đã cử ra “nguời tuấn kiệt” là Thục Phán lãnh đạo cuộc kháng chiến. Thục Phán lên làm vua, xung gọi là An Dương Vuơng, lập a nuớc Âu Lạc (năm 208 TCN).
– Điểm giống và khác của nhà nước Âu Lạc với Nhà nước Văn Lang:
– Vua có quyền quyết định tối cao, giúp vua cai trị đất nước là các Lạc hầu, Lạc tướng.
* Khác nhau:
– Nhà nước Âu Lạc: mở rộng hơn về mặt lãnh thổ, hoàn chỉnh hơn về tổ chức: có quân đội mạnh, vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố); quyền hành của nhà nước đã cao hơn và chặt chẽ hơn, vua có quyền thế hơn trong việc trị nước, sự phân biệt tầng lớp thống trị và nhân dân sâu sắc hơn .
– Nhà nước Văn Lang: chưa có quân đội, chưa có pháp luật, Vua Hùng quyền lực không tập trung nhiều hơn An Dương Vương
Câu hỏi trang 64 Lịch Sử lớp 6
1. Trình bày những nét chính về đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang- Âu Lạc
Gợi ý trả lời
– Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc:
+ Về tín ngưỡng:
Có tục thờ cúng tổ tiên; sùng bái tự nhiên (thờ núi, sông, Mặt Trăng; Mặt Trời…).
Người chết được chôn cất trong thạp, bình, mộ thuyền, mộ cây kèm theo công cụ lao động hoặc đồ dùng sinh hoạt.
+ Về phong tục – tập quán: người Việt cổ có tục xăm mình, nhuộm răng đen, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giầy.
+ Nhiều lễ hội được tổ chức trong năm. Trong những ngày lễ hội, mọi người thích hóa trang, nhảy múa, ca hát trong tiếng khèn, tiếng trống đồng náo nức. Các chàng trai đấu vật hoặc đua thuyền trên sông.
2. Quan sát hình 6,7,8 và dựa vào thông tin trong mục a, em hãy mô tả đời sống vật chất (nguồn lương thực, nơi ở, phương tiện đi lại, trang phục, đồ trang sức,…) của người Việt cổ.
Gợi ý trả lời
– Đời sống vật chất của người Việt cổ:
+ Nguồn lương thực: gạo nếp, gạo tẻ, rau, muối, mắm cá…
+ Cư dân chủ yếu ở nhà sàn được dựng bằng tre, nứa, lá, gỗ…
+ Phương tiện đi lại trên sông chủ yếu là thuyền.
+ Người Việt cổ ngày thường để tóc ngang vai, búi tó hoặc tết tóc kiểu đuôi sam. Nam đóng khố, cởi trần, đi chân đất, nữ mặc váy, mặc yếm.
+ Vào dịp lễ hội, người Việt cổ có thể đội thêm mũ lông chim, đeo trang sức )vòng tay, hạt chuỗi, khuyên tai…).
3. Những nghề sản xuất chính của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là gì?
Gợi ý trả lời
– Những nghề sản xuất chính của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là:
+ Nông nghiệp trồng lúa nước và các cây hoa màu.
+ Nghề luyện kim (đúc đồng, rèm sắt…).
III. Luyện tập và vận dụng Lịch sử lớp 6 trang 64 KNTT
Luyện tập 1 Lịch sử 6 trang 64
Hãy ghi lại những thông tin cơ bản nhất về hai nhà nước Văn Lang và Âu Lạc theo các gợi ý sau thời gian thành lập – kết thúc; kinh đô; tổ chức bộ máy nhà nước, một số truyền thuyết dân gian có liên quan.
Gợi ý trả lời
Nhà nước |
Nhà ước Văn Lang |
Nhà nước Âu Lạc |
Thời gian hình thành và kết thúc |
– Hình thành vào khoảng thế kỉ VII TCN – Kết thúc cuối thế kỉ (III TCN) |
– Hình thành vào khoảng 208 TCN – Kết thúc năm 179 TCN |
Kinh đô |
Phong Châu (Phú Thọ) |
Cổ Loa (nay là Đông Anh- Hà Nội) |
Tổ chức bộ máy nhà nước |
Chia làm 15 bộ, đứng đầu là Hùng Vương -> Mở ra thời kì dựng nước |
Vua có quyền cao hơn, lãnh thổ mở rộng hơn, quân đội mạnh, vũ khí tốt, có thành cổ Loa kiên cố -> Tiếp tục phát triển. |
Luyện tập 2 Lịch sử 6 trang 64
Chỉ ra 3-5 thành tựu tiêu biểu của thời đại Văn Lang-Âu Lạc. Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về thành tựu mà em thích nhất.
Gợi ý trả lời
* Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu thời đại Văn Lang – Âu Lạc:
– Hiện vật tiêu biểu cho văn minh Văn Lang – Âu Lạc là Trống đồng.
– Công trình tiêu biểu cho văn minh Văn Lang – Âu Lạc là thành Cổ Loa.
– Lưỡi cày đồng, ngành luyện kim đồng thau
* Giới thiệu về Trống Đồng:
Từ muôn đời nay, trống đồng Đông Sơn đã là biểu tượng cho văn hóa Đông Sơn cũng như nền văn minh sông Hồng của người Việt cổ thời vua Hùng Vương dựng nước Văn Lang. Và trống đồng đã trở thành biểu tượng thiêng liêng của nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Trống đồng như một vật quý báu hội tụ hồn thiêng sông núi, tích tụ những tinh hoa dân tộc trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt. Trong suốt hàng nghìn năm dựng nước, giữ nước và cho đến ngày nay chiếc trống đồng là vật tượng trưng cho tinh hoa văn hóa cũng như ý chí quật cường của dân tộc ta. Hiện nay, trong các buổi nghi lễ trang nghiêm như dịp lễ hội tiếng trống đồng vang lên uy nghi tạo không khí thiêng liêng làm tăng lên niềm tự hào dân tộc.
* Giới thiệu về Thành Cổ Loa:
Được mệnh danh là tòa thành cổ lớn nhất Việt Nam, di tích lịch sử Cổ Loa rộng khoảng 500ha, được vua Thục An Dương Vương xây từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên để làm kinh đô nước Âu Lạc (tên nước Việt Nam thời đó), nay thuộc huyện Ðông Anh, ngoại thành Hà Nội.
Tương truyền, thành có chín vòng hình xoáy trôn ốc nên người dân thành xưa còn gọi là thành Ốc. Do sự tàn phá của thời gian và chiến tranh nên hiện tại thành chỉ còn ba vòng với những dấu tích xưa, đó là thành nội, thành trung và thành ngoại.
Thành ngoại có chu vi khoảng 8km, được xây dựng theo phương pháp đào đất tới đâu khoét hào tới đó, đắp thành, xây lũy liền kề. Các lũy xưa cao từ 4-5m đặc biệt có chỗ cao từ 8-12m. Thành trung có chu vi khoảng 6,5km, cũng có kết cấu như thành ngoại nhưng diện tích hẹp và kiên cố hơn. Thành nội có diện tích khoảng 2km2, là nơi ở của vua An Dương Vương cùng các cung tần, mỹ nữ và quan lại dưới triều.
Vận dụng 3 Lịch sử 6 trang 64
Lễ hội Đền Hùng được tổ chức vào ngày 10-03 âm lịch hằng năm có ý nghĩa như thế nào?
Gợi ý trả lời
Ý nghĩa của lễ hội Đền Hùng được tổ chức vào ngày 10-3 âm lịch hàng năm:
– Tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng, được nhân dân ta ở trong nước cũng như ở nước ngoài thành kính kỷ niệm.
– Tăng cường văn hoá tín ngưỡng truyền thống của người Việt, mặt khác cũng tăng cường sự đoàn kết các dân tộc và tình hữu nghị giữa các dân tộc Việt Nam.
– Giúp cho mọi người dân Việt Nam hiểu được lịch sử dân tộc và tổ tiên họ.
– Quảng bá, phát triển du lịch trong và ngoài nước.
>> Bài tiếp theo: Lịch sử 6 Bài 15 Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc
Tham khảo lời giải 2 bộ sách khác: Lịch sử 6 sách Cánh Diều và Lịch Sử 6 sách Chân Trời Sáng Tạo theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT ban hành. TaiLieuViet.vn liên tục cập nhật Lời giải, đáp án các dạng bài tập Chương trình sách mới chương trình GDPT cho các bạn cùng tham khảo.
>> Bài trước: Lịch Sử 6 Bài 13 Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X
Related posts
Tài liệu nổi bật
Categories
- Âm Nhạc – Mỹ Thuật Lớp 9 (17)
- Âm nhạc lớp 6 – KNTT (31)
- Âm Nhạc Lớp 7- CTST (23)
- Bài tập Toán 9 (8)
- Chưa phân loại (32)
- Chuyên đề Hóa học 12 (196)
- Chuyên đề Sinh học lớp 12 (61)
- Chuyên đề Toán 9 (50)
- Công Nghệ Lớp 10- CD (58)
- Công Nghệ Lớp 10- KNTT (52)
- Công nghệ Lớp 11 – KNTT (22)
- Công Nghệ Lớp 6 – CTST (15)
- Công Nghệ Lớp 6 – KNTT (16)
- Công Nghệ Lớp 7- CTST (18)
- Công Nghệ Lớp 7- KNTT (19)
- Công nghệ Lớp 8 – CD (21)
- Công nghệ Lớp 8 – CTST (18)
- Công nghệ Lớp 8 – KNTT (7)
- Công Nghệ Lớp 9 (114)
- Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn (35)
- Địa Lí Lớp 10- CD (99)
- Địa Lí Lớp 10- KNTT (77)
- Địa lí Lớp 11 – CD (31)
- Địa lí Lớp 11 – CTST (23)
- Địa lí Lớp 11 – KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 12 (134)
- Địa lí Lớp 6 – CTST (36)
- Địa lí Lớp 6 – KNTT (30)
- Địa Lí Lớp 7- CTST (22)
- Địa Lí Lớp 7- KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 9 (290)
- GDCD 12 (28)
- GDCD Lớp 6 – CTST (8)
- GDCD Lớp 6 – KNTT (12)
- GDCD Lớp 9 (94)
- Giải bài tập Địa Lí 12 (12)
- Giải bài tập SGK Toán 12 (8)
- Giải bài tập Sinh học 12 (45)
- Giải SBT Hóa học 12 (71)
- Giải vở BT Văn 9 (122)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- CTST (12)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- KNTT (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CD (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CTST (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – KNTT (10)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- CD (12)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- KNTT (12)
- Hóa Học Lớp 10- CD (30)
- Hóa Học Lớp 10- KNTT (61)
- Hoá Học Lớp 11 – CD (19)
- Hoá học Lớp 11 – CTST (19)
- Hoá học Lớp 11 – KNTT (25)
- Hóa Học Lớp 12 (130)
- Hóa Học Lớp 9 (717)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 10- KNTT (52)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- CTST (40)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- KNTT (16)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CD (19)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CTST (9)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – KNTT (18)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – CTST (46)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – KNTT (57)
- Khoa Học Tự Nhiên Lớp 7- CTST (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CD (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CTST (33)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – KNTT (37)
- Kinh Tế & Pháp Luật Lớp 10 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CTST (11)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – KNTT (11)
- Lịch Sử Lớp 10- CD (34)
- Lịch Sử Lớp 10- CTST (20)
- Lịch Sử Lớp 10- KNTT (42)
- Lịch sử Lớp 11 – CTST (13)
- Lịch sử Lớp 11 – KNTT (13)
