Soạn bài Ôn tập lớp 7 trang 112 (Tập 2 Chân trời sáng tạo) gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 2 thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo.

Bản quyền tài liệu thuộc về TaiLieuViet. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Câu 1 trang 112 Ngữ văn 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Em đã học ba bài thơ Đợi mẹ, Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi, Mẹ. Hãy so sánh các văn bản và rút ra nhận xét chung bằng cách điền vào bảng sau: 

Văn bản/

Nét độc đáo

Đợi mẹ Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi Mẹ
Từ ngữ
Hình ảnh
Vần, nhịp
Biện pháp tu từ
Nhận xét chung

Trả lời:

Văn bản/

Nét độc đáo

Đợi mẹ Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi Mẹ
Từ ngữ cô động, giàu và cảm xúc giàu hình ảnh, gợi cảm xúc ngắn gọn, giàu cảm xúc
Hình ảnh phong phú, giàu tính biểu tượng đa dạng, gần gũi đa dạng, giàu tính biểu tượng, gợi cảm
Vần, nhịp ngắt nhịp 3/4 ngắt nhịp 3/5 ngắt nhịp 1/3 và 2/2
gieo vần tự do, chủ yếu gieo vần chân tạo sự liên kết giữa các câu thơ, khiến bài thơ là một mạch cảm xúc liền mạch
Biện pháp tu từ chủ yếu sự dụng so sánh và nhân hóa sử dụng đa dạng, linh hoạt các biện pháp tu từ (điệp ngữ, so sánh, nhân hóa…)
Nhận xét chung

Cả ba bài thơ đều có:

  • Từ ngữ và hình ảnh phong phú, đa dạng, giàu sức gợi, chạm đến trái tim người đọc
  • Vần, nhịp được sử dụng linh hoạt, phù hợp với thể thơ và nội dung cần thể hiện
  • Các biện pháp tu từ sử dụng đa dạng, linh hoạt, tự nhiên

Câu 2 trang 112 Ngữ văn 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Qua việc học các bài thơ trên, em rút ra kinh nghiệm gì khi đọc thể loại này?

Trả lời:

Kinh nghiệm khi đọc thể loại thơ:

– Khi đọc thơ, cần tìm hiểu, lắng nghe, chia sẻ những tình cảm, cảm xúc của nhà thơ được thể hiện qua ngôn ngữ thơ

– Khi tìm hiểu ngôn ngữ thơ cần phân tích cách tổ chức, cách dùng từ, hình ảnh, vần, nhịp và các biện pháp tu từ để hiểu đúng và sâu về nó

– Cần xác định ngữ cảnh cụ thể (tình huống, đoạn văn…) để xác định nghĩa của từ phù hợp

Câu 3 trang 112 Ngữ văn 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Đọc đoạn thơ sau:

Đâu chỉ lên trăng, thơ ta còn bay khắp
Theo những con tàu cập bến các vì sao
Như lòng ta chẳng bao giờ nguôi khát vọng
Biết bay bay rồi, ta lại muốn bay cao

(Xuân Quỳnh, Khát vọng)

a. Dựa vào ngữ cảnh, em hãy giải thích nghĩa của các từ “bay” trong đoạn thơ trên.

b. Nghĩa của các từ “bay” có liên quan với nhau không?

Trả lời:

a. Xác định nghĩa của các từ bay được in đậm:

– Từ “bay” số 1 và 2: chỉ sự lan tỏa trên phạm vi rộng, phủ sóng ở nhiều nơi, được nhiều người biết đến (sự nổi tiếng)

– Từ “bay” số 3: chỉ sự tiến lên phía trên cao, vượt qua vị trí hiện tại (sự phát triển)

b. Nghĩa các từ “bay” đều có liên quan tới nhau. Bởi đó là các nghĩa chuyển xuất phát từ nghĩa gốc của từ “bay”, ý chỉ sự di chuyển đến nơi cao hơn.

Câu 4 trang 112 Ngữ văn 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Hoàn chỉnh sơ đồ sau về đặc điểm của bài văn biểu cảm:

Ôn tập lớp 7 trang 112

Trả lời:

Ôn tập lớp 7 trang 112

Câu 5 trang 112 Ngữ văn 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Câu 6 trang 112 Ngữ văn 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo

———————————————————————————-

Ngoài Soạn bài Ôn tập lớp 7 trang 112 (Tập 2 Chân trời sáng tạo) ra, chúng tôi còn hướng dẫn viết các Bài văn mẫu lớp 7 CTST khác, cùng các bài Soạn văn chi tiết và Ngắn gọn môn Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo Tập 2 . Mời các bạn tham khảo.