Soạn bài Trợ từ, thán từ siêu ngắn nằm trong mục lục soạn văn 8 siêu ngắn. Bài soạn này giúp các bạn biết được thế nào là trợ từ, thán từ, và biết cách sử dụng trợ từ, thán từ. Mời các bạn tham khảo

I. Trợ từ

Câu 1 (trang 69 sgk Ngữ văn 8 tập 1):

– Nó ăn hai bát cơm: thông báo số lượng bát cơm nó ăn

– Nó ăn những hai bát cơm: thông báo số lượng bát cơm nó ăn, nhấn mạnh việc nó ăn hai bát cơm là nhiều hơn mức bình thường.

– Nó ăn có hai bát cơm: thông báo số lượng bát cơm nó ăn, nhấn mạnh ăn hai bát cơm là ít so với bình thường

Câu 2 (trang 69 sgk Ngữ văn 8 tập 1):

Các từ “những” và “có” trong các câu trên đi kèm với từ ngữ “hai bát cơm”ở trong câu và biểu thị thái độ nhận xét, đánh giá sự việc được nói đến trong câu.

II. Thán từ

Câu 1 (trang 69 sgk Ngữ văn 8 tập 1):

a. – Này: gây ra sự chú ý đối với người đối thoại

– A!: biểu thị thái độ tức giận

b. – Này!: dùng gọi đáp

– Vâng!: biểu thị thái độ lễ phép.

Câu 2 (trang 69 sgk Ngữ văn 8 tập 1):

a. Các từ ấy có thể làm thành một câu độc lập

d. Các từ ấy có thể cùng những từ khác làm thành một câu và thường đứng đầu câu

Luyện tập

Câu 1 (trang 70 sgk Ngữ văn 8 tập 1):

Trong các câu đã nêu, câu có từ in đậm là trợ từ là:

a. Chính thầy hiệu trưởng đã tặng tôi cuốn sách này.

c. Ngay tôi cũng không biết đến việc này.

g. Cô ấy đẹp ơi là đẹp.

i. Tôi nhắc anh những ba bốn lần mà anh vẫn cứ quên.

Câu 2 (trang 70, sgk Ngữ văn 8 tập 1):

a. Trợ từ “lấy”: nhấn mạnh mức độ tối thiểu, không yêu cầu hơn.

b. – Trợ từ “nguyên”: nhấn mạnh duy chỉ có một thứ

– Trợ từ “đến”: nhấn mạnh mức độ quá cao, làm người khác cảm thấy vô lí.

c. Trợ từ “cả”: nhấn mạnh mức độ cao

d. Trợ từ “cứ”: sắc thái khẳng định, nhấn mạnh việc lặp đi lặp lại.

Câu 3 (trang 71 sgk Ngữ văn 8 tập 1):

a. này, à

e. hỡi ơi

Câu 4 (trang 72 sgk Ngữ văn 8 tập 1):

a. – Ha ha: bộc lộ sự sung sướng, sảng khoái, đắc chí

– Ái ái: tỏ ý van xin, sợ hãi

b. Than ôi: tỏ ý đau buồn, tiếc nuối

Câu 5 (trang72 sgk Ngữ văn 8 tập 1):

– Trời ơi, bạn đã làm gì với cuốn truyện của mình thế này?

– Vâng, chiều em sẽ qua nhà chị ạ.

– Ô hay, tôi đã bảo là tôi không làm mà.

– Ôi, chiếc áo mới đẹp làm sao.

– Này, cậu có thời gian rảnh thì qua nhà tôi chơi nhé.

Câu 6 (trang 72 sgk Ngữ văn 8 tập 1):

Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ “Gọi dạ bảo vâng”: Câu tục ngữ khuyên người bậc dưới phải có cách nói năng và thái độ ứng xử lễ phép, ngoan ngoãn, kính trọng với người bề trên khi giao tiếp.

TaiLieuViet đã hướng dẫn các bạn Soạn bài Trợ từ, thán từ siêu ngắn, sẽ là tài liệu hay nhằm hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài, đồng thời giúp các bạn nắm được các trợ từ, thán từ, mời các bạn cùng tham khảo

……………………………………..

Ngoài Soạn bài Trợ từ, thán từ siêu ngắn. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Soạn văn 8, soạn bài 8, Soạn văn 8 VNEN hoặc đề thi học kì 1 lớp 8, đề thi học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt