Mở bài Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng được TaiLieuViet tổng hợp gồm những mở bài mẫu có cách tiếp cận tác phẩm ở những góc độ khác nhau nhưng đều làm nổi bật lên nội dung về tình phụ tử trong chiến tranh vô cùng xúc động của nhà văn Nguyễn Quang Sáng để nâng cao hơn nữa kĩ năng viết đoạn mở bài. Mời các bạn cùng tham khảo các cách mở bài dưới đây

  • Kết bài Chiếc lược ngà

1. Mở bài Chiếc lược ngà – Mẫu 1

Tình phụ tử là một đề tài miên viễn của bất kì nền văn học nào, trong đó có văn học Việt Nam. Nếu đã thuộc lòng câu ca dao: “Công cha như núi Thái Sơn”, thấm thía trước lời dặn dò tâm tình “Không bao giờ nhỏ bé được/Nghe con” trong thơ Y Phương thì chắc chắn ta sẽ không khỏi xúc động nghẹn ngào khi đọc “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.

2. Mở bài Chiếc lược ngà – Mẫu 2

“Khi con sinh cái tã đã nhuộm xanh

Cái nôi mắc trước cửa hầm trú ẩn

Lửa đạn giặc sém cành hoa đậu ván

Bên bờ ao con chuồn chuồn mất chỗ chơi”

(Khi con ra đời – Xuân Quỳnh)

Những lời thơ giản dị, đằm thắm nhường ấy hóa ra lại nói về một hiện thực thương đau và tàn khốc. Khi chiến tranh xảy ra, bất hạnh nhất chính là trẻ thơ. Khói bom, lửa đạn không cho các em có một tuổi thơ thanh bình như các em đáng được hưởng. Trong tác phẩm “Chiếc lược ngà”, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã khắc họa bi kịch chiến tranh ấy thông qua câu chuyện cảm động về ông Sáu và bé Thu.

3. Mở bài Chiếc lược ngà – Mẫu 3

Nhà văn Bảo Ninh đã gọi chiến tranh là “cõi không nhà, không cửa, lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại”, “là thế giới thảm sầu vô cảm và tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con người.” Quả thực, chiến tranh chính là điều tàn ác nhất mà con người tạo ra. Đến với “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng, ta sẽ thấm thía số phận đáng thương và hơn hết là tình yêu, ý chí phi thường của những con người sống trong thời chiến.

4. Mở bài Chiếc lược ngà – Mẫu 4

“người kể chuyện mộc mạc và tinh tế những chuyện mình và chuyện đời” – ấy là những lời nhận xét của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn khi nói về nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Sự “mộc mạc”, “tinh tế” ấy được thể hiện rất rõ trong tác phẩm “Chiếc lược ngà” – một câu chuyện cảm động về tình yêu đất nước, gia đình trong kháng chiến chống Mĩ.

5. Mở bài Chiếc lược ngà – Mẫu 5

“Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp bằng câu chuyện do chính cuộc sống viết ra”. “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng với nội dung sâu sắc về tình phụ tử gắn liền với tình yêu Tổ quốc chính là một câu chuyện cổ tích giữa đời thường như thế.

6. Mở bài Chiếc lược ngà – Mẫu 6

Nguyễn Quang Sáng được mệnh danh là “cây đại thụ của văn học Nam Bộ” bởi các sáng tác của ông luôn thấm đẫm hởi thở bình dị mà phóng khoáng của dải đất phương Nam. Ông am hiểu đời sống con người Nam Bộ, thấu cảm những nhọc nhằn và trân quý những nét đẹp tâm hồn ở họ. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” chính là kết tinh của tình cảm ấy. Tác phẩm đã khắc họa chân thực số phận của con người miền Nam trong chiến tranh thông qua câu chuyện tình phụ tử của cha con ông Sáu.

7. Mở bài Chiếc lược ngà – Mẫu 7

Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, là người con của đất mẹ An Giang. Là người tài năng và giàu nhiệt huyết, Nguyễn Quang Sáng vừa tham gia chiến đấu vừa viết văn, ông cũng từng làm Tổng thư kí hội nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh sau ngày đất nước thống nhất. Bằng trái tim giàu yêu thương và ngòi bút sắc sảo của mình, Nguyễn Quang Sáng đã góp vào nền văn học nước nhà những tác phẩm giàu giá trị. Có thể kể đến nhiều tác phẩm nổi tiếng như tiểu thuyết Đất lửa, tập truyện ngắn Người quê hương hay tiểu thuyết Dòng sông thơ ấu. Và đặc biệt, một tác phẩm rất thành công mà khi nhắc đến Nguyễn Quang Sáng người ta luôn nhớ đến nó như một dấu ấn tiêu biểu, đó là tác phẩm “Chiếc lược ngà”. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” được ra đời năm 1966, trong những tháng ngày tháng đấu tranh gian khổ chống Đế quốc Mĩ. Truyện đã ca ngợi tình cảm gia đình, tình thân cao đẹp, giữa khó khăn của bom đạn tình phụ tử vẫn mãi sáng ngời, bất diệt với non sông.

8. Mở bài Chiếc lược ngà – Mẫu 8

Bom đạn chiến tranh đã khiến cho đất nước mang trên mình những vết thương, khiến cho bao gia đình tan nát vì chia xa, những nỗi đau cứ thế mà chồng chất. Tuy nhiên, giữa bản nhạc buồn của chiến tranh, văn học vẫn mang đến cho đời sống tình cảm của con người những cung bậc, những âm thanh da diết, tuyệt đẹp về tinh thần đoàn kết, về tình đồng đội, đồng chí và cả tình cảm gia đình thiêng liêng vẫn tỏa sáng trong cái tối tăm của chiến tranh. Một trong những tác phẩm hay nhất viết về tình cảm gia đình trong chiến tranh là “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, qua truyện ngắn này, nhà văn đã thể hiện đầy cảm động về tình cảm cha con giữa ông Sáu và bé Thu, qua đó khẳng định được sức mạnh và giá trị cao đẹp của tình cảm gia đình trong chiến tranh.

