Kết bài là một trong ba phần của bố cục một bài làm văn (Mở bài, Thân bài, Kết bài). Phần kết bài có nhiệm vụ tổng hợp, khái quát, đánh giá lại vấn đề đang nghị luận hoặc đưa ra những bàn luận mở rộng, những cái nhìn nâng cao vấn đề. Sau đây là tổng hợp Kết bài tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long mời các bạn cùng tham khảo

1. Kết bài truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa – Mẫu 1

Đọc xong tác phẩm, có lẽ chúng ta sẽ tự hỏi: “Sapa có thực sự lặng lẽ không?”. Sapa lặng lẽ trong cảnh vật mơ màng, thơ mộng nhưng đằng sau cái lặng lẽ ấy lại là một bầu nhiệt huyết, là sự say mê, hết mình và cống hiến. Qua câu chuyện về những mảnh đời lặng lẽ tưởng như thầm lặng, tác giả muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng: Hãy sống một cuộc đời có ý nghĩa không phải chỉ vì bản thân mà vì xã hội, đất nước:

“Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta

Mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”.

2. Kết bài truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa – Mẫu 2

Đúng như cái tên của mình, “Lặng lẽ SaPa” đã dẫn lối người đọc khám phá vẻ đẹp thanh bình của thiên nhiên và con người nơi những đỉnh núi quanh năm chìm trong mây phủ. Tác phẩm chạm đến trái tim người đọc bằng cái chạm thật nhẹ nhàng mà ấm áp. Câu chuyện về anh thanh niên trên đỉnh núi Yên Sơn cùng những con người dẫu nhỏ bé nhưng cũng hết mực phi thường ấy sẽ mãi khắc ghi trong tâm hồn ta như một khúc ca êm đềm về lẽ sống, tình người, tình yêu quê hương đất nước.

3. Kết bài truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa – Mẫu 3

Qua truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, nhà văn Nguyễn Thành Long đã để lại một hình ảnh thật đẹp về nhân vật anh thanh niên hay cũng chính là những con người vô danh vẫn ngày đêm thầm lặng cống hiến cho đất nước. Cũng chính cái vô danh của của họ đã làm nên cái hữu danh của đất nước. Câu chuyện không chỉ mang đến một hình ảnh đẹp đẽ, xúc động về người lao động mà còn gợi nhắc ở mỗi chúng ta ý thức, trách nhiệm học tập để đóng góp, xây dựng đất nước, xã hội.

  • Mở bài Lặng lẽ Sa Pa Nguyễn Thành Long

4. Kết bài truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa – Mẫu 4

Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” khép lại, đọng lại trong ấn tượng chúng ta không chỉ là khung cảnh Sa Pa rộng lớn, thơ mộng nhưng vắng lặng, thiếu vắng sự sống con người mà còn là hình ảnh sáng ngời của những con người lao động bình dị, vô danh mà trong tác phẩm này được gợi nhắc đến chính là anh thanh niên. Hình ảnh anh thanh niên cũng chính là biểu tượng cho những con người lao động vô danh có vẻ đẹp trí tuệ, lí tưởng sống cao đẹp, dẫu khó khăn đơn độc nhưng vẫn âm thầm đóng góp, cống hiến sức lực cho sự phát triển của đất nước

Kết bài truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa

4. Kết bài truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa – Mẫu 4

Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là kết tinh cho tài năng và tấm lòng của nhà văn Nguyễn Thành Long với vùng đất Sa Pa và con người lao động nơi đây. Trong không gian lạnh lẽo, rộng lớn ở Sa Pa, nhà văn Nguyễn Thành Long đã có phát hiện quan trọng về những con người vẫn đang âm thầm, lặng lẽ làm việc, cống hiến cho đất nước, quê hương, đó là anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600 mét. Tình yêu nghề, sự nhiệt huyết trong công việc của anh thanh niên đã khơi dậy ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc xây dựng, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng đất nước.

5. Kết bài truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa – Mẫu 5

Qua câu chuyện về anh thanh niên làm công tác khí tượng sống một mình trên đỉnh Yên Sơn quanh năm mây mù tuyết phủ, ta chợt nhận ra rằng “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long không hề lặng lẽ, bởi ở đó vẫn có sự xuất hiện của những con người vô danh với những công việc lao động thầm lặng, họ sống hết mình với lí tưởng, nhiệt huyết với công việc, tuy sống ở nơi hoang vắng, điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhưng họ vẫn hạnh phúc làm những công việc ý nghĩa, vậy sao có thể coi là lặng lẽ. Truyện ngắn giúp chúng ta hiểu hơn về những con người thầm lặng, những công việc thầm lặng để từ đó tự nhắc nhở bản thân cần sống ý nghĩa, sống hết mình cho đam mê để tạo ra cái đẹp cho cuộc đời.

6. Kết bài truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa – Mẫu 6

Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, nhà văn Nguyễn Thành Long đã tập trung bút lực ca ngợi những con người lao động thầm lặng: dám nghĩ, dám làm, không ngại khó khăn gian khổ, hết mình cho đam mê. Trong truyện ngắn, chúng ta đã được làm quen với rất nhiều nhân vật, đó là anh thanh niên, ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ, họ có cuộc gặp gỡ tình cờ tại đỉnh Yên Sơn. Tuy mỗi người có một công việc, tính cách riêng nhưng cùng gặp gỡ trong thái độ nghiêm túc, say mê trong công việc, bởi vậy Lặng lẽ Sa Pa còn là bức tranh tuyệt đẹp về những con người lao động vô danh nhưng lại hữu danh trong chính công việc lao động của mình.