- Lịch sử Lớp 6 – CTST (21)
- Lịch sử Lớp 6 – KNTT (22)
- Lịch Sử Lớp 7- CTST (19)
- Lịch sử lớp 7- KNTT (18)
- Lịch Sử Lớp 9 (148)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – CTST (40)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – KNTT (33)
- Lý thuyết Địa lý 12 (4)
- Lý thuyết Lịch sử lớp 9 (33)
- Lý thuyết Ngữ Văn (83)
- Lý thuyết Ngữ Văn 12 (18)
- Lý thuyết Sinh học 12 (41)
- Mở bài – Kết bài hay (55)
- Mở bài lớp 12 hay (24)
- Nghị luận xã hội (34)
- Ngữ Văn Lớp 10- CD (113)
- Ngữ Văn Lớp 10- CTST (79)
- Ngữ Văn Lớp 10- KNTT (198)
- Ngữ Văn Lớp 11 – CD (51)
- Ngữ văn Lớp 11 – CTST (89)
- Ngữ Văn Lớp 11 – KNTT (107)
- Ngữ Văn Lớp 12 (379)
- Ngữ Văn Lớp 6 – KNTT (293)
- Ngữ Văn Lớp 7- CTST (103)
- Ngữ Văn Lớp 7- KNTT (66)
- Ngữ văn Lớp 8 – CD (48)
- Ngữ văn Lớp 8 – CTST (123)
- Ngữ văn Lớp 8 – KNTT (196)
- Ngữ Văn Lớp 9 (28)
- Phân tích các tác phẩm lớp 12 (12)
- Sinh Học Lớp 10- CD (49)
- Sinh Học Lớp 10- CTST (61)
- Sinh Học Lớp 10- KNTT (71)
- Sinh Học Lớp 11 – CD (16)
- Sinh học Lớp 11 – CTST (18)
- Sinh học Lớp 11 – KNTT (18)
- Sinh Học Lớp 9 (229)
- Soạn Anh 12 mới (86)
- Soạn văn 9 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 1 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 2 (50)
- Tác giả – Tác phẩm (41)
- Tác giả – Tác phẩm Ngữ Văn 12 (13)
- Thi THPT QG môn Địa lý (12)
- Thi THPT QG môn Sinh (8)
- Tiếng Anh Lớp 10 Friends Global (57)
- Tiếng Anh Lớp 10 Global Success (604)
- Tiếng Anh Lớp 10 iLearn Smart World (98)
- Tiếng anh Lớp 11 Friends Global (171)
- Tiếng anh Lớp 11 Global Success (368)
- Tiếng anh Lớp 11 iLearn Smart World (104)
- Tiếng Anh Lớp 12 cũ (168)
- Tiếng Anh Lớp 6 Friends Plus (114)
- Tiếng Anh Lớp 6 Global Success (174)
- Tiếng Anh Lớp 7 Friends Plus (160)
- Tiếng Anh Lớp 8 Friends plus (71)
- Tiếng anh Lớp 8 Global Success (79)
- Tiếng anh Lớp 8 iLearn Smart World (40)
- Tiếng Anh Lớp 9 Mới (211)
- Tin Học Lớp 10- CD (24)
- Tin Học Lớp 10- KNTT (33)
- Tin học Lớp 11 – KNTT (21)
- Tin Học Lớp 6 – CTST (41)
- Tin Học Lớp 6- KNTT (17)
- Tin Học Lớp 7- CTST (14)
- Tin Học Lớp 7- KNTT (16)
- Tin học Lớp 8 – CD (36)
- Tin học Lớp 8 – CTST (10)
- Tin học Lớp 8 – KNTT (5)
- Tin Học Lớp 9 (21)
- Toán 10 sách Chân trời sáng tạo (42)
- Toán Lớp 1 – KNTT (1)
- Toán Lớp 10- CD (44)
- Toán Lớp 10- CTST (39)
- Toán Lớp 10- KNTT (161)
- Toán Lớp 11 – CD (19)
- Toán Lớp 11 – CTST (44)
- Toán Lớp 11 – KNTT (46)
- Toán Lớp 12 (123)
- Toán Lớp 6 – CTST (62)
- Toán Lớp 6 – KNTT (102)
- Toán Lớp 7- CTST (52)
- Toán Lớp 7- KNTT (74)
- Toán Lớp 8 – CD (23)
- Toán Lớp 8 – CTST (21)
- Toán Lớp 8 – KNTT (34)
- Toán Lớp 9 (194)
- Tóm tắt Ngữ văn (16)
- Trắc nghiệm Ngữ Văn (75)
- Trắc nghiệm Toán 9 (61)
- Trải nghiệm hướng nghiệp Lớp 11 – KNTT (8)
- Văn mẫu 12 phân tích chuyên sâu (12)
- Văn mẫu 9 (273)
- Vật Lí Lớp 10- CD (39)
- Vật Lí Lớp 10- KNTT (61)
- Vật Lí Lớp 11 – CD (18)
- Vật lí Lớp 11 – CTST (20)
- Vật lí Lớp 11 – KNTT (26)
- Vật Lý Lớp 9 (217)