Mở bài truyện ngắn Chiếc lược ngà

9. Mở bài Chiếc lược ngà – Mẫu 9

Chất liệu của văn học là hiện thực, cuộc sống của con người với những mảng màu đậm nhạt khác nhau được đưa vào văn học thật tự nhiên mà gần gũi, thân thương. Những năm tháng chiến tranh, hiện thực trần trụi và đau thương cũng được đưa vào các tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết gây những rung động mạnh mẽ trong lòng người đọc. Chiến tranh là những hố bom nguy hiểm chực chờ “ăn tươi nuốt sống” con người, là những chặng đường hành quân gập ghềnh, thiếu thốn. Đó là những cái chết ngã xuống đơn độc giữa súng đạn quân thù, là những cuộc chia ly đẫm nước mắt chẳng ngày gặp lại. Và đó còn là những tình cảm gia đình đầy thiêng liêng, sáng ngời cao đẹp giữa biển lửa chiến tranh. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nam Bộ Nguyễn Quang Sáng đã phản ánh một trong những hiện thực ấy, có đau thương, có mất mát nhưng cũng thấm đẫm yêu thương, thấm đẫm tình phụ tử gắn bó, sâu sắc. Tác phẩm ra đời vào năm 1966, viết về câu chuyện hai cha con ông Sáu và bé Thu gặp lại nhau sau bao nhiêu năm cách trở vì ông Sáu làm cách mạng nơi xa. Tình cảm cha con thắm thiết ân tình được bộc lộ qua từng trang viết.

10. Mở bài Chiếc lược ngà – Mẫu 10

Có bao giờ bạn đọc một trang thơ mà thấy bóng dáng tâm hồn mình trong đó, có bao giờ bạn từng đọc một câu chuyện mà khi gấp những trang sách lại thấy lòng mình lắng lại những yêu thương. Tôi đã từng đọc một câu chuyện như thế đó, một câu chuyện mà từng dòng, từng chữ đều nghẹn ngào, đều da diết đến khôn nguôi những nỗi nhớ, những niềm thương. Dẫu trong đó có những niềm đau, những tổn thương, những mất mát mà chiến tranh đã tàn nhẫn gây ra nhưng sau cùng còn lại vẫn là những yêu thương phía cuối con đường. Đó là truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn yêu nước Nguyễn Quang Sáng. Câu chuyện đã gây xúc động thật nhiều bởi tình cảm của một người cha dành cho cô con gái bé bỏng và những niềm tin, sự tôn thờ của một người con gái ấy dành cho người cha mà em hằng mong đợi, tin yêu.

11. Mở bài Chiếc lược ngà – Mẫu 11

12. Mở bài Chiếc lược ngà – Mẫu 12

13. Mở bài Chiếc lược ngà – Mẫu 13

Nguyễn Quang Sáng viết tác phẩm “Chiếc lược ngà” khi mà miền Bắc nước ta đã giải phóng đang tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa, tăng gia sản xuất và chi viện cho tiền tuyến Miền Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh Nam – Bắc chia hai nhiều người con miền Bắc đã phải đi bộ dọc rừng Trường Sơn để vào Miền Nam đánh Mỹ cứu nước thống nhất nước nhà, nhiều gia đình vì thế mà ly biệt.

14. Mở bài Chiếc lược ngà – Mẫu 14

Trong đời sống tự nhiên, ai ai cũng thầm công nhận một điều rằng, tình cảm của con cái hình như thân thiết và gần gũi với mẹ hơn. Còn với cha thì sao? Tình cha bao la và hy sinh vì con cái cũng không kém gì người mẹ, đôi khi còn mãnh liệt và sâu sắc hơn. Là một chiến sỹ cách mạng xa nhà đi thoát ly cách mạng từ khi đứa con đầu lòng còn chưa đầy tuổi, mãi đến khi hòa bình lập lại ông Sáu mới có dịp về thăm nhà. Nôn nao và hạnh phúc khôn tả khi nghĩ đến giây phút gặp con, ông Sáu lại thấy đau khổ và thất vọng hơn khi con không nhận cha. Cuộc gặp gỡ sau 8 năm xa cách là khởi đầu cho chuỗi những sự việc, thái độ, hành động thể hiện tình yêu thương cha mãnh liệt của Thu.

15. Mở bài Chiếc lược ngà – Mẫu 15

Nguyễn Quang Sáng quê ở An Giang, tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. ông là nhà văn nổi tiếng với những tác phẩm viết về cuộc sống gian nan mà hào hùng của đồng bào miền Nam trong cuộc đối đầu lịch sử với quân xâm lược Mĩ. Truyện “Chiếc lược ngà” sáng tác năm 1966 tại chiến trường miền Tây Nam Bộ, nội dung kể về tình cha con vô cùng đặc biệt và cảm động của người cán bộ cách mạng.

……………………………………………………………..

Ngoài bài viết trên, kho tài liệu của TaiLieuViet vẫn còn rất nhiều tài liệu phong phú, bổ ích luôn sẵn sàng cho bạn đọc ghé thăm tại Ngữ văn lớp 9, Văn mẫu lớp 9, Nghị luận xã hội lớp 9. TaiLieuViet luôn là trợ thủ đắc lực cho các bạn học sinh trong quá trình học tập! Chúc các bạn đạt được kết quả cao!