7. Kết bài truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa – Mẫu 7

Truyện Lặng lẽ Sa Pa là một bài thơ bằng văn xuôi rất trong sáng, trữ tình. Trên cái nền tráng lệ của thiên nhiên rừng, suối Sa Pa hiện lên bao con người đáng yêu. Mỗi người chỉ một vài nét vẽ mà tác giả đã lột tả được tâm hồn, tính cách, dáng vẻ của họ. Nguyễn Thành Long rất chân thực trong kể và tả, nhờ thế mà ta thấy những nhân vật như bác lái xe, ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ, anh thanh niên… rất gần gũi và mến yêu.

8. Kết bài truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa – Mẫu 8

Nguyễn Thành Long đã rất thành công với nhân vật anh thanh niên của mình. Không phải xây dựng được nhân vật đặc biệt ấy đã là thành công, mà thành công đó là tác giả đã khắc hoạ nhân vật như thế nào. Không phải là những nhận xét không có cơ sở. Đó là những lời nói Tắt tự nhiên từ chính cuộc sống hàng ngày.

9. Kết bài truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa – Mẫu 9

Truyện ngắn của Nguyễn Thành Long có nhiều bất ngờ với những chi tiết vừa thực vừa lạ. Tác giả khéo léo kể lại chuyện gặp gỡ theo mạch từ tồn, chậm rãi mà vẫn vui, hóm hỉnh. Ngôn ngữ đối thoại của truyện rất phù hợp vơi từng nhân vật: anh thanh niên vui khỏe hồn nhiên, cô kĩ sư e ấp dễ xao xuyến, ông họa sĩ già lịch duyệt rất tâm lí. Rõ ràng cuộc sống là một dòng chảy đáng yêu đáng mến. Những người trong sáng nhiệt tinh sớm muộn gì họ sẽ có dịp gặp gỡ và hòa cảm trong cùng một mục đích, ý tưởng chung. Và cuộc sống thật đáng trân trọng biết bao khi ở trên đỉnh Sa a kia, ngoài anh thanh niên kia còn có bao nhiêu người như ông kĩ sư vườn rau sáng tạo giống su hào mới, như đồng chí nghiên cứu khoa học suốt ngày trong tư thế sẵn sàng chờ sét để lập bản đồ sét đến mức “trán đồng chí cứ hói dần đi. Nhưng cái bản đồ sét thì sắp xong rồi”. Tác giả viết: “Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa… có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”. Phải chăng đó là chủ đề chính của truyện ngắn này mà tác giả muốn gửi đến người đọc.

10. Kết bài truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa – Mẫu 10

Thiên truyện Lặng lẽ Sa Pa gấp lại vẫn đọng những vấn vương cho mỗi người đọc. Đặc biệt nhân vật anh thanh niên đã có sức hấp dẫn, lay động tâm hồn mỗi người. Ngợi ca con người anh chính là cách chúng ta ngợi ca lao động và không quên đánh giá lại bản thân.

11. Kết bài truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa – Mẫu 11

Truyện “Lặng lẽ Sa Pa” là một bài thơ bằng văn xuôi rất trong sáng, trữ tình. Trên cái nền tráng lệ của thiên nhiên rừng, suối Sa Pa hiện lên bao con người đáng yêu. Mỗi người chỉ một vài nét vẽ mà tác giả đã lột tả dược tâm hồn, tính cách, dáng vẻ của họ. Nguyễn Thành Long rất chân thực trong kể và tả, nhờ thế mà ta thấy những nhân vật như bác lái xe, ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ, anh thanh niên… rất gần gũi và mến yêu.

12. Kết bài truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa – Mẫu 12

13. Kết bài truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa – Mẫu 13

Lặng lẽ Sa Pa không có những chi tiết đặc biệt, không có những nhân vật và hành động lạ lùng, không có những gay go, nhưng nó lại có sức lôi cuốn người đọc đến lạ thường. Truyện ngắn như một lời kể chuyện duyên dáng về những điều vẫn diễn ra bình thường trong cuộc sống bình thường. Cuộc đời thật là đáng sống, con người thật là tốt đẹp. Mỗi người cần phải sống tốt đẹp, bởi sống như thế thật là hạnh phúc. Đọc Lặng lẽ Sa Pa, điệp khúc ấy vang mãi trong hồn ta.

14. Kết bài truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa – Mẫu 14

Đến với tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa, ta thấy cuộc sống của những con người ở đó không hề lặng lẽ mà chỉ có những người đang thầm lặng dâng hiến cuộc đời cho đất nước. Ta nhận ra ở nơi hậu phương cũng có những người yêu nước, hi sinh cuộc đời như nơi trận mạc. Để từ đó Lặng lẽ Sa Pa đã để lại dấu ấn trong lòng người đọc vì nhờ nó họ mới hiểu thêm cuộc sống nơi hậu phương của thời kì kháng chiến gian khổ.

……………………………………………………………..

Ngoài tài liệu trên, mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết bổ ích khác tại Ngữ văn lớp 9, Văn mẫu lớp 9, Nghị luận xã hội lớp 9. TaiLieuViet rất hạnh phúc khi được trở thành người đồng hành với các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn đạt được những kết quả như ý!