Soạn Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 10 (Kết nối tri thức) gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 2 thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Bản quyền tài liệu thuộc về TaiLieuViet. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Câu 1 trang 10 Ngữ văn 7 Tập 2 Kết nối tri thức

Chỉ ra và giải nghĩa thành ngữ trong các câu sau:

a. Tất cả những cái đó cám dỗ tôi hơn là quy tắc về phân từ, nhưng tôi cưỡng lại được, và ba chân bốn cẳng chạy đến trường.

(An-phông-xơ Đô-đê (Alphonse Daudet), Buổi học cuối cùng)

b. Lại có khi tôi cảm thấy mình dũng mãnh đến nỗi dù có phải chuyển núi dời sông tôi cũng sẵn sàng.

(Trin-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp, Người thầy đầu tiên)

Hướng dẫn trả lời:

Câu

Thành ngữ

Giải nghĩa thành ngữ
a

ba chân bốn cẳng

Chỉ hành động chạy nhanh, trong trạng thái vội vàng, hấp tấp

b

chuyển núi dời sông

Chỉ hành động thực hiện một việc có quy mô và tác động, ý nghĩa lớn lao

Câu 2 trang 11 Ngữ văn 7 Tập 2 Kết nối tri thức

Thử thay thành ngữ (in đậm) trong các câu sau bằng từ ngữ có ý nghĩa tương đương, rồi rút ra nhận xét:

a. Thành ra có bao nhiêu gỗ hỏng bỏ hết và bao nhiêu vốn liếng đi đời nhà ma sạch.

(Đẽo cày giữa đường)

b. Giờ đây, công chúa là một chị phụ bếp, thôi thì thượng vàng hạ cám, việc gì cũng phải làm.

(Vua chích chòe)

Hướng dẫn trả lời:

– Thay thế thành ngữ bằng từ ngữ có nghĩa tương đương như sau:

a. Thành ra có bao nhiêu gỗ hỏng bỏ hết và bao nhiêu vốn liếng mất hết sạch.

b. Giờ đây, công chúa là một chị phụ bếp, thôi thì mọi thứ từ quan trọng đến xoàng xĩnh, giá trị đến rẻ rúng, việc gì cũng phải làm.

→ Nhận xét: Sau khi thay thế, tuy nội dung câu không thay đổi, nhưng câu trở nên dài dòng hơn và kém phần tinh tế vì nói trực tiếp, sỗ sàng về điều tiêu cực, khiến cho câu văn không còn hay như khi dùng thành ngữ

Câu 3 trang 11 Ngữ văn 7 Tập 2 Kết nối tri thức

Nhận xét về việc sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường ở hai trường hợp sau:

a. Anh làm việc này chắc nhiều người góp cho những ý kiến hay. Khác gì đẽo cày giữa đường.

b. Chín người mười ý, tôi biết nghe theo ai bây giờ? Thật là đẽo cày giữa đường.

Hướng dẫn trả lời:

– Câu a sử dụng thành ngữ chưa hợp lí. Vì ở câu này người nói chỉ đề cập đến các ý kiến, và còn là ý kiến hay có giá trị, đã thực hiện thành công, mang nghĩa tích cực. Trong khí đó thành ngữ đẽo cày giữa đường lại nói về việc người thực hiện không có chính kiến, ai nói gì thì nghe nấy không có chọn lọc.

– Câu b sử dụng thành ngữ là hợp ý. Bởi người thực hiện không có chủ đích chọn lọc, không biết nên nghe theo ý kiến của ai, nên cuối cùng đi đến phương án được góp ý như thế nào thì làm như thế ấy.

Câu 4 trang 11 Ngữ văn 7 Tập 2 Kết nối tri thức

Hãy đặt 4 câu, mỗi câu sử dụng một trong các thành ngữ sau:

a. Học một biết mười

Hướng dẫn trả lời:

Học sinh tham khảo các câu sau:

a. Học một biết mười:

  • Cậu bé đó nổi tiếng thông minh, học một biết mười.
  • Thầy giáo khen Lê Quý Đôn là học trò giỏi, học một biết mười.

b. Học hay, cày biết

  • Dù làm công việc mới nhưng nhờ khả năng học hay cày biết nên Linh nhanh chóng quen với công việc.
  • Nhờ có tài học hay cày biết, nên Huy nhanh chóng được bạn bè ở trường mới yêu quý.

c. Mở mày mở mặt:

  • Làng Hoa có người đỗ trạng nguyên nên ai cũng có dịp mở mày mở mặt.
  • Nhà thầy Minh mở mày mở mặt nhờ giải nhất cuộc thi Thư pháp mà thầy có được.

d. Mở cờ trong bụng:

  • Được thầy giáo khen trước lớp, Tuyết vui như mở cờ trong bụng.
  • Thấy tên mình trong danh sách đạt giải kì thi học sinh giỏi, lớp trưởng vui như mở cờ trong bụng.

————————————————-

>> Tiếp theo: Soạn bài Một số câu tục ngữ Việt Nam

Trên đây là tài liệu Soạn Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 10 (Kết nối tri thức). Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm đề thi giữa kì 1 lớp 7, đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi giữa kì 2 lớp 7 và đề thi cuối kì 2 lớp 7 tất cả các môn. Chúc các bạn học tập tốt và đạt kết quả cao trong năm học này.